PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HUY

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng NN PTNN đắk lăk, phòng giao dịch hòa bình (Trang 34)

1.1.2 .Vai trò của nguồn vốn và huy động vốn

1.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HUY

1.3.1. Sự phát triển của nền kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của ngân hàng. Sự phát triển của nền kinh tế sẽ chỉ ra nhu cầu về vốn cho kinh doanh cũng như qui mô tạo quĩ cho vay của nền kinh tế. Bên cạnh đó trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như thói quen giao

dịch với ngân hàng của dân chúng được thể hiện rất rõ tại các nước có nền kinh tế phát triển. Trong điều kiện kinh tế chung sẽ phản ánh mức thu nhập, mức sống điều này ảnh hưởng rất lớn đến chính sách huy động vốn tại các ngân hàng thương mại.

Điều đáng chú ý là các loại hình dịch vụ ở mỗi ngành lại có tính đặc thù riêng đòi hỏi phải có chuyên môn phù hợp. Nhưng điều cần nhận thức rằng dù dịch vụ ở lĩnh vực nào thì cái chung của dịch vụ là phục vụ cho sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các loại hình dịch vụ phải vươn lên phục vụ cho các nước. Vấn đề đặt ra là các loại hình dịch vụ phải chuyên sâu, có nghiệp vụ vững mới đáp ứng được khách hàng trong nước và nước ngoài mến mộ. Sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi giai đoạn đòi hỏi các loại hình dịch vụ phải vươn lên thích ứng nắm bắt để phục vụ có hiệu quả. Mô hình Xin-ga-po một quốc gia có diện tích và dân số khiêm tốn nhưng lại có các loại hình dịch vụ cao, hoạt động có hiệu quả mà chúng ta cần học tập và suy ngẫm.

1.3.2. Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặt khác, thị trường chứng khoán là thị trường cao cấp, nơi tập trung nhiều đối tượng tham gia với các mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau.

Thị trường chứng khoán cũng là nơi phân phối các nguồn vốn tiết kiệm. Tập trung các nguồn tiết kiệm để phân phối lại cho những ai muốn sử dụng

các nguồn tiết kiệm đó theo giá mà họ sẵn sàng trả và theo phán đoán của thị trường về khả năng sinh lời từ các dự án của người sử dụng.

Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, thị trường chứng khoán đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển cuả nền kinh tế quốc dân. Thông qua thị trường chứng khoán, Chính Phủ và Chính quyền các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ cho các nhu cầu chung của xã hội.

Khi có thị trường chứng khoán, hầu hết các đơn vị kinh tế có nguồn lực tài chính giàu mạnh đều tham gia vao thị trường này. Họ có thể trao đổi vốn trực tiếp với nhau mà không phải qua trung gian vì vậy ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến việc huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại.

1.3.3. Lãi suất

Lãi suất là một trong những công cụ tài chính quan trọng nhất của các ngân hàng. Lãi suất huy động tiền gửi, còn gọi là lãi suất huy động vốn hay tiết kiệm, và lãi suất cho vay là hai công cụ chính các ngân hàng dùng để nâng cao thế mạnh tài chính của họ và giúp đóng góp vào việc ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân. Công cụ tài chính này thường được các Ngân hàng Trung ương của các quốc gia thường xuyên sử dụng để ổn định nền kinh tế trong nước. Khi nền kinh tế của họ có dấu hiệu chậm lại, các Ngân hàng Quốc gia thường đưa ra một lãi suất cho các ngân hàng tư nhân vay rất thấp để khuyến khích việc họ vay và cho vay lại để tiêu dùng hay đầu tư phát triển giúp hâm nóng nền kinh tế trở lại. Khi tốc độ phát triển của nền kinh tế tăng quá mau dẫn đến tình trạng lạm phát, giá cả leo thang thì các Ngân hàng Quốc gia này sẽ đưa ra lãi suất cao để giảm thiểu số lượng tiền vay của các ngân

hàng tư nhân và qua đó giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Ở Việt Nam, đa số các ngân hàng thương mại lớn đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và chịu sự chi phối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Một cách nào đó, việc tăng hay giảm lãi suất tiết kiệm hay cho vay đều phản ảnh chính sách của NHNN, chiến lược riêng của từng ngân hàng và có sự tác động của nền kinh tế thị trường.

