Khái niệm về tổ chức lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại bưu điện huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 29)

1.2. Tổ chức lao động trong doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm về tổ chức lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con ngƣời, nhằm thoả mãn những nhu cầu về đời sống của con ngƣời và của xã hội. Đó chính là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời. Quá trình lao động là một hiện tƣợng kinh tế-xã hội cho nên nó gồm hai mặt: mặt vật chất và mặt xã hội.

Về mặt vật chất, quá trình lao động dƣới bất kỳ hình thái nào cũng bao gồm ba yếu tố: lao động, đối tƣợng lao động và công cụ lao động. Trong doanh nghiệp, quá trình lao động là quá trình ngƣời lao động sử dụng công cụ lao động để tác động lên đối tƣợng lao động, làm cho chúng thay đổi về chất và biến thành sản phẩm tại các chỗ làm việc. Còn về mặt xã hội, quá trình lao động thể hiện ở sự phát sinh các mối quan hệ qua lại giữa những ngƣời lao động với nhau trong lao động và hình thành tính chất xã hội của lao động.

Tổ chức quá trình lao động được hiểu là tổ chức quá trình hoạt động của con người, trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản (lao động, công cụ lao động, đối tượng lao động) và các mối quan hệ qua lại giữa chúng.

Tổ chức lao động khoa học là tổ chức lao động ở trình độ cao, trên cơ sở áp dụng những biện pháp tổng hợp về kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, tâm sinh lý và xã hội vào sản xuất nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vật chất và lao động, tăng năng suất lao động không ngừng, bảo đảm sử dụng tiết kiệm sức lao động và gìn giữ sức khoẻ con người.

Nhận thức đƣợc ngƣời lao động là yếu tố trung tâm và cũng là mục đích của nền sản xuất, nên trong công tác quản lý nguồn nhân lực, mọi biện pháp phải nhằm vào việc tạo điều kiện cho con ngƣời lao động có hiệu quả hơn và làm cho bản thân ngƣời lao động ngày càng đƣợc hoàn thiện và phát triển. Hiện nay, tổ chức lao động trong các doanh nghiệp có ba nhiệm vụ chính sau đây:

Nhiệm vụ về kinh tế: đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn vật tƣ, lao động và tiền vốn, tăng năng suất lao động và đạt hiệu quả sản suất kinh tế cao nhất.

Nhiệm vụ về tâm lý: tạo ra các điều kiện lao động thuận lợi nhất cho ngƣời lao động, nhằm bảo vệ sức khoẻ và khả năng làm việc lâu dài.

Nhiệm vụ về xã hội: bảo đảm điều kiện để thƣờng xuyên nâng cao trình độ văn hoá-kỹ thuật cho ngƣời lao động và làm cho họ phát triển một cách toàn diện, nâng cao tính phong phú và hấp dẫn của công việc và biến nó thành nhu cầu thân thiết của con ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại bưu điện huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)