CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu
- Địa điểm thực hiện nghiên cứu: quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài đƣợc tiến hành trên địa bàn xã Hy cƣơng, Thành phố Việt trì, tỉnh Phú thọ.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu: đề tài đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2014.
2.3. Các công cụ, phƣơng pháp phân tích
- Phần mềm Excel đƣợc sử dụng để thống kê hệ thống dữ liệu tại các địa điểm nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích và so sánh số liệu, dữ liệu đƣợc sử dụng để đánh giá quá trình thực hiện công tác quản lý du lịch từ đó tìm ra các nguyên nhân và kiến nghị các giải pháp.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Phú Thọ
Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc bộ, đƣợc tái lập ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc; phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh khoảng 3.533km2 (chiếm 1,2 diện tích cả nƣớc).
Tính đến hết năm 2013 dân số toàn tỉnh Phú Thọ xấp xỉ 1,4 triệu ngƣời, mật độ dân số bình quân 375 ngƣời/km2, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,98% và tăng cơ học là 0,1%.
Phú Thọ có sự đa dạng văn hóa dân tộc. Trên địa bàn tỉnh có trên 20 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 85,89% số dân toàn tỉnh, dân số là ngƣời dân tộc thiểu số chiếm 14,11%. Trong số các dân tộc thiểu số dân tộc Mƣờng chiếm 13,62%; dân tộc Dao chiếm 0,92%; dân tộc Sán Chay chiếm 0,22%; dân tộc Tày chiếm 0,15%; dân tộc Mông chiếm 0,05%; dân tộc Thái chiếm 0,04%; dân tộc Nùng chiếm 0,03%; dân tộc Hoa chiếm 0,02%; dân tộc Thổ chiếm 0,01%; dân tộc Ngái chiếm 0,08%...
Tuy điều kiện kinh tế khác nhau nhƣng mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, văn hóa dân gian, ẩm thực là nguồn tài nguyên để khách du lịch thăm quan, tìm hiểu. Bên cạnh đó, các dân tộc thiểu số thƣờng sống ở vùng sâu, vùng xa, các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên còn hoang sơ, thuận lợi việc phát triển du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm.
Phú Thọ là một trong những miền đất của lễ hội. Hiện ở Phú Thọ có 260 lễ hội, trong đó có 228 lễ hội truyền thống, 32 lễ hội lịch sử - cách mạng, có 92 lễ hội đƣợc bảo lƣu cả phần lễ, phần hội và trò diễn trong đó có 30 lễ hội xếp loại A1, lễ
hội cấp quốc gia là Lễ hội Đền Hùng. Trong đó, lễ hội Đền Hùng gắn liền với Khu di tích lịch sử Đền Hùng là một trong những lễ hội lớn nhất không chỉ của Phú Tho mà của cả nƣớc.
Cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ du lịch của tỉnh Phú Thọ đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2013 toàn tỉnh có 159 cơ sở (27 khách sạn và 132 nhà nghỉ) với tổng số 2.226 phòng.
Sự phân bố các cơ sở lƣu trú ở Phú Thọ không đồng đều. Hầu hết các cơ sở lƣu trú đều tập trung ở thành phố Việt Trì (52 cơ sở lƣu trú trong đó có 17 khách sạn và 35 nhà nghỉ) và số cơ sở này chủ yếu nằm trên trục đại lộ Hùng Vƣơng. Thị xã Phú Thọ (18 cơ sở lƣu trú trong đó có 2 khách sạn, 14 nhà nghỉ), trong khi đó các khu, điểm du lịch khác của tỉnh nhƣ Ao Châu, Xuân Sơn hầu nhƣ rất ít.
Hầu hết khách sạn ở Phú Thọ mới chỉ đáp ứng đƣợc các nhu cầu tối thiểu của khách du lịch. Trang thiét bị ở một số khách sạn đã cũ không đồng bộ cần nâng cấp. Một số phòng nghỉ ở các khách sạn tƣ nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, vệ sinh chƣa đảm bảo theo yêu cầu. Ngoài dịch vụ lƣu trú và ăn uống ở một số khách sạn hiện nay phát triển thêm các dịch vụ mới nhƣ massage, karaoke.
