Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng NN PTNN đắk lăk, phòng giao dịch hòa bình (Trang 45)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm

Để đánh giá một doanh nghiệp, công ty có hoạt động hiệu quả khộng, phát triển hay không ta thường phân tích thu nhập của nó. Qua bảng 1 ta thấy thu nhập của Ngân hàng giảm qua hai năm đầu. Cụ thể là năm 2012 tổng thu nhập đạt được 680.609 triệu đồng, năm 2013 đạt 334.676 triệu đồng giảm 50,82 % so với năm 2012. Nhưng đến năm 2014 thu nhập lại tăng lại 570.600 triệu đồng tăng 70,49% so với năm trước

Bảng 2.1. Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng qua ba năm Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) 1. Tổng thu nhập 680.609 100 334.676 100 570.600 100 -345.933 -50,82 235.924 70,49 1.1. Thu nhập từ lãi cho

vay 650.261 95,54 304.283 90,91 532.102 93,25 -345.978 -53,20 227.819 74,87

1.2. Thu nhập khác 30.348 4,46 30.393 9,09 38.498 6,75 45 0.14 8.105 26,66

2. Tổng chi phí 660.017 100 295.041 100 510.620 100 -364.976 -55,29 215.579 73,06 2.1. Chi phí trả lãi huy

động 570.380 86,41 232.121 78,67 430.288 84,26 -388.259 -59,30 198.167 85,37

2.2. Chi phí khác 89.673 13,59 62.920 21,33 80.332 15,74 -26.717 -29,80 17.412 27,67

3. Tổng lợi nhuận 20.592 39.635 59.980 19.043 20.345

a.Phân tích khon thu nhp

Thu nhập từ lãi cho vay: Đây là khoản thu nhập chính của Ngân hàng từ khoản cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhâp hơn 90%. Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập từ lãi cho vay giảm qua hai năm 2012, 2013 đến 2014 đều tăng. Nguyên nhân là do trong năm 2014 hoạt động tín dụng của ngân hàng đã hoạt động có hiệu quả, Ngân hàng còn mở thêm các lớp đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ trong đội ngũ cán bộ tín dụng..., do đó làm tăng thu nhập lãi cho ngân hàng. Bên cạnh đó, tỷ trọng của nguồn thu nhập này so với tổng thu nhập qua các năm thay đổi không lớn lắm. Nguyên nhân tỷ trọng của nguồn thu nhập này tăng lên trong năm 2014 tăng lên là do hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, ngoài ra năm 2014 do chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ nhằm hạn chế tiền mặt lưu thông ra thị trường nên lãi suất cho vay tăng cao góp phần làm tăng thu nhập cho Ngân hàng. Ngoài ra, để đạt được kết quả nêu trên thì NHN0&PTNN Đăk Lăk - PGD Hoà Bình đã không ngừng nâng cao chất lượng, giảm món vay có dư nợ nhỏ lẽ, thường xuyên theo dõi chỉ đạo của cấp trên, tập trung phân tích thực trạng nợ xấu, nợ quá hạn, phân công cán bộ và có giải pháp cụ thể đẩy mạnh thu hồi nợ quá hạn (Xem bảng 1)

Thu nhập khác tăng qua các năm. Qua bảng số liệu cho thấy nhóm thu nhập này tăng qua các năm. Nguyên nhân của tình trạng này là là năm lạm phát tăng cao, để kềm chế lạm phát thì NHNN đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên, để đáp ứng đủ nhu cầu vốn thì Ngân hàng phải tăng lãi suất huy động, lãi suất huy động tăng buộc Ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay, Ngân hàng muốn giảm chi phí cho khách hàng nên đã làm hồ sơ vay miễn phí cho khách hàng nên năm 2013 khoản thu nhập khác của Ngân hàng tăng không đáng kể chỉ tăng 45 triệu đồng so với năm 2012. Sang đến năm 2014 nhờ vào sự cố gắng nhiệt tình và phong cách phục vụ tận tình,công nghệ thanh toán ngày

càng hiện đại và phát triển các sản phậm dịch vụ mối. Vì vậy quan hệ thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng ngày càng được mở rộng góp phần làm tăng thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng.