Mỗi ngân hàng đều có chiến lược hay lý do riêng khi quyết định tăng lãi suất tiền gửi. Điểm mấu chốt là khi tăng lãi suất này, các ngân hàng đều nhằm vào việc thu hút thêm lượng tiền hiện đang luân chuyển trong thị trường để phục vụ một mục đích tài chính nào đó. Tùy vào nhu cầu tiền mặt của ngân hàng, của chính phủ hay các khách hàng lớn cần vay để mua bán, đầu tư vào dự án trọng điểm, các ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất thấp hay cao để thu hút dân chúng bỏ tiền vào các tài khoản hoặc quỹ tiết kiệm. Với các nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu sử dụng tiền mặt hay đầu tư vào các dự án tăng cao, ngân hàng thường không đủ tiền để cho vay nên phải tìm cách huy động tiền gửi sau đó cho vay lại với một lãi suất cao hơn.

Có những lý do khách quan do thị trường tác động và có những lý do riêng biệt khác mang tính chất hay nhu cầu nội bộ của việc tăng lãi suất tiền gửi. Nhiều ngân hàng vì cần số lượng tiền cho vay lớn và để gấp rút đáp ứng nhu cầu phát triển của chính phủ hay doanh nghiệp (đầu tư, nhập khẩu, v.v.) nên phải huy động tiền gửi qua việc tăng lãi suất tiết kiệm ngắn hay dài hạn. Các ngân hàng khác, vì vị thế và nhu cầu cạnh tranh không muốn mất khách hàng, tuy không có nhu cầu tiền mặt lớn, thường vẫn phải tăng lãi suất để cùng đứng chung với các ngân hàng khác. Việc các ngân hàng theo nhau tăng hay giảm lãi suất cũng là việc bình thường. Điều quan trọng là tất cả chúng ta cần quan tâm thường xuyên đến ngành ngân hàng vì tài chính là huyết mạch của thị trường và sự phát triển của đất nước.

Trong hoạt động ngân hàng, lãi suất là yếu tố kĩ thuật hàng đầu của dịch vụ ngân hàng. Thông thường, lãi suất cao thì nguồn huy động nhiều, ngược lại lãi suất thấp sẽ làm cho nguồn huy động giảm đi. Vì vậy ngân hàng phải đưa ra một mức lãi suất thật phù hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn đã hệ thống những lý luận cơ bản về vốn và huy động vốn. Đưa ra các chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn và các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình huy dộng vốn của Ngân hàng.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VN TI NHNo & PTNT ĐĂKLĂK- PGD HÒA BÌNH

2.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT

ĐĂKLĂK - PGD HÒA BÌNH.

Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (NHNo&PTNT) được thành lập ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về việc lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ NHNN: tất cả các chi nhánh NHNN huyện, phòng tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố.

Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Trung Ương được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị. Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Luật Ngân Hàng Nhà Nước và Luật các Tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Đẩy mạnh huy động vốn trong và ngoài nước chú trọng tiếp nhận thực hiện tốt các dự án nước ngoài ủy thác, cho vay các chương trình dự án lớn có hiệu quả đồng thời mở rộng cho vay hộ sản xuất hợp tác sản xuất được coi là biện pháp chú trọng của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn VN thực hiện kế hoạch tăng trưởng.

Năm 2001 là năm đầu tiên Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa tài chính nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế, đổi

mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình Ngân Hàng Thương Mại hiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiên đại.

Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002, NHNo&PTNT Việt Nam tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế. Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấu nhằm đưa hoạt động NHNo&PTNT Việt Nam phát triển với quy mô lớn chất lượng hiệu quả cao.Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, Chủ Tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 226/2003/ QĐ/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho NHNo&PTNT Việt Nam.

Có thể nói NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân Hàng Thương Mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.

Hiện NHNo&PTNT Việt Nam đã vi tính hóa hoạt động kinh doanh từ Trụ sở chính đến hấu hết các chi nhánh trong toàn quốc; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT.

Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của NHNo&PTNT Việt Nam và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong đóNHNo&PTNT Việt Nam sẽ trở thành Tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Tiếp tục giữ vai trò chủ lực trên thị trường

tài chính nông thôn,người bạn đồng hành thủy chung tin cậy của 10 triệu hộ gia đình.

2.1.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đăk Lăk-PGD Hòa Bình Nông thôn Đăk Lăk-PGD Hòa Bình

Chi nhánh NHNo&PTNT Đăk Lăk- Pgd Hoà Bình là một Ngân Hàng Thương Mại trực thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập từ 08/07/2008 theo quyết định số 391/NHNo-02.

- Trụ sở: 393 Nguyễn Văn Cừ, Phường Tân Hoà, Tp Buôn Ma Thuột - Tel : (0500)3 7415168 - 7406882 - 7400377

- Fax : (0500)3 7415171 - 7415254 - Email : Agribankhb@yahoo.com

Cũng như các Ngân Hàng Thương Mại khác nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đăk Lăk- Pgd Hoà Bình là trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực : Tiền tệ - tín dụng - thanh toán. Cụ thể:

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.

- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn.

- Các dịch vụ trung gian: thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu S-WIFT, kinh doanh mua bán ngoại tệ và làm dịch vụ kiều hối, thực hiện các dịch vụ bảo lãnh như : dự thầu, thanh toán, bảo hành công trình, chất lượng sản phẩm,…, và thanh toán chuyển tiền điện tử.

Chi nhánh NHNo&PTNT Đăk Lăk- Pgd Hoà Bình hoạt động trong cơ chế thị trường có quyền tự chủ trong kinh doanh, đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh, kinh doanh có lãi, ổn định và phát triển. Mạng lưới và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đã được cãi tiến cho phù hợp với kinh tế thị trường, phát huy và khai thác triệt để lợi thế của mình trong mọi hoạt dộng huy động vốn cũng như sử dụng vốn.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của NHNo & PTNT

ĐăkLăk - PGD Hòa Bình có các bộ phận và nhiệm vụ.

a. Ban giám đốc

Ban giám đốc có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của cấp trên giao. Được quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng và kỹ luật…, cán bộ, công nhân viên của đơn vị.

Cũng như việc xử lý hoặc kiến nghị với các cấp có thẩm quyền, xử lý các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm chế độ tiền tệ, tín dụng thanh toán của Chi nhánh. Đại diện Chi nhánh ký kết các hợp đồng với khách hàng. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể lãnh đạo trong phong trào thi đua và bảo đảm quyền lợi của cán bộcông nhân viên trong Chi nhánh theo chế độ quy định.

Quản lý và quyết định những vấn đề về cán bộ thuộc bộ máy Chi nhánh theo sự phân công ủy quyền của Tổng giám đốc.

b. Phòng kế toán ngân qu

Trực tiếp hạch toán, hạch toán thống kê, và thanh toán theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương với các chi nhánh trên địa bàn bày trình cấp trên duyệt.

Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dụng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn.Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về kế hoạch, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo luật định, thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.

Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Quản lý, sử dụng thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh

theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyênđề. Tổng hợp, thống kê và lụu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của Chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán, kế toán, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp các số liệu, thông tin theo quy định. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học.Trực

tiếp dịch vụ triển khai thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ thanh toán thẻ theo quy định của Ngân NHNo&PTNT Việt Nam. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ. Quản lý giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng NN PTNN đắk lăk, phòng giao dịch hòa bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)