Nội dung cơ bản của tổ chức lao động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại bưu điện huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 51)

1.2. Tổ chức lao động trong doanh nghiệp

1.2.3. Nội dung cơ bản của tổ chức lao động trong doanh nghiệp

Nội dung của công tác tổ chức lao động trong các doanh nghiệp là rất phong phú và bao gồm:

1.2.2.1.Phân công và hiệp tác lao động trong doanh nghiệp. a) Khái niệm

Quá trình sản xuất-kinh doanh trong một doanh nghiệp, dù đơn giản nhất cũng phải diễn ra trong một không gian và theo một thời gian nhất định. Một cá nhân,

một bộ phận chỉ có thể thực hiện đƣợc một phần của quá trình sản xuất đó. Một cá nhân, một bộ phận chỉ có thể thực hiện đƣợc một phần của quá trình sản xuất đó. Và mọi hoạt động này đều phải có sự liên hệ hữu cơ, mật thiết với nhau để cuối cùng tạo ra đƣợc sản phẩm đạt chất lƣợng, với chi phí nhỏ nhất . ý nghĩa của phân công và hiệp tác lao động thể hiện ở chỗ:

Trước hết, nhờ có sự phân công lao động, mà tất cả các cơ cấu về lao động trong doanh nghiệp đƣợc hình thành tạo nên một bộ máy với tất cả các bộ phận, chức năng cần thiết theo các tỷ lệ tƣơng ứng với yêu cầu của sản xuất. Hơn nữa, phân công lao động cũng cho phép mỗi cá nhân và mỗi tập thể có điều kiện thực hiện chuyên môn hoá sản xuất, nhờ đó mà họ sẽ nhanh chóng tích luỹ kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lƣợng công tác, nâng cao năng suất lao động. Còn đối với doanh nghiệp, nhờ có chuyên môn hoá mà doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí đào tạo, lại có điều kiện thiết kế và sử dụng các máy móc và các trang thiết bị chuyên dùng, vừa góp phần nâng cao năng suất lao động, vừa bảo đảm chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao.

Mặt khác, hiệp tác lao động trong doanh nghiệp tạo điều kiện phối hợp một cách tích cực và hài hoà nhất các nguồn lực của doanh nghiệp cũng nhƣ mọi sự cố gắng của mỗi cá nhân và tập thể trong một điều kiện tổ chức-kinh tế-kỹ thuật-xã hội hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cũng nhờ có sự tiếp xúc xã hội và hiệp tác lao động giữa các con ngƣời mà hiệu suất công tác của mỗi con ngƣời, mỗi bộ phận đƣợc bộc lộ ra và tăng lên; nảy sinh sự thi đua giữa họ và xuất hiện những động cơ mới, kích thích mới trong mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong lao động.

b) Các hình thức phân công lao động trong doanh nghiệp.

Trong các doanh nghiệp hiện nay thƣờng có ba hình thức hình thức phân công lao động sau:

- Phân công lao động chung: phân công lao động trong nội bộ một nền kinh tế quốc dân, tức là chia các hoạt động của nền kinh tế thành các ngành độc lập riêng biệt.

- Phân công lao động đặc thù: phân công lao động trong nội bộ một ngành thành các ngành hẹp và phân đến các doanh nghiệp trong ngành.

- Phân công lao động cá biệt: phân công lao động trong nội bộ của một ngành doanh nghiệp.

Ở đây, luận văn chỉ phân tích đến sự phân công lao động cá biệt tức là sự phân công lao động trong doanh nghiệp. Quá trình sản xuất-kinh doanh trong một doanh nghiệp, dù đơn giản nhất cũng phải diễn ra trong một không gian và theo một thời gian nhất định. Một cá nhân, một bộ phận chỉ có thể thực hiện đƣợc một phần của quá trình sản xuất đó. Một cá nhân, một bộ phận chỉ có thể thực hiện đƣợc một phần của quá trình sản xuất đó. Và mọi hoạt động này đều phải có sự liên hệ hữu cơ, mật thiết với nhau để cuối cùng tạo ra đƣợc sản phẩm đạt chất lƣợng, với chi phí nhỏ nhất. Phân công lao động là một quá trình tách riêng các loại lao động khác nhau theo một tiêu thức nhất định trong một điều kiện xác định, mà thực chất là chia quá trình sản xuất-kinh doanh thành các bộ phận và giao cho mỗi cá nhân phù hợp với năng lực sở trƣờng và đào tạo của họ để tạo tiền đề nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trong sản xuất-kinh doanh. Trong các doanh nghiệp hiện nay thƣờng có ba hình thức phân công lao động sau đây:

Phân công lao động theo chức năng. Đây là hình thức chia tách các hoạt

động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp theo các chức năng nhất định để từ đó giao cho các bộ phận và từng ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Toàn thể nguồn nhân lực trong doanh nghiệp đƣợc chia thành 2 loại lao động gián tiếp và trực tiếp sản xuất mà trong đó, nhóm chức năng lớn nhất là các công nhân chính, tức là những ngƣời trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm chính của doanh nghiệp.

+ Lao động gián tiếp gồm các lao động quản lý ở các cấp quản lý và các phòng ban chức năng.

+ Lao động trực tiếp là các công nhân trực tiếp sản xuất, tác động lên các đối tƣợng lao động. Các công nhân cũng đƣợc chia thành công nhân sản xuất chính và công nhân sản xuất phụ.

Phân công lao động theo chức năng trong doanh nghiệp sẽ tách riêng từng nhóm ngƣời lao động theo vai trò của họ trong sản xuất, góp phần tạo nên cơ cấu lao động chung trong toàn doanh nghiệp. Nhiệm vụ quan trọng của tổ chức lao động là tạo quy định các tỷ lệ biên chế hợp lý giữa các chức năng này. Ngoài ra, tác dụng của sự phân công này giúp cho mọi cá nhân và bộ phận làm việc đúng nhiệm vụ, đúng phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình, đồng thời thực hiện tốt các mối quan hệ trong sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân công lao động theo công nghệ (theo nghề).

Đây là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất của quy trình công nghệ để thực hiện chúng. Hình thức phân công này là rất cơ bản và quan trọng nhất trong doanh nghiệp bởi vì nó phụ thuộc nhiều vào tính chất kỹ thuật và công nghệ để sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp.

Khi thực hiện phân công theo chức năng sẽ góp phần hình thành các nghề và các chuyên môn khác nhau. Nhƣ vậy là bên trong từng nhóm chức năng đều có sự phân công theo nghề, theo chuyên môn và tính chất của quá trình công nghệ. Theo cách này có các hình thức phân công lao động cụ thể sau đây theo:

+ Nghề.

+ Các giai đoạn công nghệ chủ yếu. + Các nguyên công

+ Các sản phẩm và chi tiêt.

Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc.

Đây là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các hoạt động, các công việc khác nhau theo tính chất phức tạp của nó. Thực chất là căn cứ vào độ phức tạp khác nhau của công việc mà bố trí ngƣời lao động có trình độ lành nghề tƣơng ứng. Trong doanh nghiệp công nghệ ngƣời ta dựa theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật để xác định mức độ phức tạp của công việc và trình độ lành nghề của công nhân. Tuỳ theo ngành nghề của các doanh nghiệp có các công nhân từ bậc 1 đến bậc 5 hoặc từ bậc 1 đến bậc 7. Trong các công việc hành chính và quản lý ngƣời ta chia

ra các trình độ từ sơ cấp, trung cấp, kỹ sƣ, kỹ sƣ chính và kỹ sƣ cao cấp. Hình thức phân công này cho phép sử dụng một cách hợp lý nhất cán bộ công nhân viên; vừa tạo điều kiện trả công lao động hợp lý, vừa tạo điều kiện nâng cao trình độ lành nghề cho mọi ngƣời lao động trong doanh nghiệp.

c) Hoàn thiện phân công lao động.

Ở các “doanh nghiệp hậu Taylor” việc phân công lao động quá sâu đã làm cho lao động bị “bóp vụn”, ngƣời lao động làm việc lặp đi lặp lại, đơn điệu sẽ bị ức chế tâm lý, kém phấn khởi và sáng tạo, thậm chí còn xem ngƣời lao động trở nên què quặt nghề nghiệp và rất dễ bị mắc bệnh nghề nghiệp ... Chính vì vậy các doanh nghiệp thƣờng tổ chức hoàn thiện phân công lao động theo các hƣớng sau đây:

- Kiêm nghề, kiêm chức (phối hợp nghề nghiệp). - Quay vòng các chỗ làm việc.

- Mở rộng công việc hay làm phong phú công việc. - Tổ chức đứng nhiều máy...