Tuy thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thu nhập của Ngân hàng chú ý đến 10% nhưng đó cũng là một chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng

b. Phân tích khon chi phí

- Chi phí trả lãi vốn huy

Chi phí trả lãi vốn huy động: có nhiều thay đổi qua các năm, chiếm hơn 75% tổng chi phí của Ngân hàng.

Qua bảng số liệu cho thấy chi phí trả lãi vốn huy động của Ngân hàng có nhiều thay đổi qua các năm. Trong năm 2012 lãi suất huy động vốn của Ngân hàng tăng nên làm chi phí tăng và đến năm 2013 thì nguồn chi phí này giảm nguyên nhân là do chính sách nới lỏng tiền tệ của NHNN giãm dự trữ bắt buộc và khuyến khích chi tiêu, các gói kích cầu của chính phủ đã được đưa ra nhằm hỗ trợ lãi suất cho người đi vay. Đến năm 2014 do biến động của giá cả thị trường vàng và ngoại tệ, thêm vào dó là sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực huy động vốn giữa các Ngân hàng trong địa bàn làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Ngân hàng. Ngân hàng muốn huy động được vốn phải đưa ra khung lãi suất huy động hợp lý, trong khi đó các NHTM cổ phần trên địa bàn lại đưa ra mức lãi suất huy động khá cao mà chi nhánh đã ký thỏa ước về thực hiện khung lãi suất với một số thành viên trong hiệp hội Ngân hàng. Vì vậy làm cho công tác huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu tính dụng ngày càng tăng thì NHN0&PTNN phải vay vốn Ngân hàng cấp trên với chi phí cao hơn do đó làm tăng chi phí lãi của Ngân hàng.

- Chi phí khác

Chi phí khác là những khoản chi phí về dịch vụ, chi phí về nhân viên, chi phí về quản lý,... Đây là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí của Ngân hàng.

Qua bảng số liệu ta thấy khoản mục chi phí này tăng giảm qua các năm. Nguyên nhân của tình trạng chi phí năm 2014 tăng lên là do:

- NHN0&PTNN Đăk Lăk- PGD Hoà Bình đã nâng cao công nghệ thanh toán để mở rộng thị phần thanh toán, tạo lập mối quan hệ khách hàng. Để thực hiện công việc đó đòi hỏi ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí vì vậy làm cho chi phí ngoài lãi tăng lên tạo điều kiện cho công tác phát triển các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng.

- Trong khoản mục chi phí ngoài lãi thì chi phí tiền lương chiếm tỷ trọng khá lớn. tiền lương, tiền thưởng là động lực thúc đẩy năng lực làm việc của cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Khoản mục tiền lương tăng do chỉ số giá cả tăng, thêm vào đó là mức lương tối thiểu cũng tăng lên để đảm bảo nhu cầu cuộc sống của người lao động. Vì vậy mà chi phí tiền lương của Ngân hàng tăng góp phần làm tăng chi phí ngoài lãi.

- Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng có mặt khắp các huyện trong Thành phố vì vậy công tác quản lý của ngân hàng khá phức tạp, chi phí quản lý và chi phí công vụ của ngân hàng tăng qua các năm để góp phần làm tăng chất lượng công tác quản lý của Ngân hàng nói riêng và tăng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng nói chung.

b. Phân tích khon mc li nhun

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng tín dụng dưới hai hình thức: một là thể hiện bằng tiền và tài sản, hai là bằng uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng và thị phần Ngân hàng chiếm được.

Cụ thể là năm 2013 thu nhập giảm so với 2012 chỉ còn 334.676 triệu đồng nhưng lợi nhuận của Ngân hàng 2013 vẫn tăng so với 2012 vì chi phí của Ngân hàng giảm đáng kể chỉ còn 295.041 triệu đồng so với 2012 là 660.017 triệu đồng giảm 55,29%. Trong năm 2014 Ngân hàng đã tăng hoạt động tín dụng và chất lượng (Xem bảng 1)

Qua các chỉ tiêu lợi nhuận cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng mang lại hiệu quả cao góp phần phát triển kinh tế địa phương, đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Tóm lại: khoản mục lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm đều cho thấy công tác quản lý của lãnh đạo ngân hàng khá tốt. Ngân hàng một mặt quản lý tốt khoản mục chi phí mặc khác là do công tác huy động vốn của ngân hàng đều tăng về số tuyệt đối qua các năm. Khoản mục lợi nhuận chưa phân phối hàng năm đều tăng. Ngân hàng có đủ nguồn tài chính để trích lập các quỹ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn trong tương lai.

