Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long Việt (Trang 71 - 77)

3.3. Hiệu quả SDV tại công ty Cổ phần ĐTXD Long Việt trong những năm

3.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Xác định nhu cầu vốn lƣu động

Nhu cầu VLĐ thƣờng xuyên cần thiết là số vốn lƣu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc tiến hành bình thƣờng, liên tục.

Cách xác định: Có hai phƣơng pháp xác định nhu cầu vốn lƣu động là phƣơng pháp trực tiếp và phƣơng pháp gián tiếp.

Phƣơng pháp trực tiếp là phƣơng pháp tính toán nhu cầu dựa trên nhu cầu vốn lƣu động cho từng loại. khi đó:

Phƣơng pháp trực tiếp có kết quả dự báo nhu cầu vốn tƣơng đối sát với nhu cầu vốn thực tế của doanh nghiệp tuy nhiên Tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu vốn lƣu động của doanh nghiệp.

Phƣơng pháp gián tiếp là dựa vào số liệu kỳ trƣớc kết hợp với dự báo mức độ tăng trƣởng và định hƣớng hoạt động để xác định. Phƣơng pháp này dự báo nhu cầu vốn lƣu động nhanh chóng, đáp ứng kịp thời thông tin cho việc quản trị huy động vốn tuy nhiên kết quả dự báo nhu cầu vốn thƣờng kém sát thực hơn phƣơng pháp trực tiếp.

Nghành nghề chủ yếu của công ty là kinh doanh bất động sản với tỷ trọng vốn lƣu động lớn. do đó nhu cầu về vốn lƣu động là rất lớn. Việc sử dụng hiệu quả vốn lƣu động góp phần rất quan trọng vào yếu tố đem lại doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty trong 3 năm qua, ta xem xét các tính toán và phân tích dƣới đây:

Bảng 3.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SDV lƣu động của Công ty

Đvt: Triệu đồng

TT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Vốn lƣu động (Trđ) 149.549 139.696 128.310

2 Các khoản phải thu (Trđ) 28.674 29.047 28.286

3 Hàng tồn kho (Trđ) 101.805 109.036 99.684

4 Doanh thu thuần (Trđ) 97.614 61.924 44.532

5 Giá vốn hàng bán (Trđ) -77.593 - 46.649 - 32.445

6 Lợi nhuận sau thuế (Trđ) 9.903 1.656 622

7 Vòng quay vốn lƣu động (lần) 0,65 0,44 0,35

8 Kỳ luân chuyển vốn lƣu động (ngày) 561 829 1.043

9 Hệ số đảm nhiệm VLĐ 1,53 2,26 2,88

10 Hệ số sinh lời VLĐ 0,07 0,01 0,00

11 Vòng quay các khoản phải thu 3,40 2,13 1,57

12 Kỳ thu tiền bình quân 106 169 229

13 Vòng quay hàng tồn kho 0,96 0,57 0,45

14 Tỷ số thanh khoản hiện thời 0,98 1,24 1,28

15 Tỷ số thanh khoản nhanh 0,31 0,27 0,29

Vốn lƣu động giảm qua các năm chứng tỏ quy mô sản xuất trong ngắn hạn của công ty ngày càng bị thu hẹp, tốc độ giảm vốn lƣu động ngày càng nhanh, giảm 6,6% trong năm 2012 và 8,2% trong năm 2013.

Các khoản phải thu không có nhiều thay đổi chứng tỏ công ty không có nhiều biện pháp thu nợ cũng nhƣ hiệu quả thu nợ thấp.

Hàng tồn kho lớn, điều này ảnh hƣởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vốn bị ứ đọng trong hàng tồn kho làm công ty khó khăn trong việc phát triển dự án khác, đồng thời công ty phải bỏ chi phí vốn do bị đọng vốn ở hàng tồn kho.

Doanh thu thuần giảm nhanh qua các năm. Do công ty có ngành nghề kinh doanh bất động sản là hoạt động chính nên việc thị trƣờng bất động sản không tốt ảnh hƣởng đến nguồn thu chính của doanh nghiệp.

Đánh giá về Tiền mặt

Bảng 3.11: Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tiền mặt 550 3% 1.173 77% 41 43% Tiền gửi ngân

hàng 18.404 97% 360 23% 54 57% Tổng 18.954 100% 1.533 100% 95 100%

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2011, 2012, 2013 của công ty

+ Điểm lợi khi dự trữ vốn bằng tiền là nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày, giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tƣ sinh lời, nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên Tiền là đối tƣợng dễ bị tham ô, lạm dụng. Việc dự trữ vốn bằng tiền phát sinh chi phí quản lý và chi phí cơ hội.

Yêu cầu quản trị vốn bằng tiền là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhƣng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp.

Qua số liệu trên ta thấy tiền mặt của công ty đƣợc dự trữ tƣơng đối ít, điều đó chứng tỏ công ty không để tiền bị “chết” một chỗ mà đƣa vào sản xuất. Tuy nhiên năm 2011 lƣợng tiền gửi ngân hàng khá lớn đã giảm rất nhanh vào các năm 2012 và 2013, do đó làm cho khả năng thanh toán tạm thời của công ty bị hạn chế.

Lƣợng tiền mặt ít cũng chứng tỏ tình hình kinh tế khó khăn của công ty, tiền đang đƣợc đƣa vào sản xuất và bị đọng lại ở hàng tồn kho.

