Quan điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu nâng cao chất lƣợng cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 80)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Quan điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu nâng cao chất lƣợng cán bộ

quản lý huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

4.2.1. Quan điểm

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta đang tập trung xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực và phẩm chất để quản lý, điều hành có hiệu lực, hiệu quả mọi công việc của đất nƣớc. Đội ngũ này đa số đều trƣởng thành từ thực tiễn sản xuất và công tác, gắn bó với thực tiễn sản xuất và đời sống của nhân dân ở địa phƣơng. Hơn ai hết, đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện là ngƣời am hiểu đặc điểm tình hình địa phƣơng, thấu hiểu cuộc sống, tâm tƣ, nguyện vọng của cán bộ quản lý, của quần chúng nhân dân. Họ có mối liên hệ mật thiết, thƣờng xuyên với quần chúng nhân dân. Hiệu quả công việc của họ phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng tích cực của quần chúng và của ngƣời lãnh đạo.

Ý thức đƣợc vai trò của cán bộ quản lý trong việc quản lý và phát triển của địa phƣơng, huyện Tiên Du đã không ngừng tập trung các nguồn lực, đƣa ra các biện pháp để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện. Trong đó chú trọng phát triển đồng đều và đầy đủ các kiến thức từ chuyên môn đến lý luận chính trị. Đây đƣợc xem là một trong những trọng tâm của công tác phát triển nhân lực cán bộ chủ chốt trong toàn huyện Tiên Du.

Cùng với việc định hƣớng công tác nâng cao chất lƣợng cán bộ quản lý thông qua việc học tập, đào tạo chuyên sâu, huyện Tiên Du còn chỉ đạo thực hiện các chính sách về xây dựng môi trƣờng làm việc hiệu quả, thuận lợi. Ban

hành các quy định về chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ quản lý trên địa bàn huyện. Đây đƣợc xem là những ƣu tiên rất lớn của huyện đối với cán bộ quản lý, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, trách nhiệm và làm việc hiệu quả.

Nhƣ vậy, để có thể xây dựng hoàn chỉnh đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý huyện Tiên Du theo hƣớng công chức quản lý nhà nƣớc nhƣ trong Luật Cán bộ quản lý năm 2008 cũng không phải là vấn đề đơn giản. Khi xây dựng chế độ chính sách cần phải tính đến thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ quản lý và những tình huống thƣờng gặp trong công tác cán bộ.

4.2.2. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại huyện Tiên Du

Hiện thực hóa quan điểm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý trên địa bàn huyện Tiên Du, lãnh đạo huyện đã đề ra các định hƣớng cụ thể cho từng vấn đề.

Đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ.

Công tác phát triển nhân sự phải bao gồm công tác phát triển về trình độ tƣ tƣởng, lý luận cách mạng. Thể hiện đƣợc sự thống nhất trong công tác điều hành, tổ chức chính quyền với công tác lãnh đạo của Đảng. Thể hiện rõ nét vai trò của Cấp ủy trong quá trình lựa chọn cán bộ.

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý phải gắn liền với đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng và phát triển địa phƣơng.

Quá trình nâng cao chất lƣợng cán bộ quản lý phải theo kịp đƣợc sự phát triển không ngừng của thực tiễn công tác điều hành, quản lý nhà nƣớc tại

địa phƣơng. Với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, các vấn đề mới phát sinh ngày càng nhiều, đòi hỏi việc cơ cấu tổ chức, hoạt động chính quyền cũng cần có những sự đổi mới, từ đó mới theo kịp những biến đổi không ngừng của thực tế.

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý của huyện Tiên Du phải chú ý đến tính đồng bộ, toàn diện đồng thời cần có trọng tâm, trọng điểm.

Công tác nâng cao đội ngũ cán bộ phải có sự đồng bộ, đồng thời tiến hành nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng con ngƣời. Tuy nhiên cần chú trọng công tác nào có thể triển khai trƣớc, công tác nào sẽ có đƣợc hiệu quả tốt hơn, để lựa chọn và tìm ra các giải pháp phù hợp nhất.

Đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng.

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cần thể hiện sự thiết thực, phù hợp với những yêu cầu thực tế, không có tình trạng tổ chức đào tạo nhiều lĩnh vực không thiết thực, gây lãng phí cả thời gian của cán bộ và tiền của của Nhà nƣớc.

