Hệ thống chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả SDV của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long Việt (Trang 38 - 45)

1.2. Các khái niệm về hiệu quả SDV trong doanh nghiệp

1.2.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả SDV của doanh nghiệp

Để đánh giá Hiệu quả SDV của doanh nghiệp, chúng ta sử dụng các chỉ tiêu đƣợc tính toán, phân tích từ các số liệu của doanh nghiệp. Từ đó so sánh với các số liệu của ngành, của các doanh nghiệp khác trong ngành.

a. Các chỉ tiêu tổng hợp :

Nhóm chỉ tiêu này nhằm đánh giá một cách tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhóm này bao gồm các chỉ tiêu sau:

 Chỉ tiêu Hiệu suất vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu này còn đƣợc gọi là chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ vào hoạt động SXKD sau một kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ trình độ quản lý và sử dụng vốn để tạo ra doanh thu càng hiệu quả.

Hiệu suất vốn kinh doanh =

Doanh thu thuần trong kỳ Tổng số vốn sử dụng b/q trong kỳ

(Nguồn: Phân tích tài chính DN - Nguyễn Trọng Cơ, 2009)

 Chỉ tiêu Hàm lƣợng vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với chỉ tiêu hiệu suất vốn kinh doanh ở trên. Chỉ tiêu này để phản ánh để thực hiện đƣợc một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn. Ngƣợc lại với chỉ tiêu Hiệu quả SDV , chỉ tiêu này càng nhỏ càng phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao hơn.

Hàm lƣợng vốn kinh doanh =

Vốn sử dụng bq trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ

(Nguồn: Phân tích tài chính DN - Nguyễn Trọng Cơ, 2009)

 Chỉ tiêu Tỷ xuất lợi nhuận trên vốn :

Tỷ xuất lợi nhuận trên vốn =

Lãi thuần trong kỳ Vốn sử dụng b/q trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ. Hệ số này càng cao thì doanh nghiệp kinh doanh càng phát triển

Chỉ tiêu này thể hiện bản chất của hiệu quả SXKD, nói lên thực trạng một doanh nghiệp SXKD có lãi hay lỗ. Điều kiện căn bản để các doanh nghiệp tồn tại là chỉ tiêu này phải luôn phát triển theo thời gian hoạt động, tức là chỉ tiêu này năm sau cao hơn năm trƣớc là tốt.

 Chỉ tiêu Hệ số doanh lợi doanh thu thuần:

Cho biết rằng một đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn. Chỉ tiêu này năm sau cao hơn năm trƣớc là tốt và đƣợc tính theo công thức sau:

Hệ số doanh lợi doanh thu thuần =

Lãi thuần trong kỳ Doanh thu thuần

(Nguồn: Phân tích tài chính DN - Nguyễn Trọng Cơ, 2009)

 Chỉ tiêu Tỷ xuất lợi nhuận vốn chủ sở hữu :

Là mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. Chỉ số này phải đạt mức sao cho doanh lợi trên vốn chủ sở hữu đạt cao hơn tỷ lệ lạm phát và giá vốn, đƣợc tính theo công thức sau:

Tỷ xuất lợi nhuận vốn chủ sở hữu(ROE) =

Lãi thuần trong kỳ Vốn chủ sỡ hữu trong kỳ

(Nguồn: Phân tích tài chính DN - Nguyễn Trọng Cơ, 2009)

Tóm lại cả năm chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu tổng hợp chỉ ra một doanh nghiệp trên bình diện chung nhất, nói lên thực trạng của toàn bộ doanh nghiệp về sử dụng vốn. Tuy nhiên các chỉ tiêu này chưa phản ánh được nét riêng biệt về Hiệu quả SDV của từng bộ phận, điều này sẽ gây khó khăn đến việc tìm ra nguyên nhân xuất phát từ đâu nếu không có các chỉ tiêu hiệu quả cá biệt được áp dụng song song.

Song song với việc đánh giá Hiệu quả SDV qua hệ thống các chỉ tiêu chung, các chỉ tiêu cá biệt góp phần phản ánh chính xác, cụ thể các nhân tố ảnh hƣởng tới Hiệu quả SDV.

b.1 Hiệu quả SDV cố định

 Hiệu suất vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định đƣợc đầu tƣ mua sắm và sử dụng tài sản cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất vốn cố định=

Doanh thu thuần trong kỳ

Tổng số vốn cố định bq sử dụng trong kỳ

(Nguồn: Phân tích tài chính DN - Nguyễn Trọng Cơ, 2009)

Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ một đồng vốn cố định đầu tƣ vào quá trình sản xuất kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp một lƣợng doanh thu thuần lớn. Nhƣ vậy, doanh nghiệp đang đầu tƣ đúng hƣớng, hoạt động của doanh nghiệp rất có hiệu quả, hiệu quả sử dụng vốn cố định cao.

 Hàm lƣợng vốn cố định :

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định đạt trình độ cao.

