CHƯƠNG 2 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Xác định điều kiện nuôi cấy tối ưu của các chủng nấm lựa chọn để tạo
tạo chế phẩm
Trong phần lớn các trường hợp như nhiệt độ, pH, thành phần môi trường nuôi, thời gian nuôi là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến sự tích lũy sinh khối của nấm.
Dưới đây chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng và phát triển của các chủng lựa chọn cho chế phẩm.
3.4.1. Ảnh hưởng của môi trường lên men
2 chủng nấm được nuôi trên 5 môi trường: Czapek-Dox, khoai tây, đậu tương, nước chiết cám, và Sabouraud. Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát
triển của 2 chủng nấm qua trọng lượng sinh khối khô sau 2 tuần nuôi cấy. Trọng lượng sinh khối khô của 2 chủng được trình bày trong bảng 3.5:
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của môi trường lên men đến sự sinh trưởng và phát triển của các chủng nấm lựa chọn
STT KH
chủng
Trọng lượng sinh khối khô (g/l)
Sabouraud Khoai tây Đậu tương Czapek- dox
Nước chiết cám
1 SH3 3,4 8,7 13,5 8,3 12,0
2 SH4 1,9 7,5 11,6 9,2 10,2
Biểu đồ 3.1: Ảnh hưởng của môi trường lên men
Kết quả bảng 3.5 và biểu đồ 3.1 cho thấy cả 2 chủng nấm đều mọc tốt trên môi trường đậu tương và nước chiết cám nhưng mọc tốt nhất ở trên môi trường đậu tương. Trên môi trường này, 2 chủng đều cho trọng lượng sinh
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Sabouraud Khoai tây Đậu tương Czapek-dox Nước chiết cám g /l môi trường SH3 SH4
khối khô cao nhất và chúng tôi chọn môi trường bột đậu tương cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.4.2. Ảnh hưởng của pH môi trường lên men
pH là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng vi sinh vật trong quá trình lên men. Dải pH từ 3-8 được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của pH tới sự hình thành sinh khối của 2 chủng nấm. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng3.6:
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của pH môi trường lên men đến sự sinh trưởng và phát triển của các chủng nấm lựa chọn
STT KH
chủng
Trọng lượng sinh khối khô (g/l)
pH3 pH4 pH5 pH6 pH7 pH8
1 SH3 4,0 4,6 7,2 12,0 10,4 7,3
Biểu đồ 3.2: Ảnh hưởng của pH môi trường lên men
Kết quả bảng 3.6 và biểu đồ 3.2 cho thấy 2 chủng nấm đều phát triển được ở tất cả giá trị của pH. Giá trị pH thích hợp nhất cho sự phát triển của 2 chủng nấm là ở pH = 6.
3.4.3. Ảnh hưởng của thời gian lên men
Chúng tôi lựa chọn các thời gian nuôi cấy lần lượt là:1, 2, 3, 4, 5 tuần. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng3.7:
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của thời gian lên men đến sự sinh trưởng và phát triển của các chủng nấm lựa chọn
STT KH
chủng
Trọng lượng sinh khối khô (g/l)
1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần 5 tuần
1 SH3 11 13,6 12,7 11,1 10,4 2 SH4 10,7 13,1 12,8 10,9 10,2 0 2 4 6 8 10 12 14 pH3 pH4 pH5 pH6 pH7 pH8 g /l pH SH3 SH4
Biểu đồ 3.3: Ảnh hưởng của thời gian lên men
Kết quả bảng 3.7 và biểu đồ 3.3 cho thấy 2 chủng nấm đạt sinh khối cao nhất vào khoảng tuần thứ 2 của quá trình nuôi cấy.
Qua các kết quả trên, chúng tôi nhận thấy điều kiện nuôi cấy thích hợp cho sản xuất sinh khối của 2 chủng nấm là môi trường đậu tương ở pH = 6 và thời gian 2 tuần. Đây là kết quả rất quan trọng để sử dụng trong quá trình lên men sản xuất chế phẩm.