Kinh nghiệm quản lý du lịch của một số nước trên thế giới và một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý du lịch tại khu di tích lịch sử đền hùng (Trang 33 - 40)

1.2. Lý luận chung về du lịch và quản lý du lịch

1.2.4. Kinh nghiệm quản lý du lịch của một số nước trên thế giới và một số địa

phương ở Việt Nam.

1.2.4.1. Kinh nghiệm quản lý du lịch của một số nước trên thế giới + Kinh nghiệm của Thái Lan:

Chính phủ Thái Lan trong những năm khủng hoảng kinh tế Châu Á đã ra chính sách rất hợp lý, đó là chƣơng trình "Amazing Thailand" giảm giá mạnh các

dịch vụ liên quan đến du lịch đã thu hút một lƣợng lớn chƣa từng có khách du lịch đến tham quan và mua sắm tại đất nƣớc này.

Chính phủ Thái Lan và các địa phƣơng đã dựa vào những lợi thế so sánh để tạo nên những sản phẩm độc đáo, đa dạng, hấp dẫn khách đến du lịch với các sản phẩm du lịch độc đáo nên đã thu hút số lƣợng khách quốc tế ngày một đông. Tại BăngKok (Thái Lan) đã có cửa hàng miễn thuế bán các sản phẩm truyền thống giá rẻ, chất lƣợng cao, các mặt hàng xa xỉ phẩm của các nƣớc nổi tiếng.

Tƣ tƣởng chỉ đạo hoạt động du lịch của Thái Lan là: Luôn tìm cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về vật chất, tinh thần và tâm lý. Khẩu hiệu phục vụ khách hàng là gây ấn tƣợng tốt cho khách ngay từ bƣớc chân đầu tiên đến Thái Lan và làm cho khách hàng hài lòng đến điểm cuối cùng; 80% số ngƣời nƣớc ngoài vào Thái Lan chỉ cần ghi tên là xong, không phải cần nhiều thủ tục phiền hà. (Đỗ Hồng Ngọc, 2007)

Chính phủ Thái Lan đã tích cực thực hiện việc xúc tiến và quảng bá mạnh mẽ hoạt động du lịch trên khắp thế giới thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Trách nhiệm quảng bá và xúc tiến du lịch ở Thái Lan không chỉ thuộc về các ngành chức năng, của Chính phủ mà Chính phủ cũng khuyến khích các doanh nghiệp, các khu du lịch, các địa điểm du lịch tự thực hiện quảng bá và xúc tiến du lịch đối với khách hàng.

Về cơ quan quản lý nhà nƣớc, về du lịch của Thái Lan có tên là cơ quan du lịch quốc gia Thái Lan, trực thuộc Chính phủ hoàng gia Thái Lan. Đứng đầu cơ quan du lịch quốc gia là Thống đốc, giúp việc cho Thống đốc có Văn phòng Thống đốc, Hội đồng Tƣ vấn, Viện đào tạo khách sạn và du lịch, văn phòng kinh doanh du lịch Băng Kok, Ban Quản lý hoạt động Khu du lịch và Thanh tra Tài chính nội bộ. Về cơ bản chức năng, nhiệm bản của cơ quan du lịch quốc gia đƣợc phân thành ba nhóm chính, do 3 phó thống đốc phụ trách:

Bộ phận Hành chính, thực hiện nhiệm vụ cơ bản về cơ cấu tổ chức và quản lý hành chính nhà nƣớc về du lịch;

Bộ phận Maketing, thực hiện nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá du lịch, quản lý các văn phòng du lịch trong nƣớc và quốc tế, nghiên cứu và phát triển thị trƣờng du lịch;

Bộ phận Kế hoạch và phát triển, thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch phát triển du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đầu tƣ phát triển du lịch.

+ Kinh nghiệm của Singapore:

Singapore là một quốc gia tuy không có nhiều nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và lịch sử nhƣ một quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực. Nhƣng đất nƣớc này đã khá tthành công trong việc quản lý và phát triển ngành du lịch, đƣợc coi là một ngành "công nghiệp không khói" và đóng góp khá lớn cho tổng sản phẩm quốc dân của nƣớc này. Một trong những kinh nghiệm quan trọng mà Chính phủ và các nhà quản lý doanh nghiệp du lịch đã làm đƣợc là khả năng đảm bảo an toàn và loại bỏ những phiền toái cho du khách, đặc biệt là đối với du khách nƣớc ngoài. Singapore hiện nay đƣợc coi là một trong những điểm tham quan toàn nhất thế giới. Tại Singapore, các phƣơng tiện giao thông đi rất đúng luật, tai nạn giao thông rất ít vì mọi ngƣời có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.