Hàm lƣợng vốn cố định =

Vốn cố định sử dụng bq trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ

(Nguồn: Phân tích tài chính DN - Nguyễn Trọng Cơ, 2009)

 Chỉ tiêu hiệu quả vốn cố định :

Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Hiệu quả SDV cố định xác định bằng lợi nhuận ròng trong kỳ chia cho vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ.

Hiệu quả SDV cố định =

Lãi thuần trong kỳ

Vốn cố định sử dụng bq trong kỳ

Tuy nhiên phải lƣu ý, khi sử dụng các chỉ tiêu trên thì tất cả các nguồn thu nhập, lợi nhuận, doanh thu, phải là do chính vốn cố định tham gia tạo nên. Cùng với việc phân tích nhân tố ảnh hƣởng tới chỉ tiêu Hiệu quả SDV cố định qua một vài chỉ tiêu khác nhƣ: hệ số sử dụng công suất tài sản cố định. Hệ số hao mòn tài sản cố định:

Hệ số sử dụng công xuất TS cố định =

Công suất thực tế

Công suất thiết kế (C/S kế hoạch)

(Nguồn: Phân tích tài chính DN - Nguyễn Trọng Cơ, 2009)

Hệ số này chứng minh năng lực hoạt động của tài sản cố định là cao hay thấp. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định có hiệu quả so với kế hoạch sử dụng tài sản cố định.

Hệ số hao mòn vốn cố định =

Giá trị còn lại của tài sản cố định Nguyên giá của tài sản cố định

(Nguồn: Phân tích tài chính DN - Nguyễn Trọng Cơ, 2009)

Sau khi kiểm tra tài chính đối với Hiệu quả SDV cố định thông qua một loạt các chỉ tiêu, ta xem xét các chỉ tiêu đó sao cho đảm bảo đồng thời về mặt giá trị, đồng nhất các chỉ tiêu giữa các thời kỳ. Thông qua việc phân tích và so sánh chỉ tiêu giữa các thời kỳ, giữa các doanh nghiệp đánh giá đƣợc ƣu nhƣợc điểm chính của công tác quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp và đề ra phƣơng pháp khắc phục.

b.2 Hiệu quả SDV lƣu động

Để đảm bảo cho mỗi doanh nghiệp hoạt động SXKD bình thƣờng và có hiệu quả thì yêu cầu đặt ra với mỗi doanh nghiệp là phải xác định một lƣợng vốn lƣu động cần thiết để đảm bảo cho SXKD.Nếu lƣợng vốn lƣu động nhiều, đáp ứng cho nhu cầu vốn SXKD thì doanh nghiệp đã sử dụng hợp lý vốn hay chƣa.

Hiệu quả SDV lƣu động là một phạm trù rộng bao gồm nhiều tác động. Do vậy mà ngƣời ta đặt ra yêu cầu đối với hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả là:

- Các chỉ tiêu phản ánh đánh giá đƣợc hiệu quả SXKD của đơn vị trên cả phƣơng diện tổng quát cũng nhƣ riêng biệt của từng yếu tố tham gia hoạt động SXKD.

- Các chỉ tiêu phải có sự liên hệ so sánh với nhau và phải tính toán cụ thể , thống nhất.

 Chỉ tiêu Số vòng quay vốn lƣu động :

Là chỉ tiêu phản ánh số lần lƣu chuyển vốn lƣu động trong kỳ. Nó cho biết trong kỳ phân tích vốn lƣu động của doanh nghiệp quay đƣợc bao nhiêu vòng. Số lần chu chuyển càng nhiều chứng tỏ nguồn vốn lƣu động luân chuyển càng nhanh, hoạt động SXKD có hiệu quả. Mọi doanh nghiệp phải hƣớng tới tăng nhanh vòng quay của vốn lƣu động để tăng tốc độ kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là một chỉ tiêu phản ánh Hiệu quả SDV lƣu động vì thế chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

Số vòng quay vốn lƣu động =

Doanh thu thuần

Vốn lƣu động sử dụng bình quân

(Nguồn: Phân tích tài chính DN - Nguyễn Trọng Cơ, 2009)

 Chỉ tiêu Kỳ luân chuyển:

Chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng số ngày của kỳ phân tích chia cho số vòng quay của vốn lƣu động trong kỳ.

Kỳ luân chuyển vốn lƣu động (K) =

Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay của vốn lƣu động

(Nguồn: Phân tích tài chính DN - Nguyễn Trọng Cơ, 2009)

K là số ngày của kỳ luân chuyển. K càng nhỏ càng tốt. Đây là chỉ tiêu nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn lƣu động, để đảm bảo nguồn vốn lƣu động cho SXKD.

Chỉ tiêu vòng quay vốn lƣu động và chỉ tiêu kỳ luân chuyển đƣợc gọi là chỉ tiêu hiệu suất vốn lƣu động( hay tốc độ chu chuyển vốn lƣu động). Đó là sự lặp lại có chu kỳ của sự hoàn vốn. Thời gian của một kỳ luân chuyển gọi là tốc độ chu chuyển, phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn.

