Tổ chức quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý du lịch tại khu di tích lịch sử đền hùng (Trang 53)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DU LỊCH

3.2. Tổ chức quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng

Cơ quan chủ quản tại Di tích lịch sử Đền Hùng là Khu di tích lịch sử Đền Hùng, là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ. Tổng số lao động đến thời điểm tháng 12 năm 2014 là 438 cán bộ, viên chức và ngƣời lao động, đƣợc bố trí tại 8 phòng ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc.

* Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị nhƣ sau:

1- Phòng Tổ chức Hành chính, có chức năng tham mƣu giúp Ban Giám đốc bố trí, sắp xếp công tác tổ chức cán bộ; đảm bảo các hoạt động hành chính của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, gồm: công tác văn thƣ, tạp vụ; quản lý, vận hành điện nƣớc trong khu di tích; thu gom, xử lý rác thải; quản lý và tu sửa hệ thống đƣờng nội bộ trong Khu di tích.

2- Phòng Kế hoạch – Tài vụ, có chức năng tổ chức, quản lý các hoạt động tài chính của đon vị, lập kế hoạch và triển khai các hoạt động thu, chi của Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

3- Phòng Quản lý di tích Bảo tàng có chức năng nghiên cứu, sƣu tầm hiện vật, tổ chức trƣng bày, tuyên truyền phát huy tác dụng của Di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng, quản lý các hoạt động văn hóa tín ngƣỡng tại Đền Hùng.

4- Phòng Quản lý Rừng, có chức năng quản lý tài nguyên rừng Quốc gia Đền Hùng, tổ chức trồng, chăm sóc, tu bổ rừng, vƣờn hoa cây cảnh trong Khu di tích.

5- Phòng Bảo vệ, có chức năng thực hiện công tác bảo vệ trật tự trị an trong Khu di tích, quản lý đất, rừng quốc gia Đền Hùng, đảm bảo an toàn cho khách tham quan di tích.

6- Phòng Quản lý Dịch vụ - Du lịch, có chức năng quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch trong khu di tích, cụ thể: Quản lý các hoạt động kinh doanh hàng quán; quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa; quản lý các hoạt động du lịch của du khách khi về thăm viếng Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

7- Trung tâm Dịch vụ - Du lịch Đền Hùng, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dịch vụ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, quảng bá về tiềm năng du lịch của Phú Thọ và của Đền Hùng để thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc.

8- Ban Quản lý Dự án Đầu tƣ và Xây dựng Đền Hùng, có nhiệm vụ triển khai công tác chuẩn bị đầu tƣ và trực tiếp quản lý các dự án đầu tƣ, xây dựng, tu bổ, tôn tạo các công trình thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng theo đúng quy định hiện hành của Nhà nƣớc.

Với đội ngũ cán bộ viên chức và ngƣời lao động trên 400 ngƣời, đƣợc phân công thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên các lĩnh vực đƣợc giao, Khu di tích lịch sử Đền Hùng từng bƣớc trở thành Khu du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội tiêu biểu, đón và phục vụ đồng bào cả nƣớc về tham quan và tri ân công đức các vua Hùng. Do đó, việc xây dựng, củng cố bộ máy tổ chức của Khu di tích cũng chính là nhằm tạo cơ sở cho phát triển các hoạt động du lịch tại Đền Hùng.

3.3. Thực trạng công tác quản lý du lịch tại Di tích lịch sử Đền Hùng

3.3.1. Quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng qua các thời kỳ

Ngày 28 tháng 4 năm 1962 Bộ Văn hóa ban hành Quyết định số 313/QĐ – VH, về việc xếp hạng 62 di tích, danh thắng toàn miền Bắc. Di tích lịch sử Đền Hùng là một trong 62 di tích cấp quốc gia đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng A, đợt 1. Từ đó công tác quản lý, bảo vệ và tổ chức các hoạt động đón tiếp đồng bào về thăm viếng di tích và thắp hƣơng tri ân công đức các vua Hùng do Ty Văn hóa Thông tin Phú Thọ đảm nhiệm.

