Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý du lịch tại khu di tích lịch sử đền hùng (Trang 40 - 41)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.1.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này bao gồm các tài liệu đã công bố của các cơ quan thống kê, các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã đƣợc công bố, các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, các tài liệu do các cơ quan của Tỉnh Phú thọ và thành phố Việt trì, các tài liệu xuất bản liên quan đến hoàn thiện công tác quản lý du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền hùng đều đƣợc trích dẫn đầy đủ.

Các số liệu điều tra thu thập đƣợc nhằm minh chứng cho những đánh giá về công tác quản lý du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền hùng. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong thời gian lễ hội Đền Hùng. Tại Khu di tích hàng năm cứ vào dịp 3 tháng mùa xuân du khách khắp mọi miền về Giỗ Tổ, đây cũng là thời điểm để thuân lợi cho công tác thu thập dữ liệu từ khách du lịch. Theo nguồn cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2015); Sở Văn hóa, thể thao và du lịch (2015) nêu lên sự phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2015.

2.1.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này bao gồm tài liệu có liên quan đến quản lý du lịch: đặc điểm khu di tích, tình hình quản lý du lịch, lƣợng khách tham quan lƣu trú, công tác quản lý của lãnh đạo khu di tích.

Thu thập số liệu mới đƣợc thực hiện qua các phƣơng pháp sau:

- Khảo sát nhanh các doanh nghiệp nhằm thu thập các thông tin về sự ảnh hƣởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến công tác quản lý du lịch. Từ đó, kết hợp với những quan sát thực tế, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm để đánh giá đƣợc thực trạng công tác quản lý du lịch tại Khu di tích lịch sử và đề xuất một số giải pháp về quản lý du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền hùng trong thời gian tới. Tác giả đã khảo sát đƣợc 4 doanh nghiệp, thành phần là các chủ doanh nghiệp. Tiến hành trƣớc lễ hội và sau dịp lễ hội Đền Hùng. Trƣớc lễ hội để nắm đƣợc những tồn tại trong những dịp lễ hội trƣớc, và thu thập dữ liệu sau dịp lễ hội nhằm phát huy những mặt đƣợc và khắc phục những tồn tại và hạn chế.

- Song song với việc phỏng vấn, khảo sát khách du lịch, tôi còn kết hợp với việc quan sát trực tiếp các doanh nghiệp, cửa hàng cung ứng các dịch vụ du lịch nhằm ghi chép lại một cách cụ thể, thực tế về sự hài lòng và không hài lòng của du khách khi về với Đền hùng, cũng nhƣ những khó khăn trong việc kinh doanh các dịch vụ của các doanh nghiệp.

- Ngoài ra tôi còn sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu đối tƣợng là ban Lãnh đạo và cán bộ công chức tại Khu di tích lịch sử Đền hùng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý du lịch liên quan đến công tác quản lý du lịch. Thông qua phƣơng pháp này sẽ thu thập đƣợc các ý kiến đánh giá nhận xét của các chuyên gia, những ngƣời am hiểu vấn đề nghiên cứu để đƣa ra các biện pháp khắc phục. Đã phỏng vấn trục tiếp Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Trƣởng phòng Quản lý dịch vụ du lịch và đội trƣởng đội quản lý trật tự hàng quán, đội trƣởng đội quản lý văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý du lịch tại khu di tích lịch sử đền hùng (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)