Khái quát bộ máy huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 48)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý huyện Tiên Du, tỉnh

3.2.1. Khái quát bộ máy huyện Tiên Du

3.2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cấp chính quyền

* Vai trò của cấp chính quyền Huyện

Chính quyền cấp huyện không ngừng đƣợc củng cố, tăng cƣờng và phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng đáp ứng kịp thời yêu cầu cách mạng của mỗi thời kỳ. Đồng thời đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của đất nƣớc.

Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nƣớc chính quyền cấp Huyện có Hội Đồng nhân dân và Ủy ban nhan dân có chức năng nhiệm vụ thực hiện việc thi hành Hiến pháp, luật, Pháp lệnh, các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên. Đồng thời thực hiện việc quản lý hành chính nhà nƣớc trên địa bàn theo thẩm quyền đƣợc giao. Chấp hành tuyệt đối các Chị, Nghị quyết của Đảng.

3.2.1.2. Nhiệm vụ, chức năng của bộ máy chính quyền huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

* Hội đồng nhân dân Huyện

Hội đồng nhân dân huyện Tiên Du là cơ quan quyền lực Nhà nƣớc ở địa phƣơng, do nhân dân địa phƣơng bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân địa phƣơng và hội đồng nhân dân cấp trên.

Hội đồng nhân dân bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Nhà nƣớc, quyết định của chính quyền cấp trên, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của cấp

mình và xuất phát từ lợi ích chung của đất nƣớc, lợi ích của nhân dân địa phƣơng quyết định và bảo đảm thực hiện các chủ trƣơng, biện pháp để phát huy tiềm năng của địa phƣơng, xây dựng và phát triển địa phƣơng về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân địa phƣơng và làm tròn nghĩa vụ của địa phƣơng đối với Nhà nƣớc.

Hội đồng nhân dân bảo đảm việc quản lý địa phƣơng theo Hiến pháp và pháp luật, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa; không ngừng củng cố mối liên hệ mật thiết với nhân dân; ngăn ngừa, khắc phục tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác trong các cơ quan nhà nƣớc và nhân viên nhà nƣớc ở địa phƣơng.

* Huyện ủy Tiên Du

Huyện ủy là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ giữa hai nhiệm kỳ Đại hội, có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện các mặt công tác của Đảng bộ và hệ thống chính trị của huyện đƣợc quy định tại Điều lệ Đảng và Hiến pháp.

Huyện uỷ chịu trách nhiệm trƣớc Tỉnh ủy, trƣớc Đảng bộ và nhân dân trong huyện về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc; các chỉ thị, nghị quyết của TW, của tỉnh và nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, đảm bảo kết hợp tốt các lợi ích của huyện với của tỉnh và cả nƣớc; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và nghĩa vụ với nhà nƣớc; lãnh đạo chính quyền làm tốt chức năng quản lý nhà nƣớc trên địa bàn huyện.

Huyện uỷ lãnh đạo bằng nghị quyết và chủ trƣơng của các hội nghị Huyện ủy thông qua hoạt động chỉ đạo của BTV Huyện uỷ. Những vấn đề phải đƣa ra tập thể Huyện uỷ thảo luận và quyết định về:

1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và chính sách lớn về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm, kế hoạch ngân sách của huyện, chủ trƣơng thu, chi ngân sách hàng năm.

2. Những vấn đề có quan hệ đến đời sống vật chất, tinh thần; văn hoá - xã hội của nhân dân; những vấn đề mới quan trọng về cơ chế, chính sách kinh tế, quan hệ sản xuất liên quan đến nhiều mặt của địa phƣơng.

3. Những vấn đề quan trọng về quốc phòng - an ninh, về xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong huyện.

4. Quán triệt và bàn các chủ trƣơng, biện pháp thực hiện nghị quyết của BCH Trung ƣơng, nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, của tỉnh uỷ mà thấy cần thiết phải đƣa ra Huyện uỷ thảo luận.