2.1.5. Định hướng hoạt động năm 2020

a. Đối vi công tác huy động vn

Tiếp tục giao chỉ tiêu huy động vốn cụ thể cho từng phòng nghiệp vụ và các phòng giao dịch trực thuộc để có kế hoạch tiếp cận khách hàng, phục vụ tận tình đối với khách hàng để tăng tỷ lệ phí dịch vụ. Đồng thời tiếp tục triển khai nhiều sản phẩm mới đến từng đơn vị cá nhân trong tỉnh nhằm góp phần tăng thêm nguồn vốn huy động.

b. Đối vi công tác tín dụng và các mt công tác khác

NHN0&PTNN xác định mục tiêu hoạt động tín dụng trọng tâm năm 2020 là:

Tập trung ưu tiên đầu tư vốn cho lĩnh vực phát triển Nông nghiệp, Nông thôn, thực hiện các giải pháp triệt để cơ cấu lại dư nợ, nâng cao chất lượng tín dụng, hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ.

Đầu tư theo định hướng phát triển và chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên, thực hiện nghiêm quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng tín dụng được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác sử dụng vốn, công tác huy động vốn luôn là mặt trận hàng đầu.

Nâng cao chất lượng trong các khâu thẩm định, quản lý khách hàng và xử lý nợ bằng các biện pháp kể cả khởi kiện, xử lý tài sản đảm bảo nợ đối với những khách hàng cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất.

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNN ĐẮK LẮK - PGD HÒA BÌNH

2.2.1. Phân tích môi trường huy động vốn

a. Phân tích môi trường

Điều kiện kinh tế xã hội

Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế Đăk Lăk chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng các nông - lâm - ngư nghiệp.

Về sản xuất nông, lâm nghiệp:

- Về nông nghiệp: Ở Đăk Lăk chủ yếu là trồng cà phê, hồ tiêu, cao

su… Trong năm 2014 diện tích trồng cao su giảm là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là mức giá không ổn định, chất lượng của cây cao su ngày càng xuống thấp. Tình hình trồng hồ tiêu tương đối ổn định, sản lượng hồ tiêu tăng so với cùng kỳ. Hiện nay, giá bình ổn góp phần tăng thu nhập cải thiện cuộc sống nên người dân phấn khởi.

- Về lâm nghiệp: Năm 2014 toàn tỉnh trồng rừng được 4.096 ha. Khai thác gỗ năm 2014 là 83.500 m3, cây lâm nghiệp khác khai thác được 1.350 ngàn cây, tăng 50 ngàn cây, tăng 3,85% so với cùng kỳ.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong tương lai có thể làm giảm thị phần huy động vốn của ngân hàng vì thị phần của ngân hàng chủ yếu là khu vực nông thôn.

Hiện nay ngành nông, lâm nghiệp của tỉnh vẫn đang trên đà tăng trưởng, đời sống của người dân ở khu vực nông thôn đã được nâng lên. Vì vậy, để thu hút được thêm nguồn vốn nhàn rỗi này ngân hàng cần phải phát triển sản phẩm dịch vụ để ngay cả những người có thu nhập trung bình cũng có thể gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Sản lượng cây công nghiệp liên tục tăng qua các năm, đây là điều kiện để tạo cơ hội cho ngân hàng trong việc thu được nguồn vốn huy động từ dân cư.

Về Công nghiệp, xây dựng

- Công nghiệp: Năm 2014 giá tri sản xuất ước đạt 15.639.660 triệu đồng, tăng 19,99% so với cùng kỳ, đạt 105,39% so với kế hoạch.

+ Phân theo thành phần kinh tế

Khu vực kinh tế Nhà Nước: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 đạt 6.890.540 triệu đồng, tăng 35,53% so với cùng kỳ. Khu vực kinh tế ngoài Nhà Nước: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 8.704.110 triệu đồng, tăng 9,91% so với cùng kỳ.

