Điều kiện tự nhiên của huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 43)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tiên Du

3.1.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Tiên Du là huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Ninh, có tổng diện tích tự nhiên là: 9.568,65 ha, dân số là 133.247 ngƣời, là huyện đã và đang tiếp tục đầu tƣ phát triển mạnh trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc của cả nƣớc nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Trong vài năm gần đây, Tiên Du từ một huyện thuần nông, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và các làng nghề nhỏ lẻ, đã chuyển dần sang một huyện có tỷ trọng công nghiệp khá với nhiều khu, cụm công nghiệp tập trung trải khắp trên địa bàn huyện nhƣ: khu công nghiệp Tiên Sơn, khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn, khu công nghiệp VSIP... cụm công nghiệp Lạc Vệ, Phú Lâm, Tân Chi... đã thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển vƣợt bậc đời sống nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao.

Đối với công tác quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên đất đai trên địa bàn, Tiên Du là một huyện có hệ thống tài liệu về quản lý đất đai tƣơng đối tốt. Đến hết năm 2004, Tiên Du đã đƣợc đo đạc chính qui phủ trùm trong toàn huyện cho 14/14 xã, thị trấn bằng công nghệ số hiện đại, đây là cơ sở để công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện ngày càng chặt chẽ và đi vào nề nếp. Huyện đã thực hiện tốt công tác thống kê đất đai hàng năm, lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tổng kiểm kê đất đai năm 2010.Huyện Tiên Du nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung đều nằm trong vùng ảnh hƣởng của

thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm, tam giác tăng trƣởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực Lạng Sơn - Bắc Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Là của ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, huyện Tiên Du là cầu nối giữa Hà Nội và Thành phố Bắc Ninh và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng.

Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm lực to lớn cần đƣợc phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đô thị bền vững đậm đà bản sắc.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Tiên Du có địa hình của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, tƣơng đối bằng phẳng, gồm địa hình đồng bằng và địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du. Hƣớng dốc chính của địa hình theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình 23,30C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,80C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10C. Điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng đƣợc nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị cao và xuất khẩu. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mƣa lớn tập trung theo mùa thƣờng làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)