Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 94)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Một số kiến nghị

4.4.1. Kiến nghị với Nhà nước

Bộ Nội vụ; Ban Tổ chức Trung ƣơng cần xây dựng và đƣa vào áp dụng cơ chế đánh giá cán bộ quản lý có tính hệ thống, khoa học và đặc biệt nhấn mạnh đến hiệu quả về kinh tế - Xã hội mà ngƣời cán bộ quản lý mang lại cho hệ thống chính trị cũng nhƣ lợi ích thiết thực cho nhân dân.

Ban Tổ chức Trung ƣơng cần có hƣớng dẫn cụ thể để đối với tiêu chuẩn cán bộ quản lý đảm nhiệm các chức vụ thuộc khối đoàn thể, hiện nay tiêu chuẩn các chức vụ phụ thuộc nhiều vào tổ chức đoàn thể, vì vậy có những nội dung chồng chéo, nhƣ là tuổi đảm nhiệm chức vụ, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn…

Cần có cơ chế cụ thể đối với những cán bộ là Lãnh đạo khi không còn đủ tuổi tham gia ứng cử, hoặc bố trí công tác khác để thực hiện nghỉ việc trƣớc tuổi chờ nghỉ theo chế độ Luật Bảo hiểm xã hội không bị hẫng hụt về các khoản phụ cấp bị cắt nhƣ hiện nay.

Tiếp tục thực hiện cải cách tiền lƣơng đối với cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý nói riêng đảm bảo cán bộ quản lý có thể sống đƣợc bằng lƣơng, yên tâm công tác.

4.4.2. Kiến nghị với tỉnh Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh cần phải tập trung nguồn lực và kinh phí cho công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn, có lối sống lành mạnh, tuân thủ quy định của Nhà nƣớc.

Chỉ đạo công tác đào tạo và nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý trên toàn tỉnh, chú trọng nguyên tắc công bằng, hiệu quả. Phân bổ ngân sách đến các huyện để lãnh đạo huyện có sự chủ động trong công tác này và cũng tạo thuận lợi cho các cán bộ khi đi học tập.

Chỉ đạo công tác đào tạo và nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý. Xây dựng chính sách về chế độ quy hoạch cán bộ quản lý.

Xây dựng định hƣớng phát triển kinh tế theo ngành nghề phù hợp với điều kiện từng huyện của tỉnh. Công tác phát triển phải đi đôi với ổn định xã hội và hỗ trợ các địa phƣơng khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. phát triển giáo dục, con ngƣời.

Xây dựng chính sách hoàn thiện cho công tác phân bổ cán bộ, công tác bầu cử cán bộ và công tác đánh giá cán bộ quản lý trên địa bàn tỉnh. Có văn bản quy định và hƣớng dẫn rõ ràng tới từng địa phƣơng để thực hiện triệt để công tác này.

KẾT LUẬN

Quá trình đổi mới đất nƣớc đã và đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động, năng lực và hiệu quả của bộ máy nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến cấp cơ sở. Một trong những vấn đề quan trọng để quản lý một địa phƣơng là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trong sạch, vững mạnh, có đủ phẩm chất và năng lực công tác để họ thực sự trở thành "công bộc" của dân, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nƣớc.

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Bắc Ninh, hệ thống quản lý, chính trị cấp cơ sở đã thể hiện đƣợc vai trò vô cùng quan trọng, đó là một cầu nối giữa nhân dân với chính quyền các cấp Huyện, Tỉnh và Trung ƣơng, nơi phản ánh đƣợc các mối quan tâm, các vấn đề mong muốn của nhân dân đến các cán bộ lãnh đạo cấp trên nghiên cứu, giải đáp, là công cụ quản lý nhân dân hiệu quả nhất, cũng nhƣ thể hiện vai trò trong việc định hƣớng, tuyên truyền cho nhân dân thực hiện các chính sách phát triển địa phƣơng.

