Điều kiện thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước của Hải quan tỉnh Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Trang 86 - 91)

3.2. Giải pháp tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc của Hải quan Hà

3.2.11. Điều kiện thực hiện giải pháp

Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề tài đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo. Tuy nhiên để hoạt động quản lý nhà nƣớc tại đây thực sự đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, đề tài xin đƣa ra một số điều kiện để thực hiện các giải pháp nêu trên:

Thứ nhất, cần sự đồng thuận trong các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp. Hoạt động quản lý nhà nƣớc đạt hiệu quả có vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính, tăng thị phần và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp phải thấy đƣợc tác dụng này của hoạt động quản lý nhà nƣớc của cơ quan Hải quan nói riêng, các cơ quan chức năng khác trong Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo nói chung và chung tay cùng các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc tại đây.

Về phía các doanh nghiệp, ngoài việc cần thực hiện các biện pháp tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa nội địa, tích cực đấu tranh với hàng buôn lậu đƣợc tuồn vào nội địa không qua kiểm tra nhà nƣớc về chất lƣợng và tạo đƣợc sự phát triển một cách bền vững, còn phải thực hiện tốt công tác lƣu trữ hồ sơ, nâng cao trình độ cho nhân viên làm công tác khai hải quan của mình...

Thứ hai, sự quyết tâm cao và trình độ của đội ngũ lãnh đạo.

Quản lý nhà nƣớc tại Khu kinh tế cửa khẩu với nhiều vấn đề phát sinh trong khâu thủ tục và đặc biệt là công tác chống buôn lậu đang đặt ra nhiều khó khăn và thách thức cho cơ quan Hải quan. Đội ngũ lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc tại đây phải quyết tâm, cƣơng quyết và nhất quán trong chỉ đạo, không chùn bƣớc trong bất kỳ khó khăn nào. Có nhƣ thế, đội ngũ cán bộ công chức thừa hành mới có thể yên tâm công tác hiệu quả. Để làm đƣợc điều này, đội ngũ lãnh đạo cần nâng cao trình độ chính trị và tƣ tƣởng của mình, nâng cao đạo đức cách mạng, làm gƣơng cho nhân viên cấp dƣới của mình, nhất là cần đi đầu trong công tác đấu tranh, chống buôn lậu.

Thứ ba, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra.

Gian lận thƣơng mại và buôn lậu tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo có nhiều thủ đoạn tinh vi, mƣu mô xảo quyệt mà ngay cả cán bộ, công chức ở

đây chƣa thể phát hiện ngay, thậm chí đang dần làm tha hóa cả những cán bộ công chức cứng rắn nhất. Vì vậy, cần phải có đối sách phù hợp, vô hiệu hóa các thủ đoạn này bằng hình thức kiểm tra, xử lý và răn đe hợp lý. Cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành Hải quan nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các tiêu cực trong ngành. Lực lƣợng thanh tra, kiểm tra phải đƣợc tổ chức chặt chẽ, tập hợp những cán bộ tâm huyết, trình độ chuyên môn vững, trình độ chính trị và đạo đức cao. Thanh tra Hải quan và các đơn vị khác phải có cơ chế phối hợp, hợp tác với nhau nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các cán bộ tha hóa, biến chất. Tuy nhiên, vẫn cần độc lập trong khía cạnh thanh tra trong chính thanh tra, nhằm ngăn ngừa tiêu cực có thể có trong nội bộ lực lƣợng thanh tra.

KẾT LUẬN

Đề án "Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt xác định quan điểm: “Phát triển kinh tế cửa khẩu và Khu kinh tế cửa khẩu gắn với việc xây dựng và phát triển mối quan hệ chính trị hữu nghị, ổn định, bền vững giữa nƣớc ta với các nƣớc Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc qua các Khu kinh tế cửa khẩu”, với định hƣớng phát triển “lựa chọn một số Khu kinh tế cửa khẩu để tập trung đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trong từng giai đoạn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” và “tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển đối với Khu kinh tế cửa khẩu”, trong đó Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo là một trong các Khu kinh tế cửa khẩu đƣợc tập trung phát triển nhằm xây dựng mối quan hệ hữu nghị với Nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây. Với chủ trƣơng và định hƣớng phát triển nhƣ vậy, yêu cầu của công tác quản lý nhà nƣớc tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo ngày càng cao, đặt ra những thách thức lớn cho Hải quan Hà Tĩnh trong việc tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc tại đây.

Từ góc độ lí luận, đề tài đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về Khu kinh tế cửa khẩu, các quy định về quản lý nhà nƣớc của Hải quan tại Khu kinh tế cửa khẩu với xu hƣớng phát triển ngày càng mạnh của Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo và kinh nghiệm thực tiễn một số mặt quản lý tại các Hải quan địa phƣơng khác, từ đó đƣa ra những gợi ý trong việc quản lý nhà nƣớc của hải quan tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo.

Trên góc độ thực tiễn, đề tài đã tìm hiểu đƣợc thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc của Hải quan Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện, các hạn chế còn tồn tại của

các mặt công tác quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý nhà nƣớc của Hải quan nói riêng, xác định nguyên nhân của những tồn tại này. Từ những phân tích đó, có sự nhìn nhận khách quan đứng trên quan điểm trung lập, tác giả đã mạnh dạn đƣa ra những giải pháp trên cơ sở phân tích cả điều kiện khách quan và chủ quan tác động đến công tác này.

Mặc dù còn có nhiều khó khăn mà đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công chức Hải quan phải đối mặt khi thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận thẳng thắn những hạn chế còn tồn tại, cần phải khắc phục. Vì vậy, việc đƣa ra những giải pháp về tổ chức lực lƣợng, nâng cao trình độ, đạo đức cán bộ thừa hành, sử dụng thông tin… là những đề xuất có tính khả thi./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Quốc Anh (2009), Phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị.

2. Nguyễn Thị Mẫn (2007), “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các khu kinh tế cửa khẩu”, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ - Bộ Kế hoạch và đầu tƣ.

3. Ban Quản lý Khu kinh tế CKQT Cầu Treo, Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động Khu kinh tế CKQT Cầu Treo các năm.

4. Ban Quản lý Khu kinh tế CKQT Cầu Treo, Đề án “Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020”.

5. Bộ Kế hoạch và đầu tƣ (2013), Đề án "Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.

6. Chi cục Hải quan Khu kinh tế CK Cầu Treo, Báo cáo tổng kết công tác các năm.

7. Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh, Báo cáo tổng kết công tác các năm.

8. Phan Huy Đƣờng (2012), Quản lý nhà nước về kinh tế, Giáo trình. 9. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 961/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Cầu Rreo tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025. Website 10. www.cautreo.gov.vn; 11. www.dpihatinh.gov.vn; 12. www.mpi.gov.vn; 13. www.tapchicongsan.org.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước của Hải quan tỉnh Hà Tĩnh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)