Phân tích biên pháp tiến hành huy động vốn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng NN PTNN đắk lăk, phòng giao dịch hòa bình (Trang 65 - 73)

1.1.2 .Vai trò của nguồn vốn và huy động vốn

2.2.3.Phân tích biên pháp tiến hành huy động vốn

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH No&PTNN ĐẮK LẮ K-

2.2.3.Phân tích biên pháp tiến hành huy động vốn

a. Phân tích tình hình tăng trưởng huy động vn phân theo k hn

- Tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào mà không cần phải báo trước cho Ngân hàng và Ngân hàng phải thỏa mãn nhu cầu đó của khách hàng, tiền gửi không kỳ hạn về tính chất nó biến động thường xuyên, khó trong việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn nhưng nó là vốn khả dụng. Nếu Ngân hàng huy động được nhiều sẽ có lợi do chi phí suất thấp, thu được dịch vụ làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

Bảng 2.4. Nguồn vốn phân theo kỳ hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. TG không kỳ hạn 217.142 15,46 239.722 16,39 317.588 18,22 22.580 10,39 77.866 32,48 2. TG có kỳ hạn 1.188.020 84,54 1.222.899 83,61 1.424.622 81,78 34.879 29,35 201.723 16,49 2.1. Ngắn hạn 1.016.681 72,35 1.129.343 77,21 1.237.775 71,05 112.662 11,08 108.432 9,60 2.1. Trung và dài hạn 171.339 12,19 93.556 6,4 186.847 10,73 -77.783 -45,39 93.291 99,71 Tổng nguồn VHĐ 1.405.162 100 1.462.621 100 1.742.210 100 57.459 4,08 279.589 19,04

(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNNo & PTNT ĐăkLăk - PGD Hòa Bình)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tiền gửi không kỳ hạn tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2012: 217.142 triệu đồng, năm 2013: 239.722 triệu đồng năm 2014: 317.588 triệu đồng

Qua bảng số liệu cho thấy nguồn vốn huy động không có kỳ hạn của Ngân hàng có nhiều biến đổi qua các năm. Nhìn chung tốc độ tăng của tiền gửi không kỳ hạn tăng nhanh qua các năm. Nguyên nhân của tình trạng này là do loại hình thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán qua thẻ tín dụng ngày càng được áp dụng rộng rãi

- Tiền gửi có kỳ hạn.

Đây là loại tiền gửi khi khách hàng gửi tiền vào có sự thỏa thuận về thời hạn rút ra của khách hàng với Ngân hàng. Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm nhiều mức kỳ hạn khác nhau nhưng tập trung lại là hai nhóm: ngắn hạn, trung và dài hạn.

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động qua các năm. Năm 2012: 84,54% so với năm 2013: 83,61%, năm 2014: 81,78 %

Tốc độ tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2014 là 9,60 % tăng chậm hơn so với năm 2013 là 11,08 % do các NHTM cổ phần đưa ra nhiều biểu lãi suất huy động vốn cao chênh lệch nhiều so với các NHTM Nhà Nước, đặc biệt là lãi suất huy động vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng làm cho công tác huy động vốn dưới 12 tháng gặp rất nhiều khó khăn. Mặc khác do sự biến động của giá vàng và ngoại tệ, một số khách hàng thích dự trữ vàng và ngoại tệ nên đã rút tiền để mua vàng và ngoại tệ hay chuyển sang một số lĩnh vực khác có tỷ suất sinh lời cao hơn lãi suất ngân hàng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng có nhiều thay đổi nhưng nhìn chung lượng vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng qua các năm đều tăng.

