1.1.2 .Vai trò của nguồn vốn và huy động vốn
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐĂK LĂK-PHÒNG GIAO DỊCH HÒA BÌNH.
2.3.1. Những kết quảđạt được
Qua phân tích những hoạt động huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm đã có những cố gắng đáng kể trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn.
Một là quy mô vốn tiền gửi của Ngân hàng tăng trưởng liên tục trong ba năm. Điều này chứng tỏ chính sách khách hàng, sản phẩm hợp lý linh hoạt. Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi và cơ cấu khách hàng, giúp cho Ngân hàng có lượng khách hàng truyền thống, vừa thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm mới của Ngân hàng.
Hai là trong cơ cấu vốn tiền gửi huy động các sản phẩm tiền gửi không ngừng phát triển đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Ba là uy tín và thương hiệu của Ngân hàng là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của Ngân hàng.
Bốn là thái độ và năng lực của nhân viên được đào tạo đầy đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng.
Năm là thực hiện tốt các văn bản chỉ thị của Ngân hàng cấp trên và Nhà nước giao cho.
2.3.2. Những mặt tồn tại
Mặc dù đã đạt được một số kết quả khả quan, xong Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn. Cụ thể là:
Một là cơ cấu vốn tiền gửi theo kỳ hạn chưa thực sự hợp lý. Tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng khá lớn.
Hai là nguồn vốn chưa có tính ổn định cao. Khai thác nguồn vốn trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế còn đạt hiệu quả thấp.
Ba là Ngân hàng nhà nước đã cho các Ngân hàng thương mại đa dạng hóa các loại tiền gửi với nhiều hình thức khác nhau nhưng nguồn vốn huy động ngoại tệ của Ngân hàng NHNo&PTNN Đắk Lắk - PGD Hòa Bình vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn.
2.3.3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
Hiện nay có nhiều Ngân hàng cổ phần, các tổ chức tín dụng, các Ngân hàng liên doanh nước ngoài hoạt động nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các Ngân hàng cổ phần này có tốc độ phát triển nhanh chóng, có các chính sách thu hút nhân tài đang trở thành trở ngại cho NHNo&PTNN Việt Nam nói chung và NHNo&PTNN Đắk Lắk - PGD Hòa Bình nói riêng.
Mặc khác do tâm lý người dân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột vẫn ưa chuộng sử dụng tiền mặt, thích cầm tiền trong tay để phòng thân. Điều này cho thấy sự thiếu hiểu biết của người dân về Ngân hàng. Bên cạnh đó thủ tục, chứng từ chưa được thực sự đơn giản cho người dân để sử dụng gây tâm lý e ngại khi đến Ngân hàng.
Cơ sỡ hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ chưa đồng bộ, chưa tự động hóa các dịch vụ còn thấp và các chương trình hiện đại hóa Ngân hàng chưa hoàn thiện.
b. Nguyên nhân chủ quan
Hoạt động marketting của NHNo&PTNN Đắk Lắk - PGD Hòa Bình còn đơn điệu, chưa được coi trong đúng mức nên hiệu quả còn thấp. NHNo&PTNN Đắk Lắk - PGD Hòa Bình có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ khá tốt, nhiệt tình với công việc được giao. Song một số cán bộ Ngân hàng còn trẻ do thiếu kinh nghiệm thực tế nên trình độ nghiệp vụ còn hạn chế, đôi lúc gặp phải sơ suất trong công việc. Việc phân công công việc phù hợp để phát huy tối đa công việc của nhân viên chưa được coi trọng
nên hiêu quả làm việc chưa cao.
Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng còn chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng khác. Hiện nay các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã đưa ra nhiều hình thức huy động mới và hấp dẫn. Các hình thức này phù hợp với nhu cầu của nhiều khách hàng khi mà mức sống củ người dân ngày càng được nâng cao. Trong khi đó NHNo&PTNN Việt Nam nói chung và NHNo&PTNN Đắk Lắk - PGD Hòa Bình nói riêng đã có áp dụng trong thời gian gần đây như phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi nhưng còn rất đơn điệu.
Việc huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế còn mang tính thụ động hầu hết là do nhu cầu từ phía doanh nghiệp nhiều hơn là biện pháp thu hút của Ngân hàng. Hay nói cách khác Ngân hàng vẩn còn thụ độg trong việc khai thác nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp.
Tóm lại trong những năm vừa qua NHN0&PTNN Đắk Lắk - PGD Hòa Bình đã đạt được những kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh. Những hạn chế còn tồn tại cần được nghiên cứu xem xét để rút kinh nghiệm và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do điều kiện bất lợi. Trong thời gian tới môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi mà các Ngân hàng nước ngoài được tự do tham gia vào thị trường Việt Nam, các đối thủ này đều rất mạnh về tài chính cũng như trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ mới nên các Ngân hàng Thương mại Việt Nam nói chung và NHNo&PTNN Đắk Lắk - PGD Hòa Bình nói riêng cần phải có những chiến lược, những hoạt động cụ thể để tồn tại và phát triển.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 luận văn phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng, rồi rút ra những nhận xét, đánh giá những mặt được và chưa được, nguyên nhân trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN ĐĂKLĂK - PGD HÒA BÌNH
Ngân hàng hoạt động chủ yếu là phải nhờ vào nguồn vốn huy động được, để nâng cao tỷ trọng vốn huy động với chi phí thấp nhất, Ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp như sau:
Đối với những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NH như nhân tố kinh tế, chính trị, pháp luật,... thì NH cần dự báo tình hình tương lai nền kinh tế để có những chiến lược chống đỡ và đối phó kịp thời với những biến động của nền kinh tế. Còn đối với những nhân tố chủ quan thì NH có thể kiểm soát được và có thể có những chiến lược, chính sách riêng để thu hút nguồn vốn huy động.