Tháng 12 năm 1969 Ty Văn hóa Vĩnh Phú ra quyết định thành lập Tổ quản lý Đền Hùng thuộc phòng Bảo tàng trực thuộc Ty Văn hóa và điều động một số cán bộ lên trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ các đền, chùa trên núi Nghĩa Lĩnh; ngăn chặn hiện tƣợng chặt phá cây rừng thuộc di tích; đôn đốc các ông Từ, nhà Sƣ mở cửa đền, chùa và đèn nhang, quét dọn vệ sinh các khu vực đền, chùa.

Năm 1986, để tăng cƣờng các hoạt động dịch vụ, phục vụ đồng bào về thăm Đền Hùng, UBND tỉnh quyết định thành lập thêm Khu du lịch Đền Hùng, trực thuộc Công ty Du lịch, khách sạn Vĩnh Phú, ban đầu có 80 ngƣời.

Năm 1988, UBND tỉnh sát nhập Khu du lịch Đền Hùng vào Ban Quản lý và xây dựng Đền Hùng thành Ban Quản lý liên ngành khu vực Đền Hùng. Năm 1989 khu Du lịch Đền Hùng đƣợc bổ sung thêm cơ sở vật chất để phục vụ đồng bào về nghỉ ngơi trong những ngày lễ hội; Quản lý quầy đảo nổi Hồ Gò Cong và toàn bộ hệ thống quầy hàng dịch vụ dƣới chân núi Hùng.

Số liệu thống kê cho thấy từ năm 1976 – 1988, số lƣợng các đoàn khách về thăm viếng Đền Hùng ngày một tăng. Số liệu thống kê những đoàn khách ghi trong sổ vàng lƣu niệm tại Đền Hùng trong 12 năm này là 579 đoàn, trong đó có 162 đoàn khách nƣớc ngoài. Trung bình mỗi đoàn khách có từ 40 đến 50 ngƣời.

Đền Hùng đã vinh dự đƣợc đón các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nƣớc và các Bộ, ngành về thăm viếng nhƣ: đ/c Lê Duẩn, Trƣờng Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mƣời… Các đoàn thăm quan của đồng bào miền Nam và các anh hùng, dũng sỹ về làm lễ dâng hƣơng, báo công với các vua Hùng sau khi đất nƣớc thống nhất đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến Đền Hùng và tấm lòng thành kính, tri ân của con cháu mọi miền đất nƣớc đối với Tổ tiên.

Năm 1989, UBND tỉnh Vĩnh Phú ra quyết định 801/QĐ – UB về việc thành lập Ban Quản lý khu di tích Đền Hùng, thuộc Sở VHTT Vĩnh Phú trên cơ sở sát nhập đội Lâm Nông Công nghiệp và Ban quản lý và xây dựng Đền Hùng. Chức năng là quản lý quy hoạch và bảo vệ đất đai, các di tích, rừng sinh cảnh, vƣờn cây, hồ nƣớc trong phạm vi quy hoạch đƣợc giao. Quản lý công tác xây dựng, sửa chữa tôn tạo, trùng tu các di tích. Nghiên cứu sƣu tầm hiện vật bổ sung về thời đại Hùng Vƣơng, đón tiếp đồng bào về tri ân công đức các vua Hùng.

Ngày 18/8/1992, UBND tỉnh ra quyết định số: 1050/PPLT về việc Bàn giao tài sản Khu du lịch Đền Hùng sang Ban Quản lý di tích Đền Hùng quản lý. Sau khi sát nhập các đơn vị trên địa bàn di tích vào Ban Quản lý Khu Di tích Đền Hùng, tổng số biên chế cán bộ hƣởng lƣơng từ ngân sách Nhà nƣớc là 72 cán bộ công chức, viên chức và ngƣời lao động.