3.1.2. Vài nét về khu di tích lịch sử Đền Hùng
Đền Hùng - di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt, là nơi thờ tự các vua Hùng đã có công dựng nƣớc, Tổ tiên của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là đô thị loại I, là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị văn hóa giáo dục của tỉnh, cách trung tâm Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía Tây Bắc. Đền Hùng nằm ở tọa độ địa lý từ 21024' 08'' đến 21028'76'' vĩ độ Bắc, từ 104077'55'' đến 104081'68'' kinh độ Đông, phía Đông giáp xã Kim Đức và phƣờng Vân Phú (thành phố Việt Trì); phía Tây giáp xã Tiên Kiên; phía Nam giáp xã Chu Hóa và thị trấn Hùng Sơn (huyện Lâm Thao); phía Bắc giáp xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh).
Tổng diện tích đất tự nhiên 1.030ha đƣợc chia thành hai vùng: vùng trung tâm và vùng điều chỉnh xây dựng. Rừng quốc gia Đền Hùng có diện tích 538 ha, chủ yếu nằm trên địa giới xã Hy Cƣơng (Tp.Việt Trì) và xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh).
Hệ thực vật ở rừng Quốc gia Đền Hùng khá phong phú, có 636 loài cây thuộc 328 chi của 131 họ thực vật, trong đó có tới 11 loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và 204 loài cây có tác dụng làm thuốc. Hệ động thực vật ở rừng quốc gia Đền Hùng cũng khá đa dạng, có 175 loài côn trùng, 59 loài chim, 13 loài thú, 14 loài bò sát và 9 loài lƣỡng cƣ thuộc 81 giống, trong đó có 7 loài quý hiếm có tên trong sách đỏ của Việt Nam (4 loài bò sát, 2 loài chim, 1 loài thú). Với hệ động thực vật phong phú và cảnh quan tƣơi đẹp của rừng quốc gia Đền Hùng là những tiềm năng to lớn cho phát triển du lịch ở di tích lịch sử đặc biệt này.
Ngày 30/3/2004, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 48/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015 với 7 dự án thành phần nhƣ tu bổ, tôn tạo các di tích, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch và nâng cao đời sồng cho nhân dân các xã vùng ven di tích.
Lễ hội giỗ tổ Hùng Vƣơng: Đƣợc tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch và tổ chức theo nghi lễ quốc gia. Giỗ Tổ Hùng Vƣơng là ngày hội quần tụ, ca ngợi công đức các Vua Hùng đã có công dựng nƣớc, là biểu tƣợng của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Lễ hội hàng năm thu hút hàng triệu khách du lịch từ khắp mọi miền đất nƣớc. Từ năm 2006, Giỗ Tổ Hùng Vƣơng đƣợc Nhà nƣớc công nhận là Quốc giỗ càng thu hút đông đảo du khách. Đây là điểm nhấn của tài nguyên du lịch Phú Thọ.
Trong những năm gần đây di tích lịch sử Đền Hùng nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đầu tƣ kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích và xây dựng các công trình phục vụ các hoạt động lễ hội nhằm nâng cao vị thế của di tích; “Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ” đã đƣợc UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khẳng định vị trí của Đền Hùng và thời đại Hùng Vƣơng, từ đó tăng thêm lòng tự hào dân tộc và củng cố khối đoàn kết dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lƣợng du khách về thăm Đền Hùng và tham dự giỗ Tổ Hùng Vƣơng năm sau tăng hơn năm trƣớc (trong dịp giỗ Tổ Hùng Vƣơng năm 2014 có khoảng trên 6 triệu lƣợt ngƣời) đã có thêm những đóng góp công đức để tu bổ, xây dựng di
tích lịch sử Đền Hùng thành điểm du lịch văn hóa tâm linh và nơi thờ tự thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
- Giá trị lịch sử, văn hóa của Đền Hùng
Di tích lịch sử Đền Hùng nơi thờ tự cácVua Hùng đã có công dựng nƣớc, Tổ tiên thiêng liêng của dân tộc Việt Nam đã đƣợc Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt; Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trải qua hàng năm lịch sử, các triều đại phong kiến và nhân dân luôn gìn giữ, hƣơng khói phụng thờ, đã trở thành điểm hội tụ văn hóa tâm linh, thể hiện tình cảm, sự tri ân công ơn của các vua Hùng và tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, các ngành Khảo cổ học, Dân tộc học, Lịch sử, Ngôn ngữ… đã tiến hành các cuộc thám sát, đào khảo cổ trên địa bàn vùng đất Phú Thọ. Cuộc khám phá này đã phát lộ hàng loạt các nền văn hóa thời cổ đại. Những nền văn hóa đó đã chứng thực cho sự tồn tại của thời đại Hùng Vƣơng. Từ thành tựu đó, các nhà khoa học đi đến thống nhất một nhận định chung: Thời đại Hùng Vƣơng là thời đại có thật trong lịch sử Việt Nam. Nhà nƣớc Văn Lang hình thành bằng sự hợp nhất của 15 bộ lạc anh em. Theo văn học truyền miệng xƣa của nƣớc ta không thấy có chuyện xung đột, sát phạt nào giữa các bộ lạc. "Văn Lang bắt đầu bằng sự hợp nhất cả vì lý, lẫn tình. Trải qua hàng ngàn năm, cái nghĩa lý và tình, sự hợp nhất, đoàn kết luôn song hành với tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam".