Singapore thúc đẩy phát triển du lịch thông qua 6 định hƣớng chiến lƣợc: - Xác định lại vị trí của ngành du lịch

- Phát triển và nâng cao chất lƣợng sản phẩm - Phát triển du lịch nhƣ một ngành công nghiệp - Quy hoạch không gian phát triển du lịch - Hợp tác cùng có lợi

- Phấn đấu xây dựng một cƣờng quốc du lịch

Để đạt đƣợc những mục tiêu về phát triển du lịch, Singapore đã tích cực tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến du lịch giới thiệu, hình thành, định hƣớng các sản phẩm du lịch của đất nƣớc đối với du khách. Singapore đã khá thành công với phƣơng thức quảng bá ít tốn kém nhất đó là quảng bá du lịch Singapore thông qua Website. Điều độc đáo ở đây là trang web này chúng ta có thể đọc bằng tiếng Việt. Phải chăng trang web làm riêng cho Việt Nam? Thực ra đó chính là trang web quảng bá du lịch Singapore của Bộ Du lịch Singapore và là trang web phục vụ cho rất nhiều đối tƣợng

vì trong danh mục ngôn ngữ của trang web có tới 16 ngôn ngữ. Điều này chứng tỏ Bộ Du lịch Singapore rất biết quảng bá du lịch của đất nƣớc mình.

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và xã hội, đảm bảo phát triển bền vững cũng đƣợc coi là một kinh nghiệm quý báu cần phải học hỏi từ kinh nghiệm hoạt động du lịch của Singapore.

Chính vì vậy, ngày nay Singapore đƣợc mạnh danh là quốc đảo "xanh" và sạch nhất hành tinh.

Một trong những phƣơng thức hiệuh quả để Singapore thu hút đƣợc khách du lịch đến nƣớc mình là đã áp dụng thành công chính sách "mùa siêu giảm giá" diễn ra trong thời gian dài từ 27/5 đến 24/7 hàng năm. Chiến dịch này nhằm thu hút du khách và dần dần xóa bỏ quan niệm rằng Singapore là một điểm du lịch đắt tiền và quá khả năng của nhiều ngƣời.

1.2.4.2. Kinh nghiệm quản lý du lịch gắn với di tích lịch sử văn hóa ở một số địa phương ở Việt Nam.

Khu du lịch Yên Tử - Quảng Ninh

Khu du lịch Yên Tử là Trung tâm Phật giáo của Việt Nam, nơi đây trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn đối với khách du lịch, hàng năm đón hàng triệu lƣợt phật tử và khách du lịch về tham quan và thực hiện hoạt động tín ngƣỡng. Trong thời gian qua công tác quản lý và phát triển du lịch Yên Tử khá tốt, có thể rút ra một số kinh nghiệm nhƣ sau:

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quảng bá thông qua hệ thống loa đài đƣợc bố trí ở khu vực trung tâm và các tuyến đƣờng hành hƣơng của du khách với nội dung hấp dẫn giới thiệu cho du khách về nơi cửa Phật, cùng với phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn. Đồng thời phát hành các loại tờ rơi, tranh ảnh, giới thiệu về du lịch Yên Tử.

- Công tác quản lý, hƣớng dẫn khách hành hƣơng chu đáo, tận tình, có sơ đồ hƣớng dẫn để du khách biết nơi cần đến để chủ động trong quá trình thăm viếng,

- Chú trọng tới việc đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch, tổ chức tốt các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách. Yên Tử với địa hình hiểm trở, hiện nay đã đầu tƣ thêm cáp treo có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại cho du khách.

Khu du lịch Chùa Hương - Hà Nội

Chùa Hƣơng vừa là nơi thờ Phật, vừa có phong cảnh đẹp hấp dẫn du lịch. Thời gian qua công tác quản lý ở Chùa Hƣơng có những mặt tích cực và một số hạn chế, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Tổ chức tốt công tác phục vụ đƣa đón khách du lịch. Nơi đây có đặc điểm riêng là vùng núi non hiểm trở, việc đi lại chủ yếu bằng thuyền, do đó công tác tổ chức đƣa đón khách đƣợc quan tâm từ việc bán vé đến sắp xếp sao cho hợp lý, không bị tắc nghẽn giao thông, thuận tiện và an toàn cho khách du lịch.