Đối với tình hình huy động tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên,năm 2013 là 93.556 triệu đồng giảm 43,39% so với năm 2012, Do năm 2013 tình

hình kinh tế xã hội nói chung và tình hình kinh tế trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ nói riêng có nhiều biến động, bên cạnh đó lạm phát tăng cao nên những người gửi tiền đã ý thức được rủi ro lãi suất cũng như mất giá của đồng tiền Việt Nam do giá vàng và ngoại tệ tăng cao, họ có phần e dè hơn khi gửi tiền vào ngân hàng với kỳ hạn dài nên họ thường gửi tiền kỳ hạn dưới 12 tháng hoặc dự trữ vàng và ngoại tệ. Đến năm 2014 nhờ sự chỉ đạo linh hoạt trong công tác huy động vốn của ban lãnh đạo. Ngân hàng đã thực hiện được một số giải pháp khắc phục chênh lệch lãi suất giữa NHTM Nhà Nước với NHTM cổ phần. Tuy năm 2014 giá cả vàng và ngoại tệ có nhiều biến động nhưng ít biến động hơn so với năm 2013 và ngân hàng có được thời gian chuẩn bi nên đã khắc phục được những khó khăn do thị trường mang lại. Bên cạnh đó Ngân hàng thuộc NHNN và có mạng lưới hoạt động rộng và lâu năm vì vậy uy tín của ngân hàng đối với khách hàng rất lớn. Ngoài ra các hình thức khuyến mãi, tiết kiệm có dự thưởng đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên cũng được ngân hàng chú trọng nên cũng đã góp phần lảm nguồn vốn huy động trung và dài hạn của ngân hàng tăng lên.

Tóm lại tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2013 tăng 29,35% so với năm 2012, năm 2014 tăng 16,49% so với năm 2013

b. Phân tích tình hình huy động vn phân theo thành phn kinh tế.

- Các tổ chức kinh tế.

Tiền gửi của các công ty, doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Tiền gửi loại này thường dùng để thanh toán và sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng.

Bảng 2.5. Nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2012 2013 2010 2013/2012 2014/2013 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Kinh tế hộ gia đình, dân cư 1.067.256 75,95 1.200.347 82,06 1.395.760 80,11 133.091 12,36 184.413 15,36 2. TG từ các TCKT 238.463 16,97 245.211 16,77 213.518 12,25 6.748 2,82 -20,639 -8,41 3. TG từ thành phần khác 99.443 7.08 17.063 1,17 132.932 7,63 -82.380 -82,84 115.869 679,06 Tổng nguồn vốn huy động 1.405.162 100 1.462.621 100 1.742.210 100 57.459 4,08 279.589 19,04

(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNNo & PTNT ĐăkLăk - PGD Hòa Bình)

Qua bảng 5 số liệu cho thấy tiền gửi của nhóm này tăng giảm qua các năm, nguyên nhân là do những năm gần đây nền kinh tế của Thành Phố Buôn Ma Thuột có nhiều chuyển biến, mặc khác tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi thanh toán nên lãi suất rất thấp, cùng với tình trạng giá vàng và ngoại tệ để hưởng tỷ suất sinh lời cao hơn lãi suất Ngân hàng. Lượng tiền gửi này thường không ổn định được dùng để thanh toán nên việc rút ra và gủi tiền vào thường xuyên không ổn định.

- Kinh tế hộ gia đình, dân cư

Tiền gửi trong dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại Ngân hàng. Tiền gửi trong dân cư chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn.

Đây là nhóm tiền gửi chiếm tỷ trong lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng chiếm hơn 75%. Tiền gửi trong dân cư đa số là nhằm sinh lời từ số tiền nhàn rỗi của mình. Sở dĩ số tiền nhàn rỗi trong dân cư của Ngân hàng tăng qua các năm là do Ngân hàng đã đưa những bước điều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn gởi tiền cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hóa các hình thức trả lãi.

Bên cạnh đó ngân hàng còn đưa ra các hình thức khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng để thu hút vốn nhàn rỗi từ phía dân cư. Tốc độ tăng trưởng tỷ trọng của nhóm tiền gửi này cũng khá ổn định.

