1.1.2 .Vai trò của nguồn vốn và huy động vốn
3.2. KIẾN NGHỊ
3.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Trong những năm trở lại đây, tình hình kinh tế bất ổn, lạm phát liên tục, đồng tiền ngày càng mất giá, hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, Ngân hàng Nhà nước đã phải liên tục thay đổi các công cụ điều hành để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, một số chính sách điều hành vẫn còn đang gây tranh cãi vì chưa giải quyết triệt để vấn đề chẳng hạn như việc ấn định trần lãi suất huy động là 14%/năm để tạo điều kiện cho các tổ
chức tín dụng đưa mặt bằng lãi suất cho vay về biên độ 17-19% và tránh việc tiền gửi chạy từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác do các Ngân hàng chạy đua lãi suất huy động. Thực tế cho thấy hiện tại nhiều Ngân hàng vẫn vượt mức lãi suất huy động trần do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc họp với 12 Ngân hàng thương mại lớn, trong nội dung mà Ngân hàng Nhà nước công bố có đưa ra giải pháp “Các tổ chức tín dụng tự giám sát việc thực hiện trần lãi suất huy động vốn, trường hợp phát hiện vi phạm tại tổ chức tín dụng nào, báo cáo Ngân hàng Nhà nước để xử lý nghiêm, Ngân hàng Nhà nước sẽ cụ thể hóa các biện pháp xử lý vi phạm và công khai phổ biến cho các Ngân hàng thương mại”. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có biện pháp chế tài cụ thể nào. Điều cần thiết trước mắt là phải có những biện pháp chế tài rõ ràng hơn trong việc quản lý, phát hiện và xử phạt các sai phạm của Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nhà nước cần có những văn bản hướng dẫn thật sự cụ thể một cách đồng bộ trong việc thực hiện các quyết định. Từ đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, tránh sai phạm đáng tiếc xảy ra.
Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa trong việc liên kết, hợp tác giữa các Ngân hàng với nhau, là cầu nối giữa các NHTM với các tổ chức trong và ngoài nước. Nhằm mục đích hoàn thiện hơn công nghệ Ngân hàng, các Ngân hàng cùng nhau phát triển, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi nhất.