Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 39)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu

2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, bao gồm:

- Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện từ số liệu của các Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Phòng Lao động và Thƣơng binh xã hội, Ban Quản lý các dự án thuộc UBND huyện Tiên Du;

- Thu thập tài liệu, số liệu về tài nguyên đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Ban Quản lý các dự án thuộc UBND huyện Tiên Du;

- Thu thập tài liệu, số liệu về môi trƣờng, lao động, việc làm tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Lao động và thƣơng binh xã hội, Ban Quản lý các dự án, Cục Thống kê - UBND tỉnh Bắc Ninh;

- Thu thập các số liệu về nhân sự và hoạt động của nhân sự tại phòng Nội vụ huyện Tiên Du và Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh.

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập về thực trạng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý huyên Tiên Du.

- Đối tƣợng phỏng vấn: cán bộ quản lý và nhân viên.

- Quy mô mẫu:

+ Tổng số cán bộ quản lý của huyện hiện có: 70 ngƣời (năm 2014). + Quy mô mẫu nghiên cứu: 100 mẫu.

+ Phỏng vấn nhân viên: Mỗi phòng ban, đơn vị (trong tổng số 20 đơn vị phòng ban) phỏng vấn 5 nhân viên. Nội dung điều tra, phỏng vấn tập trung vào các vấn đề sau:

- Quy mô của đội ngũ cán bộ quản lý.

- Các kỹ năng chung của cán bộ quản lý.

- Các kỹ năng quản lý.

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

* Phƣơng pháp xử lý thông tin bằng phần mềm Excel

Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán kết quả phiếu điều tra đối với từng loại phiếu làm căn cứ để minh chứng cho các nghiên cứu; tìm ra những mặt đạt đƣợc và tồn tại của chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý tại địa bàn huyện Tiên Du để có những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý của huyện Tiên Du…

* Phƣơng pháp tổng hợp thông tin

Phƣơng pháp tổng hợp là phƣơng pháp liên kết các yếu tố, các thành phần thành thông tin thu thập đƣợc, thành một chỉnh thể có tính chất lớn hơn tổng các tính chất của các yếu tố ban đầu.

Mục tiêu tổng hợp dữ liệu thông tin là liệt kê tất cả các dữ liệu có liên quan đến miền khảo sát và sàng lọc để thu đƣợc những dữ liệu đầy đủ, chính xác và gắn cho tên gọi thích hợp; kết quả của tổng hợp dữ liệu có thể có nhiều loại khác nhau.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Phƣơng pháp này đƣợc dùng để thống kê số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ đƣợc tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của cán bộ quản lý, tình hình sử dụng đội ngũ này và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình công tác.

- Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng này đƣợc sử dụng sau khi số liệu đã đƣợc tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phƣơng pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, lƣợng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu.

- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về công tác tổ chức cán bộ, những ngƣời am hiểu sâu về sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý, những ngƣời làm công tác đào tạo, bồi dƣỡng, cán bộ quản lý các đơn vị thuộc các cấp chính quyền thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề về nâng cao chất lƣợng... từ đó rút ra những nhận xét đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)