NHNo&PTNN Đắk Lắk - PGD Hòa Bình là ngân hàng chuyên hoạt động về lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu, trong những năm gần đây đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, đặt biệt là nông dân, dịch bệnh như bệnh sâu đục thân ở cây cà phê, bệnh vàng lá ở cây tiêu…do dó dẫn đến đời sống của người nông dân gặp khó khăn. Ngân hàng rất khó huy động từ nhóm khách hàng này mà ngược lại Ngân hàng còn hỗ trợ vốn từ nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên nhằm giúp họ ổn định kinh tế và khi vươt qua được khó

khăn hiện tại họ sẽ gửi tiền vào NHNo&PTNN Đắk Lắk - PGD Hòa Bình. - Thành phần khác

Thành phần khác bao gồm các tổ chức tín dụng trên địa bàn, Bảo hiểm xã hội, … Đây là nhóm tiền gửi chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng vốn huy động và chủ yếu là tiền gửi thanh toán. Tuy nó chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nhóm tiền gửi này thường là nhóm tiền gửi không kỳ hạn do đó chi phí trả lãi thấp, có thể sử dụng một phần tiền gửi này vào hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhằm góp phần làm tăng thêm lợi nhuận cho Ngân hàng.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhóm tiền gửi này có xu hướng ở năm 2013 giảm 82.380 triệu đồng. Trong năm 2014 loại tiền gửi này tăng một cách nhanh chóng cho thấy mối quan hệ giữa các TCTD trên đia bàn với NHNN và PTNT ngày càng được mở rộng tạo nhiều thuận lợi cho Ngân hàng trong quan hệ hợp tác thanh toán vốn lẫn nhau (Xem bảng 5).

c. Phân tích tình hình huy động phân theo loi tin t.

Đây là nhóm tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, chiếm hơn 95% và có xu hương ngày càng tăng.

Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng nên thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào trong nước thúc đẩy sản xuất, xuất nhập khẩu nên luồng ngoại tệ vào trong ngày càng tăng. Vì vậy Ngân hàng cần phân tích nguồn vốn huy động theo nội tệ và ngoại tệ để thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng để đưa ra những giải pháp huy động vốn trong tương lai trên cơ sở phân tích này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.6. Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nội tệ 1.332.162 94,8 1.385.621 94,73 1.666.210 95,64 53.459 4,01 280.589 20,25 Ngoại tệ 73.000 5,2 77.000 5,27 76.000 4,36 4.000 5,47 -1.000 -1,29 Nguồn vốn huy động 1.405.162 100 1.462.621 100 1.742.210 100 57.459 4,08 279.589 19,04

(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNNo & PTNT ĐăkLăk - PGD Hòa Bình )

- Phân tích vốn huy động nội tệ.

Đây là nhóm tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, chiếm hơn 95% và có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân là trong những năm gần đây nhiều NHTM cổ phần mới đi vào hoạt động, bên cạnh đó là sự mở rộng của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn nên có sự cạnh tranh gay gắt do đó công tác huy động vốn trong ngân hàng ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm dịch vụ, khuyến mãi với các hình thức rút thăm trúng thưởng, đa dạng các kỳ hạn gửi tiền, cải tiến các thủ tục…để thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế (Xem bảng 6)

- Phân tích vốn huy động ngoại tệ

Đây là nhóm tiền gửi chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng và chủ yếu là USD.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhìn chung vốn huy động ngoại tệ có tăng nhưng không đáng kể trong tổng vốn huy động. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2013 tăng 5,47% so với năm 2012, năm 2014 giảm 1,29% so với năm 2013

Trong tương lai chi nhánh cần tăng cường huy động vốn bằng ngoại tệ nhiều hơn vì vốn huy động bằng ngoại tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế còn khá lớn như tiền gửi của Việt kiều về cho thân nhân trong tỉnh, tiền gửi của các đối tượng xuất khẩu lao động sang các nước khác làm việc, ngoại tệ tăng do du lịch trong tỉnh ngày càng được chú trọng phát triển.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng NN PTNN đắk lăk, phòng giao dịch hòa bình (Trang 65 - 73)