Bên cạnh giá trị lịch sử, Lễ hội đền Hùng còn mang giá trị văn hoá vô cũng lớn lao. Thờ cúng Tổ tiên là một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần, tâm linh của dân tộc Việt Nam và là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ buổi bình minh dựng nƣớc đến ngày nay, tri ân, tƣởng nhớ, thờ cúng Tổ tiên là đạo lý, tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời Việt. Tín ngƣỡng này đƣợc bảo tồn và lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để bồi lắng, kết tụ thành những giá trị đạo đức của ngƣời Việt.
Phong tục thờ cúng Tổ tiên là một phong tục đẹp, giàu bản sắc, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Tự bản thân phong tục thờ cúng tổ tiên đã
mang trong nó những giá trị văn hóa nhân bản. Tồn tại nhiều tôn giáo, tín ngƣỡng khác nhau, nhƣng tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên đã tồn tại và chấp nhận nhƣ một lẽ đƣơng nhiên của cộng đồng, không phân biệt tôn giáo, tín ngƣỡng.
Vì thế, Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ, tập trung nhất là ngày Giỗ Tổ Hùng Vƣơng – Lễ hội Đền Hùng là ngày mọi ngƣời Việt tƣởng nhớ, biết ơn các bậc tiền nhân đã có công khai mở bờ cõi, xây đắp non sông.
Bên cạnh giá trị văn hoá phi vật thể, văn hoá vật thể của Đền Hùng còn thể hiện qua quần thể các đền, chùa trên núi Nghĩa Lĩnh, đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân, Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ và Bảo tàng Hùng Vƣơng.
* Khu vực núi Nghĩa Lĩnh:
Núi có độ cao 175m so với mặt biển. Tƣơng truyền, trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh là nơi các Vua Hùng tế trời đất, cầu cho mƣa thuận gió hòa, mùa màng tốt tƣơi, Sau này, tƣởng nhớ đến công lao dựng nƣớc của Tổ tiên, các thế hệ con cháu đã xây dựng các ngôi đền để thờ tự trên núi Nghĩa Lĩnh, gồm có: đền Hạ, đền Trung, đền Thƣợng, Lăng Hùng Vƣơng, đền Giếng và chùa Thiên Quang.
- Đền Hạ: Tƣơng truyền, nơi đây mẹ Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm ngƣời con trai, là nguồn gốc của cộng đồng dân tộc Việt Nam, nghĩa "đồng bào" đƣợc bắt nguồn từ đây.
Đền Hạ đƣợc xây dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ XVII), qua thời gian đền đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo; năm 2010, đền đƣợc tu bổ, tôn tạo đồng bộ, khang trang các hạng mục công trình, song vẫn giữ kiểu dáng kiến trúc trƣớc đây.
- Chùa Thiên Quang: Chùa đƣợc xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII - XIV).
Phía trƣớc chùa là Tam quan, đƣợc xây dựng vào thế kỷ XVII, đây là một trong những di tích cổ trên núi Nghĩa Lĩnh, trong Tam quan có treo quả chuông đúc vào thế kỷ XVII.
