Hoàn thiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 95)

X 100% Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu

3.3.3.2. Hoàn thiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

một quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

3.3.3.2. Hoàn thiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng tổ chức tín dụng

Việc giám sát hoạt động ngân hàng theo các tỷ lệ an toàn phải dựa trên cơ sở hệ thống chi tiêu gốc. Nhưng tới nay một số chi tiêu gốc chưa được thay đổi phù hợp với văn bản về tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng và văn bản phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

- Về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cần có giải pháp mạnh, có tính khả thi cao hơn để tăng vốn tự có cho hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước như cổ phần hóa, phát hành trái phiếu dài hạn… để các ngân hàng thương mại đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ quốc tế.

Mặt khác, để việc sử dụng tỷ lệ an toàn tối thiểu thực sự có ý nghĩa, phải xác định đúng vốn tự có và tài sản có quy đổi theo mức độ rủi ro. Mà những vấn đề này hiện vẫn còn nhiều vướng mắc chưa giải quyết xong.

- Về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải quy định tỷ lệ chuyển vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn trong từng thời kỳ để đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng. Theo Thông tư 15/2009/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được chuyển tối đa 30%, tổ chức tín dụng

khác là 20% nguồn vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn thay vì 40% và 30% theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 trước đây. Việc quy định tỷ lệ cứng như trên đối với các Ngân hàng thương mại là chưa hợp lý, chưa phù hợp với khả năng quản lý kỳ hạn của từng ngân hàng. Bởi mỗi ngân hàng có đặc thù kinh doanh riêng, do quy mô, cấu trúc, kỳ hạn, tính ổn định và thanh khoản của nguồn vốn là không giống nhau. Một ngân hàng có kỳ hạn nguồn vốn dài hay tính ổn định của nguồn vốn cao thì việc chuyển hóa nguồn vốn có thể có tỷ lệ cao hơn mà vẫn đảm bảo an toàn và ngược lại.

Thêm nữa, quy định của Ngân hàng Nhà nước chỉ dựa vào việc chuyển hoán kỳ hạn danh nghĩa của nguồn vốn ngắn hạn sang trung và dài hạn, quy định này chưa tính đến kỳ hạn nợ của các khoản cho vay, ngân quỹ, đến việc đan xen giữa chuyển hoán kỳ hạn của nguồn vốn ngắn hạn này (giả định là 3 tháng) sang nguồn vốn ngắn hạn khác (giả định là 9 tháng). Điều đó có nghĩa là với quy định hiện tại chưa bao quát được các trường hợp chuyển hoán nguồn, vì vậy khả năng chuyển hoán nguồn vốn đễ dẫn đến rủi ro thanh khoản.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước ngoài việc kiểm soát mức độ an toàn trong chi trả của các tổ chức tín dụng còn phải kiểm soát thông qua các chỉ tiêu khác như dự trữ bắt buộc hoặc khe hở kỳ hạn để hạn chế rủi ro kỳ hạn nảy sinh.

- Về tỷ lệ nợ quá hạn, do cách phân loại nợ hiện hành của Việt Nam nên tỷ lệ nợ quá hạn chưa phản ánh chính xác chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Vì thế, để đánh giá chính xác mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại cần phải quan niệm nợ quá hạn theo chuẩn mực quốc tế. Được biết Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định 127/2005/QĐ-NHNN có nội dung, quan niệm nợ quá hạn đã có sự phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để văn bản này thực sự phát huy tác dụng, góp phần lành mạnh hóa môi trường tín dụng của các tổ chức tín

dụng, Ngân hàng Nhà nước phải đưa ra chế tài xử phạt đối với các tổ chức tín dụng không thực hiện chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định, đồng thời phải sửa đổi các văn bản liên quan như hệ thống tài khoản kế toán và văn bản trích dự phòng rủi ro (theo văn bản trích dự phòng rủi ro hiện tại thì chưa trích dự phòng rủi ro với các khoản nợ được gia hạn nợ), để nợ quá hạn được phản ánh đầy đủ, chính xác và thể hiện rõ chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)