 Chỉ tiêu Mức đảm nhiệm tài sản lƣu động : Mức đảm nhiệm tài sản lƣu động =

Tài sản lƣu động bình quân trong kỳ Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu phải có bao nhiêu đồng vốn lƣu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.

 Chỉ tiêu Hiệu quả SDV lƣu động :

Chỉ tiêu Hiệu quả SDV lƣu động là sự so sánh giữa mức lợi nhuận đạt đƣợc trong kỳ với vốn lƣu động bỏ ra.

Hiệu quả SDV lƣu động =

Lãi thuần trong kỳ

Vốn lƣu dộng sử dụng bq trong kỳ

(Nguồn: Phân tích tài chính DN - Nguyễn Trọng Cơ, 2009)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của những đồng vốn lƣu động bỏ ra sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

 Chỉ tiêu Tỷ số hoạt động tồn kho:

Chỉ tiêu Tỷ số hoạt động tồn kho là sự so sánh giữa giá trị hàng tồn kho so với doanh thu đạt đƣợc trong kỳ.

Vòng quay hàng tồn kho =

Doanh thu thuần trong kỳ Giá trị hàng tồn kho

(Nguồn: Phân tích tài chính DN - Nguyễn Trọng Cơ, 2009)

Chỉ tiêu này cho biết bình quân hàng tồn kho quay đƣợc bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn đọng trong hàng tồn kho càng thấp.

 Chỉ tiêu Kỳ thu tiền bình quân:

Chỉ tiêu này dùng để đo lƣờng hiệu quả và chất lƣợng quản lý khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu =

Doanh thu

Bình quân giá trị khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân =

Số ngày trong năm Vòng quay khoản phải thu

Chỉ tiêu này cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu.

 Chỉ tiêu Tỷ số nợ trên tổng tài sản:

Chỉ tiêu Tỷ số nợ trên tổng tài sản đo lƣờng mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản.

Tỷ số nợ so với tài sản =

Tổng nợ Tổng tài sản

(Nguồn: Phân tích tài chính DN - Nguyễn Trọng Cơ, 2009)

Tỷ số này phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. tỷ số nợ này nói chung nằm trong khoảng từ 50%-70%. Tỷ số này thấp có nghĩa hiện doanh nghiệp ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn đƣợc vay nợ của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên mặt trái của nó là doanh nghiệp không tận dụng đƣợc lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiếp kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.

 Chỉ tiêu Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu Tỷ số nợ trên tổng tài sản đo lƣờng mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trong mối tƣơng quan mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu =

Tổng nợ Vốn chủ sở hữu

(Nguồn: Phân tích tài chính DN - Nguyễn Trọng Cơ, 2009)

Tỷ số này phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. tỷ số nợ này nói chung có thể nhỏ hoặc lớn hơn 1. Tỷ số này thấp hơn 1 có nghĩa hiện doanh nghiệp sử dụng nợ ít hơn sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn đƣợc vay nợ của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên mặt trái của nó là doanh nghiệp không tận dụng đƣợc lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiếp kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. Ngƣợc lại, tỷ số này lớn hơn 1 có nghĩa doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Điều này

khiến cho doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nợ vay, khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn đƣợc vay nợ của doanh nghiệp thấp.

 Chỉ tiêu tỷ xuất thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lƣu động có thể huy động ngay để thanh toán.

Tỷ xuất thanh toán nhanh =

Giá trị TSLĐ – Giá trị hàng tồn kho Tổng số nợ ngắn hạn

(Nguồn: Phân tích tài chính DN - Nguyễn Trọng Cơ, 2009)

Chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng công tác quản lý ngân quỹ. Trong hoạt động SXKD, tỷ xuất thanh toán luôn đƣợc các doanh nghiệp quan tâm. Nếu chủ động trong vấn đề này thì doanh nghiệp luôn tạo cho mình một chỗ đứng trên thị trƣờng. Trong thực tế, nếu tỷ xuất này >= 0.5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tƣơng đối khả quan, còn nếu <0.5 thì tình hình thanh toán gặp khó khăn. Tuy nhiên, nếu tỷ xuất này cao đồng nghĩa với việc vốn bị ứ đọng mà doanh nghiệp không biết cách khai thác.

 Chỉ tiêu tỷ xuất thanh toán ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lƣu động có thể huy động để thanh toán.

Tỷ xuất thanh toán ngắn hạn =

Tổng số tài sản lƣu động Tổng số nợ ngắn hạn

(Nguồn: Phân tích tài chính DN - Nguyễn Trọng Cơ, 2009)

Nếu tỷ xuất này =1 thì chứng tỏ doanh nghiệp rất chủ động trong việc hoàn lại số vốn do vay ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long Việt (Trang 38 - 45)