Mối liên hệ giữa các hình thức phân công lao động có thể đƣợc mô tả theo sơ đồ dƣới đây (hình 1.1).

Phân công lao động theo chức năng

Nhóm chức năng trực tiếp tác động lên các sản phẩm

Nhóm chức năng gián tiếp tác động lên các sản phẩm Công nhân sản xuất

Chính Phụ

Phân công lao độngtheo đối

tƣợng

Phân công lao động theo nghề, theo

chuyên môn

Phân công lao động theo nguyên công

Các chức năng cụ thể trong quản lý: Marketing.

Phân công lao động theo các nhóm

Hình 1.1: Sơ đồ quan hệ giữa các hình thức phân công lao ðộng trong doanh nghiệp.

(Nguồn: Tổ chức lao động trong doanh nghiệpNxb Thanh niên.1999

Các hình thức hiệp tác lao động trong doanh nghiệp

Sự phân công lao động tất yếu dẫn đến sự hiệp tác lao động trong một tổ chức, một doanh nghiệp. Hiệp tác lao động là một qúa trình mà ở đó nhiều người cùng làm việc trong một quá trình sản xuất, hay ở nhiều quá trình sản xuất khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau để nhằm một mục đích chung. Về nguyên tắc, tƣơng ứng với ba hình thức phân công lao động cũng có ba hình thức hiệp tác: theo chức năng, theo công nghệ và theo mức độ phức tạp của công việc. Nhƣng trong thực tế sản xuất ngƣời ta thƣờng nhìn nhận các hình thức hiệp tác về không gian và thời gian:

Hiệp tác về mặt không gian.

Trong doanh nghiệp, xét về mặt không gian thƣờng có các hình thức hiệp tác cơ bản sau: Hiệp tác giữa các phòng ban và các phân xƣởng; Hiệp tác giữa các bộ phận trong một phòng hay trong một phân xƣởng; Hiệp tác giữa những ngƣời lao động trong tổ (đội) sản xuất.

Hai hình thức đầu đã đƣợc nghiên cứu trong tổ chức và quản lý sản xuất và đã ghi nhận rất rõ ràng trong Điều lệ doanh nghiệp. Còn hình thức thứ ba là tổ chức đội sản xuất chính là hình thức lao động tập thể phổ biến trong sản xuất, bao gồm một số ngƣời lao động cùng thực hiện nhiệm vụ sản xuất chung và cùng chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của tổ.

Trong các doanh nghiệp, các tổ sản xuất đƣợc thiết lập để: phục vụ một tổ hợp máy lớn và phức tạp; thực hiện một công việc đồng nhất về mặt công nghệ nhƣng với một khối lƣợng lớn mà một ngƣời không thể làm hết; thực hiện một công việc mà không thể chia nhỏ cho từng cá nhân...

Trong doanh nghiệp, hiệp tác về mặt thời gian đƣợc xem là những phối hợp một cách nhịp nhàng các phân xƣởng, các phòng ban, các bộ phận phục vụ sản xuất cũng nhƣ các cá nhân trong từng đơn vị, để bảo đảm đúng tiến độ sản xuất, đúng kế hoạch dự kiến của doanh nghiệp. Sự hiệp tác này thể hiện đầy đủ nhất trên các kế hoạch tiến độ sản xuất của từng bộ phận, từng phân xƣởng cũng nhƣ của toàn doanh nghiệp.

Ngoài ra, ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất liên tục, có chế độ làm việc nhiều ca và liên tục, thì cũng cần tổ chức hợp lý các ca làm việc trong một ngày đêm. Chế độ đảo ca hợp lý vừa đáp ứng đƣợc các yêu cầu của sản xuất vừa đảm bảo đƣợc sức khoẻ cho mọi ngƣời lao động. Hoàn thiện hiệp tác lao động là một tất yếu khách quan phù hợp với sự phát triển của xã hội. Chúng ta có thể nghiên cứu kinh nghiệm của các nƣớc phát triển.

Nhóm tự quản: Hình thức này đƣợc phát triển vào những năm 1970 ở Nhật và sau đó ở Mỹ, Thụy điển. Nhóm tự quản gồm 10 đến 20 ngƣời, đƣợc giao toàn quyền và chịu trách nhiệm hoàn toàn về một giai đoạn nhất định của quá trình sản xuất. Mỗi cá nhân đƣợc xem nhƣ một nhà tự quản trị, do đó sẽ phát huy đƣợc hết tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mình trong sản xuất kinh doanh, đồng thời tính tập thể cũng đƣợc đề cao nhất. Kết quả là các chi phí về lao động và sản xuất đã giảm một cách đáng kể.