Đánh giá về Hàng tồn kho

Bảng 3.12: Cơ cấu hàng tồn kho

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Nguyên vật liệu 867 1% 1.030 1% 802 1% Công cụ, dụng cụ - 0% 135 0% - 0% Chi phí SXKD dở dang 51.749 51% 80.816 74% 76.236 76% Thành phẩm 48.983 48% 26.895 25% 22.465 23% Hàng hóa 206 0% 161 0% 180 0% Tổng 101.805 100% 109.037 100% 99.683 100%

Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý chúng sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Hiệu quả quản lý vốn tồn kho dự trữ tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của DN.

Hàng tồn kho trong năm 2012 tăng, điều đó chứng tỏ công ty bị đọng vốn nhiều hơn ở hàng tồn kho, tuy nhiên điểm tích cực là giá trị thành phẩm giảm nhanh, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đầu tƣ xây dựng tại các dự án dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh tăng nhanh, đồng thời đã bàn giao đƣợc các sản phẩm cho khách hàng đã đặt tiền mua nhà từ trƣớc nên thành phẩm giảm khá nhanh (giảm 21,9 tỷ trong năm 2012 và giảm 4,4 tỷ trong năm 2013)

Vòng quay của hàng tồn kho giảm nhanh qua các năm . Trong năm 2011, một đồng hàng tồn kho đem lại 0,97 đồng cho doanh thu, tuy nhiên trong năm 2012 và 2013 thì một đồng hàng tồn khi chỉ đem lại tƣơng ứng với 0,57 và 0,45 đồng doanh thu trong năm 2012 và 2013. Trong năm 2013, đánh giá cho thấy dấu hiệu tích cực về quản lý hàng tồn kho khi giá trị hàng tồn kho giảm 20 tỷ, trong đó giảm cả chỉ tiêu về giá trị sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm.

Đánh giá về hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động của công ty phản ánh rõ việc sử dụng vốn của công ty trong 3 năm 2011-2013 là chƣa thật hiệu quả, để tạo ra 1 đồng doanh thu cần lần lƣợt là 1,53; 2,26 và 2,88 đồng vốn lƣu động. hệ số này càng tăng qua các năm chứng tỏ ngày càng phải dùng nhiều vốn lƣu động để tạo ra 1 đồng doanh thu.

Đánh giá các khoản phải thu: Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ.

Vòng quay các khoản phải thu của công ty giảm nhanh qua các năm phản ánh rõ việc thanh toán của công ty trong 2 năm 2012-2013 là chƣa thật hiệu quả, để tạo ra 1 đồng doanh thu cần lần lƣợt là 3,4; 2,13 và 1,57 đồng khoản phải thu. hệ số này càng giảm qua các năm chứng tỏ ngày càng mất nhiều vốn trong khoản phải thu để tạo một đồng doanh thu. Việc này tƣơng ứng với kỳ thu tiền bình quân sẽ tăng qua các năm. Trong năm 2011, mất 106 ngày để thu đƣợc một đồng khoản phải thu và

tăng lên 169 ngày và 229 ngày trong hai năm 2012 và 2013. Điều này cũng một phần phản ánh công tác thu hồi công nợ còn chƣa hiệu quả, doanh thu của công ty bị giảm trong khi đó các khoản phải thu vẫn không có xu hƣớng giảm tƣơng tự.  Mức sinh lời của vốn lƣu động: Năm 2011 mức sinh lời này là 7% tức là 100 đồng vốn lƣu động đƣa vào kinh doanh tạo ra đƣợc 7 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ lệ này là thấp so với lĩnh vực kinh doanh bất động sản năm 2011. Năm 2012, 2013 kết quả kinh doanh vẫn có lãi nhƣng mức sinh lời vốn lƣu động rất thấp chứng tỏ vốn lƣu động đƣợc sử dụng không hiệu quả, thu hồi đƣợc vốn kinh doanh chậm.

Nhƣ vậy, trong hai năm 2012, 2013 việc sử dụng vốn lƣu động của công ty chƣa mang lại hiệu quả kinh doanh, vốn bị sử dụng lãng phí, ứ đọng. Nguyên nhân chủ yếu do công tác quản lý và tiêu thụ hàng tồn kho chƣa tốt và công tác quản lý thu hồi các khoản phải thu kém hiệu quả. Dự trữ hàng tồn kho đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là tất yếu nhƣng công ty cần xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trƣờng, đặc biệt phải dự báo và có tầm nhìn chiến lƣợc về biến động của thị trƣờng nhà đất khu vực hà nội cũng nhƣ cả nƣớc để đƣa ra mức dự trữ hợp lý, cần thiết tận dụng tốt thời cơ kinh doanh, tránh ứ đọng vốn không cần thiết.

Đánh giá tỷ số thanh khoản:

Tỷ số thanh khoản hiện thời tăng chứng tỏ việc phát hành trái phiếu làm giảm áp lực thanh khoản hiện thời của công ty, giúp công ty phân bổ khoản nợ sang các năm sau. Việc tỷ số thanh khoản nhanh xấp xỉ 1 và lớn hơn 1 chứng tỏ tài sản lƣu động đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. chỉ số này trong 3 năm trung bình của ngành kinh doanh bất động sản là 1,1.

Tỷ số thanh khoản nhanh của công ty tƣơng đối thấp so với ngành, hiện tại trong các năm, tỷ số thanh khoản nhanh bình quân ngành kinh doanh bất động sản là 0,7. Nhƣ vậy, tài sản lƣu động có thể sử dụng ngay của doanh nghiệp không đủ đảm bảo cho việc thanh toán ngay của các khoản nợ ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long Việt (Trang 71 - 77)