- Xây dựng: Năm 2014 là năm các công trình chuyển tiếp và công trình xây dựng mới được đơn vị xây lắp nhận thầu ở hầu hết các thành phần kinh tế đã tập trung triển khai, đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đảm bảo tiến độ phục vụ yêu cầu của các chủ đầu tư. Giá trị sản xuất xây dựng theo giá hiện hành năm 2014 đạt 3.363.430 triệu đồng. Cụ thể:

+ Doanh nghiệp Nhà Nước: Năm 2014 đạt 357.580 triệu đồng, giảm 26,19% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do có sự chuyển đổi loại hình.

tăng 28,21% so với cùng kỳ. Đây là khu vực chiếm tỷ trọng cao 54,68% và có mức tăng trưởng cao nhất trong các thành phần kinh tế.

Các thành phần kinh tế khác: Đạt 1.166.660 triệu đồng, tăng 20,29% so với cùng kỳ.

Qua phân tích cho thấy công nghiệp, xây dựng của tỉnh cũng đang tăng trưởng theo chiều hướng tốt. Mà hiện tại nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế của ngân hàng còn chiếm tỷ trọng còn rất rất nhỏ, nguồn vốn huy động về chủ yếu là của kho bạc và BHXH, vì vậy ngân hàng cần phải gia tăng các sản phẩm dịch vụ, đa dạng bậc lãi suất cho loại tiền gửi thanh toán, tăng cường trong công tác marketing, tạo mối quan hệ thân thiết với các TCKT nhằm thu hút được nguồn vốn mà còn tạo thêm nguồn thu từ các dịch vụ khác qua ngân hàng như chuyển tiền thanh toán trong nước và quốc tế, mua bán ngoại tệ, nhờ thu, nhờ chi,...

Về thương mại, dịch vụ

Ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh có mạng lưới rộng khắp như: Bưu chính viển thông, vận tải, du lịch, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, giới thiệu việc làm..., đã góp phần tích cực cho luân chuyển và tiêu thụ hàng hóa trong tỉnh, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Cụ thể tổng mức bán lẽ hàng hóa, dịch vụ năm 2014 đạt 24.234.220 triệu đồng, tăng 28,77% so với năm 2013. Thương mại, dịch vụ của tỉnh phát triển góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo cơ cấu chuyển dịch. Vì vậy ngân hàng cần phải tăng các dịch vụ qua ngân hàng, thu đổi mua bán ngoại tệ, dịch vụ thẻ..., để góp phần làm nền cho công tác huy động vốn nhằm thu hút thêm vốn huy động trong tổng nguồn vốn.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tổng sản lượng GDP năm 2014 đạt 11.021.380 triệu đồng so với năm 2012 tăng 11,52%. Đến năm 2014, tổng sản lượng GDP của tỉnh tiếp tục tăng

với tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của năm 2013 cụ thể đạt 14.604.640 triệu đồng, đạt 100.03% kế hoạch, tăng 12,16%.

+ Khu vực nông - lâm nghiệp: Năm 2013 đạt 4.661.640 triệu đồng tăng 5,84% so với năm 2012. Năm 2014 đạt 4.909.390 triệu đồng, so với năm 2013 tăng 5,64%

+ Khu vực công nghiệp xây dựng: Năm 2013 đạt 4.823.430 triệu đồng tăng 16,86% so với năm 2012. Năm 2014 đạt 45.726.450 triệu đồng, so với năm 2013 tăng 18,35%.

+ Khu vực thương mại, dịch vụ đạt 3.536.320 triệu đồng, tăng 12,47% so với năm 2012. Năm 2014 đạt 3.968.800. triệu đồng, so với năm 2013 tăng 12,25%.

Qua đó cho thấy kinh tế Đăk Lăk tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP cao và đều ở mọi thành phần kinh tế. Với điều kiện nền kinh tế phát triển và tốc độ tăng trưởng GDP như vậy sẽ tao điều kiện thuận lợi cho ngân hàng đưa ra các biện pháp huy động vốn.

Cơ sở hạ tầng

Các công trình đô thị được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng chủ yếu như

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng NN PTNN đắk lăk, phòng giao dịch hòa bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)