- Đền Trung: Tƣơng truyền nơi đây là nơi các Vua Hùng thƣờng cùng các Lạc Hầu, Lạc Tƣơng họp bàn việc nƣớc. Đền đƣợc xây dựng vào thời Lý – Trần, sau đó bị giặc Minh tàn phá, đến thế kỷ XV nhân dân địa phƣơng xây dựng lại, đến thời Nguyễn (thế kỷ XVIII) đền đƣợc tôn tạo kiến trúc kiểu chữ Nhất (-). Năm
2009, đền Trung đƣợc tu bổ, tôn tạo lại có kiến trúc kiểu chữ Nhị (=) gồm Tiền tế và Hậu cung.
- Đền Thƣợng: Đền Thƣợng nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, có tên chữ là "Kính Thiên lĩnh điện" (Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Tƣơng truyền, nơi đây các vua Hùng thƣờng lên để tiến hành nghi lễ tín ngƣỡng của cƣ dân nông nghiệp, Cầu mong mƣa thuận gió hòa, mùa mạng tốt tƣơi. Đền Thƣợng đƣợc xây dụng từ thế kỷ XV, trải qua nhiểu lần trùng tu, tôn tạo đến nay đền có kiến trúc kiểu chữ Vƣơng, theo kiến trúc truyền thống; đặc biệt các đồ thờ tự có họa tiết trang trí đƣợc trạm khắc tinh xảo, tạo sự uy linh bề thế của ngôi đền.
- Cột đá thề: Tại sân đền Thƣợng có cột đá thề. Tƣơng truyền sau khi đƣợc Vua Hùng thứ 18 nhƣờng ngôi, Thục Phán – An Dƣơng Vƣơng đã dựng Cột đá thề trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thề nguyện sẽ trọn đời bảo vệ giang sơn, gấm vóc mà Vua Hùng trao lại và đời đời hƣơng khói trông nom lăng miếu tổ tiên.
- Lăng Hùng Vƣơng: Tƣơng truyền đây là Lăng mộ của Vua Hùng thứ 6. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, hiện nay mộ có hình khối chữ nhật bên trong lăng. Nóc lăng đắp hình Cửu long tranh châu.
- Đền Giếng: Thờ hai bà công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con gái Vua Hùng Vƣơng thứ 18. Đền Giếng đƣợc xây dựng vào thời nhà Nguyễn (Thế kỷ XVIII) gồm có Đại bái và hậu cung. Đến nay qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo vẫn giữ đƣợc dáng vẻ kiến trúc ban đầu. Tại đây, ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện với cán bộ chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên phong trƣớc khi về tiếp quản Thủ đô. Ngƣời căn dặn các lực lƣợng vũ trang và đồng bào cả nƣớc: "Các Vua Hùng đã có công dựng nƣớc, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nƣớc".
- Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ: Đền đƣợc khởi công xây dựng năm 2001 trên đỉnh núi Vặn (tên chữ là Ốc Sơn), có độ cao 171m so với mặt biển, khánh thành vào ngày 18 tháng 1 năm 2005.
- Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân: Đền đƣợc xây dựng năm 2007 dƣới chân núi Sim, đền đƣợc khánh thành đúng dịp Giỗ tổ Hùng Vƣơng năm 2009.
Với những giá trị lịch sử và văn hoá nhƣ trên, Khu di tích Đền Hùng đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch trong và ngoài nƣớc.
3.2. Tổ chức quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng
Cơ quan chủ quản tại Di tích lịch sử Đền Hùng là Khu di tích lịch sử Đền Hùng, là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ. Tổng số lao động đến thời điểm tháng 12 năm 2014 là 438 cán bộ, viên chức và ngƣời lao động, đƣợc bố trí tại 8 phòng ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc.
* Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị nhƣ sau:
1- Phòng Tổ chức Hành chính, có chức năng tham mƣu giúp Ban Giám đốc bố trí, sắp xếp công tác tổ chức cán bộ; đảm bảo các hoạt động hành chính của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, gồm: công tác văn thƣ, tạp vụ; quản lý, vận hành điện