Nhóm chất lượng: gồm từ 5 đến 10 ngƣời đƣợc đào tạo đặc biệt để xác định và giải quyết mọi khó khăn phát sinh trong hoạt động sản xuất-kinh doanh. Các kiến nghị và biện phát sẽ đƣợc nghiên cứu và áp dụng với sự giúp đỡ tích cực của các phòng chức năng. Kết quả đã mang lại là vừa tiết kiệm chi phí vừa nâng cao chất lƣợng sản phẩm...

Thời gian làm việc linh hoạt: Hình thức này cũng mang lại một kết quả tốt, vừa làm tăng năng suất lao động vừa giúp cho ngƣời lao động có thể kết hợp giải quyết công việc gia đình. Thực chất là ngƣời lao động trong một số giờ nhất định bắt buộc phải có mặt tại cơ quan và phần thời gian còn lại sẽ đƣợc bố trí thích hợp với điều kiện cụ thể của mình miễn là đảm bảo 8 giờ trong ngày..

Phân công lao động và hiệp tác lao động là hai mặt của một quá trình sử dụng sức lao động: phân công lao động phải tính đến khả năng có thể hiệp tác đƣợc và hiệp tác lao động phải dựa trên cơ sở của sự phân công. Phân công lao động càng sâu bao nhiêu thì hiệp tác lao động càng tỉ mỉ và chặt chẽ bấy nhiêu. Một yêu cầu chung của sự phân công và hiệp tác lao động là phải bảo đảm sử dụng hợp lý, tiết kiệm sức lao động, phát huy đƣợc tính chủ động và sáng tạo của mỗi ngƣời, tạo điều kiện duy trì và nâng cao khả năng làm việc lâu dài cũng nhƣ sự hứng thú của ngƣời lao động, đồng thời vẫn bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn vật chất kỹ thuật nhƣ: máy móc thiết bị, vật tƣ... Trong quá trình sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp. Khi phân công và hiệp tác lao động cần chi tiết hoá các yêu cầu chung trên thành các yêu cầu cụ thể trong từng doanh nghiệp. Các yêu cầu phân công và hiệp tác lao động gồm:

- Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của phân công với trình độ phát triển của kỹ thuật và công nghệ, với các yêu cầu khách quan của sản xuất.

- Đảm bảo mỗi ngƣời có đủ việc làm trên cơ sở mức lao động khoa học; công việc phải phù hợp với năng lực, sở trƣờng và đào tạo của mỗi ngƣời; nhằm mục đích phát triển con ngƣời một cách toàn diện.

- Đảm bảo sử dụng một cách có hiệu quả nhất mọi nguồn lực trong doanh nghiệp (vốn, vật tƣ-kỹ thuật và lao động).

Tuy nhiên, phân công và hiệp tác lao động trong doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đến những giới hạn của nó. Bởi vì nếu vƣợt quá các giới hạn này sẽ dẫn đến các hiệu quả có hại cho con ngƣời trong quá trình lao động. Các giới hạn đó thể hiện trên các mặt sau:

- Kỹ thuật-công nghệ: nguyên công là giới hạn. - Kinh tế: chi phí sản xuất nhỏ nhất là giới hạn.

- Tâm -sinh lý lao động: các khả năng và giới hạn về tâm sinh lý của con ngƣời.

- Xã hội: tính hấp dẫn và hứng thú của công việc là giới hạn.

Quá trình lao động là một hiện tƣợng kinh tế xã hội và vì thế nó luôn luôn đƣợc xem xét trên hai mặt: mặt vật chất và mặt xã hội. Về mặt vật chất quá trình lao động dƣới bất kì hình thái kinh tế xã hội nào muốn tiến hành đƣợc đều phải bao gồm 3 yếu tố: Bản thân lao động, đối tƣợng lao động, công cụ lao động. Quá trình lao động là quá trình con ngƣời sử dụng công cụ lao động để tác động lên đối tƣợng tự nhiên tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con ngƣời. Về mặt xã hội quá trình lao động đƣợc thể hiện ở sự phát sinh các mối quan hệ qua lại giữa những ngƣời lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại bưu điện huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)