5. Bàn và quyết định những vấn đề mà Điều lệ Đảng quy định nhƣ: Bầu BTV, Bí thƣ, phó Bí thƣ, UBKT, CN.UBKT Huyện ủy; ban hành quy chế làm việc của Huyện ủy, Quy chế làm việc của UBKT Huyện ủy; xét thi hành kỷ luật và đề nghị thi hành kỷ luật đảng viên thuộc diện cấp ủy huyện quản lý; phân công nhiệm vụ cho cấp ủy huyện phụ trách khối, ngành, xã- thị trấn; chuẩn bị văn kiện Đại hội, nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khoá mới...

6. Tổng kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ; tự phê bình và phê bình theo sự chỉ đạo của cấp trên và theo định kỳ hàng năm.

7. Nghe báo cáo tình hình hoạt động của Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ hàng quý và của Uỷ Ban kiểm tra Huyện uỷ theo định kỳ 6 tháng, 1 năm.

* Uỷ ban Nhân dân huyện:

Uỷ ban nhân dân - cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nƣớc cấp trên.

Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân huyện đƣợc quy định tại Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

ỦY BAN NHÂN DÂN

PHÒNG NỘI VỤ PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ HOẠCH PHÒNG LĐTB VÀ XH PHÒNG NÔNG NGHIỆP PTNT PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO PHÒNG TN - MT PHÒNG PHÁP PHÒNG KINH TẾ HẠ TẦNG VĂN PHÒNG HĐND - UBND PHÒNG VĂN HÓA THÔNG TIN PHÒNG Y TẾ THANH TRA HUYỆN

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền huyện Tiên Du

(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ huyện Tiên Du/Phòng Nội vụ ngày 31/12/2014)

* Vai trò nhiệm vụ của các phòng ban

+ Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Tham mƣu tổng hợp cho UBND, giúp UBND huyện về công tác dân tộc; tham mƣu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND.

Văn phòng HĐND và UBND có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện.

+ Phòng tài chính - kế hoạch

Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tƣ; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, thị trấn, kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân theo quy định của pháp luật.

Việc thực hiện chức năng tham mƣu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về kế hoạch và đầu tƣ; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, thị trấn, kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân của Phòng Tài chính - Kế hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Bộ Nội vụ hƣớng dẫn.

Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài chính của Sở Tài chính.

+ Phòng nội vụ

Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nƣớc; cải cách hành chính; chính quyền địa phƣơng; địa giới hành chính; cán bộ quản lý, viên chức nhà nƣớc; cán bộ quản lý xã, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thƣ, lƣu trữ nhà nƣớc; tôn giáo; thi đua khen thƣởng.

Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.

+ Phòng Lao động,Thƣơng binh và Xã hội

Phòng Lao động, Thƣơng binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lao động, ngƣời có công và Xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo uỷ quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật.

Phòng Lao động - Thƣơng binh và xã hội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh

+ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Phòng Nông nghiệp & PTNT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mƣu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông - lâm - ngƣ nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề, ở nông thôn và công tác dân tộc.

Phòng Nông nghiệp và PTNT chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh.

+ Phòng Giáo dục và đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có chức năng tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chƣơng trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trƣờng học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, bảo đảm chất lƣợng giáo dục và đào tạo.

Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu sự chỉ đạo, quản lƣ về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh.

+ Phòng Tài nguyên môi trƣờng

Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mƣu, giúp UBND huyện quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vực: Tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, môi trƣờng.

Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh.

+ Phòng tƣ pháp

Phòng Tƣ pháp là cơ quan tham mƣu giúp UBND Huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác xây dựng, kiểm tra văn bản quy

phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, chứng thực, hộ tịch, trợ giúp pháp lý, hồ giải ở cơ sở và công tác tƣ pháp khác. Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác tƣ pháp theo sự uỷ quyền của UBND Huyện.

