1.1.2 .Vai trò của nguồn vốn và huy động vốn
3.2. KIẾN NGHỊ
3.2.5. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam
Nên có chương trình thông tin tuyên truyền về thương hiệu, triển khai thực hiện trên toàn quốc, thực hiện kịp thời các đợt tuyên truyền về danh vị mà Ngân hàng nhận được.
Hoàn thiện Website cho NHN0&PTNT Việt Nam để nó không chỉ là công cụ thông tin tuyên truyền về Ngân hàng mà còn là phương tiện thông tin liên lạc giữa Ngân hàng với các chi nhánh trên toàn quốc, đặc biệt là bộ phận làm công tác tiếp thị thông tin tuyên truyền.
Các sản phẩm dịch vụ khi chuyển tải về chi nhánh nhất thiết phải được tập huấn nghiệp vụ để cán bộ tác nghiệp am hiểu và tư vấn cho khách hàng sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất.
Đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để tạo điều kiện cho công tác phát triển dịch vụ trên địa bàn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực huy động vốn.
Mạnh dạng phân quyền cho chi nhánh ngân hàng như quyền mua sắm tài sản phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với những thực trạng còn tồn tại trong chương 2, trong chương 3 tác giả đưa ra những giải pháp để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, từ đó hoàn thiện hơn nữa hoạt động huy động vốn tại chi nhánh, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với ngân hàng Nhà nước, ngân hàng Hội sở Trung ương và ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam, Pgd Hoà Bình nhằm hỗ trợ tối đa trong hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chi nhánh.
KẾT LUẬN
Từ lâu hoạt động huy động vốn đã trở thành một hoạt động quan trọng và giữ vai trò truyền thống trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nguồn vốn huy động vừa giúp Ngân hàng duy trì hoạt động kinh doanh của mình vừa giúp cho sự phát triển của cả nền kinh tế thông qua việc cung cấp “vốn tín dụng”. Với chức năng là một trong các trung gian tín dụng các chi nhánh của NHN0&PTNT Việt Nam đã huy động và cung cấp vốn cho nông dân để mở rộng về qui mô và hình thức sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản và làm tăng thu nhập cho nông dân. Các chi nhánh của NHN0&PTNT Việt Nam chủ yếu là cung cấp vốn cho đối tượng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu vì nhu cầu cho việc sản xuất nông nghiệp thường theo thời vụ và đối với NHN0&PTNT ĐắkLắk - PGD Hoà Bình cũng vậy.
Nguồn vốn huy động của NH được hình thành từ nhiều nguồn và có nhiều đặc điểm khác nhau như: TG thanh toán, TG có kỳ hạn, TGTK và vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá. Trên cở sở khái quát lý thuyết về nguồn vốn huy động của Ngân háng, các phương pháp phân tích, chỉ số đánh giá để phân tích về tình hình huy động vốn tại NHN0&PTNT chi nhánh trong 3 năm qua.
Trong những năm vừa qua nguồn vốn huy động luôn tăng đều qua 3 năm tuy tốc độ chưa cao so với mục tiêu đề ra. Cơ cấu nguồn vốn huy động chỉ đáp ứng tương đối nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh và cho sự phát triển kinh tế của quận thì còn hỗ trợ về cho huy động cấp trên. Tuy nhiên Ngân hàng chưa làm tốt công tác cân đối nguồn vốn nên làm tăng chi phí sử dụng vốn tại Ngân hàng. Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đồng đều; nguồn vốn huy động được chỉ chủ yếu từ TGTK (chiếm đến hơn 80%
trong tổng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng) của dân cư và có thời hạn ngắn. Ngân hàng chưa thu hút được nhiều nguồn vốn trung và dài hạn. Còn đối với công tác sử dụng vốn thì Ngân hàng đã làm khá tốt, dư nợ tín dụng luôn tăng trưởng và nguồn vốn dần được đưa đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế.
Với địa bàn như Thành phố Buôn Ma Thuột thì nhu cầu vốn là rất lớn để phát triển các ngành nông nghiệp truyền thống như cà phê, cao su, hồ tiêu... Ngân hàng cần phát huy những gì đạt được trong những năm qua và đẩy mạnh công tác huy động vốn như: đưa ra nhiều hình thức huy động mới, tăng cường quảng cáo, xây dựng thêm đội ngũ nhân viên,... trong những năm sắp tới để có thể mở rộng hơn quy mô về nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển của địa bàn và góp phần vào sự phát triển chung của cả nền kinh tế.
Với vai trò là các trung gian tài chính trong nền kinh tế, các NHTM đứng ra tập hợp thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong trong nền kinh tế rồi đem phân phối trở lại cho nền kinh tế. Để hoàn thành tốt vai trò quan trọng này đòi hỏi các NHTM nói riêng và hệ thống Ngân hàng ở nước ta nói chung phải không ngừng đổi mới về hoạt động, đưa ra các giải pháp và biện pháp thích hợp để huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Bên cạnh đó cũng cần những chính sách và biện pháp hỗ trợ cho các hoạt động phát triển của hệ thống Ngân hàng từ phía Nhà nước nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống NHTM nói riêng và nền kinh tế nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
[1] Võ Thị Thúy Anh, Lê Phương Dung (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện
đại, NXB Tài Chính.
[2] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn ĐăkLăk-PGD Hòa Bình (2010), Báo cáo tổng kết kinh doanh thường niên.
[3] Lê Hữu Nghĩa (2012), Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Vũng Tàu. Luận văn Thạc sĩ kinh tế Hồ Chí Minh.
[4] Nguyễn Văn Nhu (2013), Chiến lược huy động vốn ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh. Luận văn Thạc sĩ kinh tế Cần Thơ.
[5] Nguyễn Minh Phong (2014), “Kinh tế Việt Nam năm 2014 sẽ chuyển sắc hơn”, Tạp chí ngân hàng, Số 1+2 01/2014:19-21
[6] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp năm 2005
[7] Nguyễn Văn Thành (2011), Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam- Chi nhánh ĐamRông - Lâm Đồng, Luận văn Thạc sĩ kinh tế Đà Lạt.
[8] Trịnh Quốc Trung (2008), Marketing Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.
[9] Bùi Thị Mỹ Xuân (2012), Phân tích tình hình huy động vốn và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng BIDV chi nhánh Vĩnh Long. Luận văn Thạc sĩ kinh tế Đà Lạt.
TIẾNG ANH
[10] PhilipKotler (2003), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê. [11] P.S.ROSE (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính