Xử lý tốt các khoản nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 86)

X 100% Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu

3.2.6. Xử lý tốt các khoản nợ quá hạn

Gần đến thời hạn trả nợ món vay, cán bộ tín dụng tại chi nhánh phải nhanh chóng đốc thúc, thu hồi nợ, nhanh chóng thông báo cho khách hàng để kịp thời trả nợ cho chi nhánh.

- Đối với hoạt động phân tích và xử lý nợ xấu: Tùy theo từng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng mà có những biện pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng cũng như tạo điều kiện để ngân hàng thu hồi vốn.

+ Biện pháp khai thác khách hàng vay nợ: Biện pháp này được sử dụng khi khách hàng gặp rủi ro mà chưa cần tới cơ quan pháp luật xử lý, cán bộ tín dụng nên tư vấn cho khách hàng đưa ra biện pháp tháo gỡ dần khó khăn, chuyển hướng sản xuất, tích cực thu hồi nợ, tiết kiệm chi phí, giải quyết hàng tồn đọng, thậm chí có thể cho vay món mới.

+ Vận dụng xử lý phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng: Có thể cho gia hạn nợ, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ dần. Cũng nên xem xét cho khách hàng vay thêm để khách hàng tiếp tục thực hiện dự án để có khả năng tài chính trả nợ.

+ Hàng tháng, cán bộ tín dụng phân tích tình hình nợ xấu của địa bàn phụ trách, từ đó có cách xử lý với từng món nợ xấu. Phân tích rõ nguyên nhân dẫn tới nợ xấu để làm căn cứ thu hồi. Phân loại nợ xấu theo nguyên nhân chủ quan, khách quan; phân loại nợ xấu có khả năng thu hồi, nợ xấu có khả năng thu hồi một phần, nợ xấu có khả năng mất trắng.

+ Nếu sử dụng hết biện pháp nghiệp vụ của chi nhánh mà khách hàng không trả được nợ hoặc khách hàng lừa đảo thì nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ pháp lý để truy tố pháp luật, hạn chế thấp nhất rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)