Muốn thực hiện đƣợc một cách triệt để các vai trò của mình, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý huyện Tiên Du phải có một kiến thức vững vàng về hoạt động chuyên môn, cũng nhƣ có kiến thức về tƣ tƣởng, chính trị, sự rèn luyện không ngừng về đạo đức lối sống thì mới có thể vừa thực hiện tốt công việc, vừa là tấm gƣơng cho ngƣời dân trong huyện mình phấn đấu, noi theo. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại địa phƣơng.

Mặc dù đã ý thức đƣợc vai trò quan trọng của việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý tại huyện Tiên Du, nhƣng thực tế triển khai công việc này đã gặp nhiều khó khăn và còn nhiều vấn đề tồn tại. Với những nghiên cứu và phân tích trong luận văn này, tác giả đã làm rõ đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu và từ đó xây dựng đƣợc những giải pháp cụ thể để huyện Tiên Du có thể áp dụng vào thực tế, giúp tăng hiệu quả công tác nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng tốt hơn nữa trong thời gian tới. Đây chính là kết quả lớn nhất mà luận văn này mong muốn đƣợc mang lại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tổ chức Trung ƣơng (2008), Hướng dẫn số 10/HD/TC hướng dẫn việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình hàng năm đối với tập thể cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

2. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh (2007), Nghị quyết số 405-QĐ/TU về

việc ban hành qui chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử.

3. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 42-NQ/TU về công tác qui hoạch cán

bộ, lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

4. Bộ chính trị (2009), Chỉ thị số 31 - CT/TƯ của về lãnh đạo thực hiện thí

điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.

5. Bộ chính trị (2009), Hướng dẫn số 25-HD/BTCTW về thực hiện thí điểm

chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã và địa phương không tổ chức HĐND.

6. Bộ Chính trị (2012), Kết luận số 24-KL/TU ngày 05/6/2012 về đẩy mạnh công tác qui hoạch, luân chuyển cán bộ đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

7. Bộ Nội vụ (2009), Thông tư số 02/2009/TT-BNV về hướng dẫn triển khai

thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.

8. Bộ Nội vụ, Bộ Lao động thƣơng binh & xã hội (2010), Thông tư Liên tịch

số 03/2010/TTLT - BNV - BTC - BLĐTB & XH về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/ NĐ - CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

9. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

10. Chu Văn Cấp (2012) “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền vững Việt Nam” Tạp chí Cộng sản số 839

11. Đoàn văn Khải ( 2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội.

12. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh(2012), Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài - Một số kinh nghiệm của thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2012), Nghị quyết số 43/2012/NQ- HĐND về sửa đổi, bổ sung qui định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

14. Nguyễn Khánh Bật (2011), “Vị trí, vai trò của tri thức trong quá trình

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đị hóa theo tinh thần Đại hội XI của Đảng” Tạp chí Cộng sản số 828.

15. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (Chủ biên) (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Phạm Minh Hạc ( 1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp

hóa hiện đại hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ quản lý số 22/2008/QH 12.

18. Trần Hồng Lan (2011), vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Nxb chính trị quốc

gia, Hà Nội.

19. Trần Văn Tùng, Lê Thi Ái Lâm ( 1996) phát triển nguồn nhân lực- kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

20. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2008), Quyết đinh số 59/2008/QĐ- UBND về việc ban hành qui định phân cấp quản lý công tác tổ chức, biên chế và cán bộ quản lý, viên chức.

21. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2010), Quyết định số 286/QĐ-UBND về

22. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2010), Kế hoạch Số 127/ KH- UBND thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa .

23. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2007), Quyết định số 1261/ 2007/QĐ –

UBND, về ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức thuộc tỉnh Bắc Ninh .

24. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2006), Đề án phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao tỉnh Bắc Ninh đến 2020.

25. Vũ Thị Phƣơng Mai (2007) “Một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 319.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)