Tình hình phát triển cây dược liệu ở Việt Nam [1]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu hệ nấm rễ và đánh giá tác động của việc sử dụng chế phẩm nấm rễ lên năng suất và chất lượng của cây thuốc bạch chỉ (angelica dahurica (fisch ex hoffm ) benth et hook f ) ​ (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.6. Tình hình phát triển cây dược liệu ở Việt Nam [1]

Trong số hơn 12.000 loài thực vật ở Việt Nam, có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc. Trong đó, có nhiều loài dược liệu quý về công dụng chữa bệnh lẫn giá trị về mặt kinh tế

Cả nước hiện có trên 130 loài cây thuốc đang được trồng và mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 15.600 tấn. Trong khi nhu cầu trong nước là 59,548 tấn/năm gồm: phục vụ công nghiệp dược 20.110 tấn, hệ thống chữa bệnh bằng y học cổ truyền (YHCT) 18.452 tấn và xuất khẩu 20.986 tấn (đã

bao gồm cả số lượng phục vụ chưng cất tinh dầu và chiết xuất một số hợp chất tinh khiết).

Nhà nước đang nỗ lực cung cấp nguồn gen và giống cây thuốc cho công tác nghiên cứu và sản xuất như sau:

 Một số cây thuốc đã được đầu tư nghiên cứu bảo tồn và phát triển như: Bạch chỉ, Sâm ngọc linh, Thảo quả, Sa nhân, Sâm báo,... Nhà nước còn tổ chức đào tạo, tập huấn và truyền thông cho người dân để nâng cao nhận thức cũng như bảo tồn được tri thức bản địa về sử dụng các loài cây thuốc chữa bệnh của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

 Nhà nước cũng đã đưa 120 loài cây thuốc vào bảo tồn tại các Vườn Quốc gia.

Định hướng của nước ta là: Năm 2020, sẽ chủ động được 80% nguyên liệu cho công nghiệp dược trong nước, sản xuất trên 2,500 sản phẩm đông dược. Đáp ứng 90% nhu cầu dược liệu và thuốc từ dược liệu cho sử dụng ở các bệnh viện. Giá trị sản xuất thuốc trong nước đến năm 2020 đạt trên 2,7 tỷ USD và đến năm 2030 đạt trên 4 tỷ USD.

Thực hiện chính sách khuyến khích của Nhà nước, ở nhiều địa phương các công ty kinh doanh, các đơn vị nghiên cứu đã trực tiếp đầu tư xây dựng vùng trồng một số loài cây thuốc quý như: Sâm ngọc linh (Tỉnh Kon Tum và Quảng Nam), Kim tiền thảo (Bắc Giang -Công ty OPC), …

Tình hình phát triển cây dược liệu nói chung và cây Bạch chỉ nói riêng đã có những chuyển biến rõ rệt cả về số lượng và diện tích.

1.7. Cây bạch chỉ (Angelica dahurica (Fisch. ex Hoffm.) Benth.et Hook. f.)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu hệ nấm rễ và đánh giá tác động của việc sử dụng chế phẩm nấm rễ lên năng suất và chất lượng của cây thuốc bạch chỉ (angelica dahurica (fisch ex hoffm ) benth et hook f ) ​ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)