- Mở rộng các tuyến đƣờng du lịch đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách về tâm linh và tham quan phong cảnh thiên nhiên. Do mở thêm các tuyến du lịch nên khắc phục đƣợc hiện tƣợng ùn tắc trên đƣờng hành hƣơng của du khách.

- Chú trọng đến các dịch vụ ăn nghỉ của khách du lịch.

Kết hợp khai thác sản phẩm du lịch tâm linh với cảnh quan thiên nhiên. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực, ở Chùa Hƣơng công tác quản lý vẫn còn những mặt hạn chế đó là: Dịch vụ bán hàng lƣu niệm, ăn uống còn để tự phát quá nhiều, chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ nên khách du lịch phải sử dụng dịch vụ giá cao mà không đảm bảo.

Việc quản lý văn hóa còn lỏng lẻo nên còn nhiều hiện tƣợng môi giới vé, dẫn khách tự phát, đốt hƣơng, vàng mã không đảm bảo mỹ quan văn hóa.

Bài học kinh nghiệm

Bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước trên Thế giới

Thông qua phân tích kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc về du lịch của các nƣớc có thể rút ra cho Việt Nam một số vấn đề cần lƣu ý trong quá trình quản lý nhà nƣớc về du lịch.

Thứ nhất, có chính sách phát triển du lịch hợp lý, toàn diện và bền vững thông qua việc bảo tồn các tài nguyên du lịch mà đất nƣớc hiện đang khai thác nhằm bảo tồn và khai thác bền vững các tài nguyên này.

Thứ hai, tăng cƣờng xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam nhằm cung cấp thông tin du lịch nƣớc ta tới du khách một cách thƣờng xuyên, mọi lúc, mọi nơi.

Thứ ba, tăng cƣờng đầu tƣ để phát triển các hoạt động du lịch, đặc biệt là đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ cho các họat động du lịch và tăng cƣờng đầu tƣ cho các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch theo kinh nghiệm Singapore đang làm.

Thứ tƣ, cần phải chú trọng đến chiến lƣợc, kế hoạch và việc làm của ngành du lịch nói chung và của từng hoạt động du lịch cụ thể nhƣ kế hoạch tổng thể toàn ngành, chiến lƣợc phát triển theo từng giai đoạn, kế hoạch cho từng hoạt động du lịch cụ thể nhƣ quảng bá du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng, kế hoạch đầu tƣ, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Thứ năm, nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực và khả năng cạnh tranh cho ngành du lịch.

Thứ sáu, đảm bảo môi trƣờng pháp lý công bằng và thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch, khuyến khích việc đầu tƣ vào sản phẩm du lịch của các công ty du lịch. Thứ bảy, chủ động hơn nữa trong việc tham gia các tổ chức quốc tế, các hiệp hội du lịch. Công tác này nhằm phát huy thế mạnh Việt Nam trên trƣờng quốc tế, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam. Đặc biệt là việc tham gia các hội .nghị, hội thảo các tổ chức du lịch quốc tế.

Thứ tám, nghiên cứu ban hành những điều luật xử lý nghiêm khắc các trƣờng hợp gây ảnh hƣởng đến hoạt động du lịch.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ các khu du lịch của Việt Nam

Qua nghiên cứu tình hình hoạt động du lịch ở một số di tích trong nƣớc có thể rút ra một số bài học sau:

Một là, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục đối với nhân dân địa phƣơng về bảo vệ, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch là các di sản văn hóa vật thể tại địa phƣơng.

Hai là, có cơ chế thuận lợi để đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong phát triển các loại hình dịch vụ, tổ chức tốt các dịch vụ, tạo sự thuận tiện, thoải mái cho du khách, từ việc hƣớng dẫn các điểm du lịch, có sơ đồ hƣớng dẫn; bố trí lối đi, phƣơng tiện đi lại hợp lý, bố trí nơi ăn, nghỉ phù hợp, bố trí các điểm phục vụ giải khát khát và hàng hóa lƣu niệm phù hợp và đảm bảo mỹ quan văn hóa.

Ba là, dựa vào các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Khu du lịch, cùng với cảnh quan thiên nhiên, đầu tƣ, mở rộng các điểm du lịch, các sản phẩm du lịch hấp dẫn vừa thu hút khách du lịch, vừa giảm tải trong các ngày lễ hội tránh ùn tắc cho khách du lịch.

Bốn là, chính quyền địa phƣơng quan tâm đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch nhƣ: Giao thông, thông tin liên lạc, ngân hàng…để phục vụ các nhu cầu thiết yếu của khách du lịch khi đến với điểm du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý du lịch tại khu di tích lịch sử đền hùng (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)