X 100% Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu
3.3.3.3. Thành lập công ty bảo hiểm tín dụng
- Khi khách hàng gặp rủi ro dẫn đến tình trạng không có khả năng thanh toán với Ngân hàng, tùy theo tính chất của từng loại rủi ro và tình hình tài chính của khách hàng, ngân hàng thương mại có thể sử dụng các biện pháp như: trích chuyển tài khoản tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng thương mại, gia hạn các khoản tín dụng, bán tài sản thế chấp, khoanh nợ và cuối cùng là bù đắp bằng quỹ rủi ro. Quỹ rủi ro không phải bao giờ cũng là phao cứu sinh của ngân hàng, bởi quỹ này có những hạn chế nhất định:
+ Quy mô của quỹ nhỏ (chỉ được trích 10% lợi nhuận sau thuế của ngân hàng thương mại cho tới khi bằng vốn điều lệ) cho nên không có khả năng bù đắp rủi ro lớn.
+ Quỹ này hình thành từ lợi nhuận của ngân hàng thương mại nên không phát huy được tính tương trợ giữa các ngân hàng thương mại trong cùng hệ thống.
- Bên cạnh việc hình thành quỹ bù đắp rủi ro là tất yếu, để khắc phục hạn chế của quỹ này, các ngân hàng thương mại có thể tham gia bảo hiểm với các khoản cấp tín dụng, bảo hiểm tín dụng có ưu điểm rất lớn:
+ Bảo hiểm tín dụng có nghĩa vụ bồi thường cho ngân hàng thương mại khi có rủi ro xảy ra theo luật định, ngoài ra bảo hiểm tín dụng còn có nghĩa vụ phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức các biện pháp để phòng, ngăn chặn,
hạn chế các tổn thất có thể xảy ra đảm bảo an toàn cho các công ty Bảo hiểm cũng như an toàn cho các ngân hàng thương mại.
+ Bảo hiểm tín dụng thu hút được nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm nên có khả năng thanh toán nhanh, kịp thời bù đắp khi có tổn thất, đồng thời phát huy được tính cộng đồng, tính tương trợ giữa các ngân hàng.