Để kiện toàn lại bộ máy tổ chức của Ban Quản lý khu di tích Đền Hùng, năm 1997 Sở Văn hóa Thông tin & Thể thao đã ra các Quyết định về việc đổi lại tên các phòng, tổ, đội và bổ nhiệm lại các chức danh nhƣ sau:

- Phòng Tổ chức Hành chính - Kế hoạch và Tài vụ tách thành hai bộ phận: + Phòng Tổ chức Hành chính.

+ Phòng Kế hoạch, Tài chính.

- Nhà Bảo tàng Hùng Vƣơng đƣợc đổi tên thành Phòng Quản lý di tích. - Đội trồng rừng đổi tên thành Đội tu bổ rừng.

- Đội Bảo vệ.

- Cửa hàng Dịch vụ. - Tổ quản lý Quy hoạch.

Qua các mốc thời gian hình thành bộ máy quản lý trực tiếp tại khu di tích Đền Hùng, cho thấy sự phát triển không ngừng của khu di tích theo sự phát triển đi lên của đất nƣớc. Những kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban quản lý di tích Đền Hùng trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2004 đƣợc thể hiện trên các mặt công tác sau:

- Đề xuất, tham mƣu cho UBND tỉnh, Sở VHTT ban hành các văn bản về quản lý, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và xây dựng tại Di tích lịch sử Đền Hùng.

- Tham gia các hoạt động phục vụ giỗ Tổ Hùng Vƣơng.

- Công tác nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, quảng bá nhằm phát huy giá trị của di tích lịch sử Đền Hùng và thời đại Hùng Vƣơng.

- Công tác trùng tu, tôn tạo và xây dựng di tích lịnh sử Đền Hùng. - Công tác trồng rừng, chăm sóc vƣờn hoa, cây cảnh và quản lý bảo vệ rừng. - Tổ chức quản lý ông Từ và ngƣời kinh doanh chụp ảnh.

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ tại Đền Hùng.

Sau khi Quyết định số 48/2004/QĐ - TTg ngày 30/03/2004 của thủ Tƣớng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015 đƣợc ban hành, vị thế của di tích không ngừng đƣợc nâng cao. Ngày

23/02/2005 UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 525/2005/QĐ-UB về việc thành lập Khu di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ.

3.3.2. Thực trạng quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng hiện nay

3.3.2.1. Đội ngũ cán bộ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Khu di tích lịch sử Đền Hùng đƣợc thành lập trên cơ sở những điều kiện vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ viên chức, ngƣời lao động của Ban Quản lý Đền Hùng trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin trƣớc đây. Căn cứ vào đề án xây dựng Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt, bộ máy quản lý của Khu di tích bao gồm 6 phòng chức năng và Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng Đền Hùng.

Tổng số cán bộ công chức, viên chức, ngƣời lao động của Khu di tích lịch sử Đền Hùng tính đến tháng 12/2013 là 438 ngƣời trong đó cán bộ trong biên chế hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc là 106 ngƣời, ngƣời lao động hợp đồng là 332 ngƣời. Cán bộ công chức, viên chức, ngƣời lao động đƣợc phân công ở các phòng ban chuyên môn, Ban quản lý đầu tƣ xây dựng và Trung tâm dịch vụ du lịch Đền Hùng.

- Phòng Tổ chức hành chính. - Phòng kế hoạch tài vụ. - Phòng Quản lý di tích, Bảo tàng. - Phòng Quản lý rừng. - Phòng Bảo vệ. - Phòng Quản lý Dịch vụ - Du lịch. - Trung tâm Dịch vụ Du lịch Đền Hùng.

Giám đốc

Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Phòng Tổ Chức Hành chính Phòng Quản Lý Rừng Phòng Quản Lý DV-DL Phòng bảo vệ Phòng Kế Hoạch Tài Vụ Ban Quản Lý dự Án ĐTXD Trung Tâm DV- DL Phòng Quản Lý DT BT

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng Bảng 3.1. Nguồn nhân lực Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1. Tổng số lao động 280 295 315 340 - Đại học và trên Đại học 118 123 144 152 - Cao đẳng và Trung học 97 115 116 129 - Lao động phổ thông và ngắn hạn 65 57 55 59 2. Trình độ ngoại ngữ 215 238 260 281 - Đại học và trên Đại học 0 0 0 1

- Trình độ A 203 226 246 262 - Trình độ B 12 12 14 18 - Trình độ C 0 0 0 0 3. Độ tuổi - 18 đến 30 113 106 98 118 - 31 đến 45 135 142 165 173 - 46 đến 60 32 47 52 49 Nguồn: Khu di tích lịch sử Đền Hùng

3.3.2.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực.

Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.

Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc của chính quyền tỉnh Phú Thọ đối với Khu di tích lịch sử Đền Hùng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý, bảo vệ tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử Đền Hùng nhằm phục vụ đồng bào và du khách về tri ân công đức các Vua Hùng cũng nhƣ tạo cơ sở cho các hoạt động dịch vụ, kinh doanh du lịch.

- Quy định của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 số 48/2004/QĐ-TTg ngày 30/3/2004.

- UBND tỉnh đã ban hành QĐ 943/2008/QĐ- UBND ngày 8/4/2008 về việc ban hành quy định một số điểm về quản lý hoạt động xây dựng trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

- Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

- Ban hành Quy định một số điểm về quản lý hoạt động tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng

- Quyết định số 365/QĐ-UBND quy định về việc phê duyệt kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2020 định hƣớng đến năm 2030 với điểm nhấn là Đền Hùng – Khu du lịch văn hóa tâm linh hàng đầu của cả nƣớc.

- Kế hoạch số 654/KH – UBND tỉnh Phú Thọ ngày 5 tháng 3 năm 2012 về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 – 2015.

- UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng đề án điều chỉnh quy hoạch mở rộng Khu di tích lịch sử Đền Hùng thay thế Quy hoạch 48/2004/QĐ – TTg trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

Đây chính là cơ sở pháp lý và điều kiện quan trọng để phát triển và quản lý hoạt động du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng tốt hơn.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách có liên quan đến hoạt động du lịch và quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch.

Để tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho hoạt động du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã ban hành hàng loạt các cơ chế, chính sách quan trọng để tạo điều kiện cho phát triển hoạt động du lịch, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bên cạnh chính sách cụ thể phát triển của ngành du lịch, UBND tỉnh cũng đã ban hành các chính sách về ƣu đãi đầu tƣ đối với doanh nghiệp du lịch đầu tƣ vào Đền Hùng, chính sách sử dụng đất đai phục vụ hoạt động du lịch, các chính sách đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, chính sách phát triển nguồn nhân lực trong đó có nhân lực phục vụ hoạt động du lịch. Dự kiến đầu tƣ phát triển du lịch giai đoạn 2012 -2015 tại khu du lịch dịch vụ Đền Hùng là 4.135,12 tỷ đồng bao gồm các dự án: Dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu du lịch, dịch vụ Nam Đền Hùng; Dự án trung tâm lễ hội giai đoạn 2; Dự án đền thờ Lạc Long Quân giai đoạn 2; Dự án hồ dƣới chân núi Hình Nhân và đồi Lật Mật; Cổng biểu tƣợng vào Khu di tích…Cũng trong giai đoạn này, đầu tƣ vào khu du lịch Văn Lang thành phố Việt Trì dự kiến với tổng số vốn là 1.56,68 tỷ đồng; Khu du lịch nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy là 3.661,70 tỷ đồng; Khu du lịch vƣờn Quốc gia Xuân Sơn là 29.628,25 tỷ đồng (2). Hiện trên địa bàn có 3 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành(Công ty cổ phần du lịch dịch vụ thƣơng mại Phú Thọ, Công ty du lịch dịch vụ xuất nhập khẩu Phú Thọ, Công ty du lịch Sài Gòn Tourist). Về cơ sở kinh doanh du lịch dịch vụ: Ngoài Trung tâm dịch vụ du lịch Đền Hùng có quy mô lớn còn chủ yếu là các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, hộ kinh doanh cá thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý du lịch tại khu di tích lịch sử đền hùng (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)