Phòng tƣ pháp chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND Huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tƣ pháp tỉnh Bắc Ninh.

+ Phòng Văn hoá và thông tin

Phòng Văn hoá và Thông tin có chức năng tham mƣu, giúp UBND huyện quản lý nhà nƣớc về: Văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, báo chí, xuất bản, chuyển phát, viễn thông và internet; công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin, phát thanh và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, bƣu chính, viễn thông, internet, công nghệ thông tin, phát thanh, báo chí xuất bản.

Phòng Văn hoá và Thông tin chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức biên chế và hoạt động của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh.

+ Phòng Kinh tế và hạ tầng

Cơ quan chuyên môn về công thƣơng cấp huyện có chức năng tham mƣu, giúp ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại ở địa phƣơng, bao gồm: cơ khí; luyện kim; điện; năng lƣợng mới; năng lƣợng tái tạo; dầu khí (nếu có); hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp (nếu có); các ngành công nghiệp; lƣu thông hàng hóa; quản lý thị trƣờng; xúc tiến thƣơng mại; kiểm soát độc quyền; chống bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng; dịch vụ

thƣơng mại…; quản lý cụm, điểm công nghiệp (nếu có); hoạt động khuyến công; các dịch vụ công thuộc ngành công thƣơng trên địa bàn và thuộc phạm vi quản lý của Phòng.

Phòng Kinh tế và hạ tầng chịu sự quản lý trực tiếp của ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Công Thƣơng tỉnh Bắc Ninh.

+ Phòng Y tế

Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dƣợc cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế.

+ Thanh tra huyện

Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của UBND huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

3.2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

3.2.2.1. Số lượng đội ngũ cán bộ quản lý huyện Tiên Du

Tính đến tháng 12 năm 2014, tổng số cán bộ quản lý hành chính huyện Tiên Du là 70 ngƣời. Để đánh giá số lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý ở huyện Tiên Du qua các năm, tác giả xem xét đánh giá thông qua số liệu bảng 3.1 sau đây:

Bảng 3.1. Số lƣợng và cơ cấu cán bộ quản lý huyện Tiên Du giai đoạn (2010 -2014) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2012/2010 So sánh 2014/2012 SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1.CB Khối Đảng 30 49,18 30 49,18 32 48,48 32 48,48 33 47,14 2 6,67 1 3,13 2.CB Khối Nhà nƣớc 31 50,82 31 50,82 34 51,52 34 51,52 37 52,86 3 9,68 3 8,82 Tổng 61 100 61 100 66 100 66 100 70 100 5 8,20 6,06

(Nguồn: Phòng Nội vụ, Ban Tổ chức huyện Tiên Du năm 2014)

Bảng số liệu 3.1 cho thấy số lƣợng cán bộ quản lý hành chính ở huyện Tiên Du thay đổi theo chiều hƣớng tăng trong giai đoạn 2010-2014. Năm 2010 tổng số cán bộ quản lý là 61 ngƣời, sang năm 2012, số lƣợng cán bộ quản lý tăng lên đến 66 ngƣời, tăng 8,2% và năm 2014 đội ngũ cán bộ quản lý tăng lên đến 70 ngƣời, tăng 6,06% so với năm 2012.

Trong tổng số cán bộ quản lý thì cán bộ quản lý khối Chính quyền chiếm tỷ lệ cao hơn cán bộ quản lý khối Đảng, Đoàn thể. Số lƣợng cán bộ quản lý khối chính quyền chiếm tỷ lệ trên 50% và khối Đảng, đoàn thể chiếm tỷ lệ thấp hơn và tỷ lệ này dao động trong khoảng dƣới 49%.

Phân tích trên cho thấy huyện Tiên Du đã quan tâm bổ sung về mặt số lƣợng cho đội ngũ cán bộ quản lý.

3.2.2.2. Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý theo giới tính

Tính đến ngày 31/12/2014 tổng số cán bộ quản lý hành chính huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)