Nâng cao chất lƣợng cán bộ quản lý của huyện Tiên Du dựa trên cơ sở một hệ thống cơ chế, chính sách hợp lý phù hợp với đặc điểm của huyện.

Cơ chế chính sách ƣu đãi và vấn đề quy định về phụ cấp với cán bộ quản lý tại huyện phải đƣợc xây dựng trên cơ sở công bằng, tạo điều kiện phù hợp để cán bộ quản lý yên tâm công tác. Các chính sách phải phù hợp với điều kiện địa lý, khu vực, điều kiện nguồn vốn ngân sách của huyện.

4.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của tiến trình xu thế hội nhập, mở cửa. Để giúp cho ngƣời cán bộ quản lý có đủ bản lĩnh chính trị và kiến thức nghề nghiệp phục vụ cho đất nƣớc, sau đây tác giả sẽ đề xuất một số giải

pháp nhằm nâng cao chất lƣợng cán bộ quản lý huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới nhƣ sau:

4.3.1. Tập trung đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng, chính trị

Công tác tƣ tƣởng, chính trị quyết định thành hay bại trong mọi việc của Đảng và Nhà nƣớc, còn liên quan đến vấn đề sống còn của chế độ. Vì vậy, công tác tƣ tƣởng cần đƣợc quan tâm hàng đầu. Trong nhân dân ta có câu: “Tƣ tƣởng không thông vác bình tông không nổi”, đấy là để chỉ tầm quan trọng của công tác tƣ tƣởng. Khi mọi ngƣời chƣa hiểu rõ mục đích, chƣa hiểu rõ việc làm của Đảng, Nhà nƣớc thì không phải ai cũng đồng thuận thực hiện, hoặc có làm thì cũng chỉ gƣợng ép, không tự nguyện vì vậy mà việc không chạy, chủ trƣơng, chính sách không đƣợc ủng hộ. Trong mọi lúc, mọi nơi, mọi việc, tƣ tƣởng có thông suốt thì hành động mới thuận lợi, suôn sẻ. Để thực hiện tốt công tác tƣ tƣởng, đòi hỏi trƣớc hết cấp ủy phải tập trung quán triệt trong đội ngũ cán bộ chủ chốt để cho đội ngũ cán bộ quản lý phải thật sự thấm nhuần chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, biến chủ trƣơng của trên thành ý chí quyết tâm của từng cán bộ. Cán bộ quản lý sẽ là từng hạt nhân để tuyên truyền, vận động biến chủ trƣơng của Đảng thành ý thức của toàn thể cán bộ, đảng viên và công nhân viên chức. Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc với nhiệt huyết, trách nhiệm vì việc chung. Phƣơng pháp quán triệt phải linh hoạt, sáng tạo, giàu tính thuyết phục, nhất là đối với những việc khó, việc phức tạp cần kiên trì, "mƣa dầm thấm lâu".

4.3.2. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá cán bộ, đảng viên

Công tác đánh giá cán bộ là một vấn đề hệ trọng, rất nhạy cảm và phức tạp trong công tác cán bộ. Đây là khâu mở đầu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để tiến hành việc bố trí, sử dụng và thực hiện các chính sách cán bộ, thực hiện việc bổ nhiệm, và miễn nhiệm. Đánh giá đúng

cán bộ sẽ phát huy đƣợc tiềm năng của từng ngƣời và của cả đội ngũ cán bộ. Đánh giá không đúng bản chất của cán bộ sẽ dẫn đến việc bố trí, sử dụng sai cán bộ, sẽ hỏng ngƣời, hỏng việc, mà quan trọng hơn là làm mai một dần động lực phát triển, có khi thui chột những tài năng, làm cho chân lý bị lu mờ, vàng thau lẫn lộn, xói mòn niềm tin của đảng viên, quần chúng đối với lãnh đạo, ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Song, đánh giá cán bộ lại là một việc khó khăn và là khâu yếu nhất trong công tác cán bộ của ta hiện nay. Hiện nay việc đánh giá cán bộ vẫn thƣờng đƣợc tiến hành hàng năm hoặc tại những thời điểm bổ nhiệm; thực tế đánh giá thƣờng còn nặng về cảm tính, thiếu tính khách quan, công tâm hoặc theo mục đích đã định sẵn (nhƣ đánh giá cán bộ để đề nghị bổ nhiệm thì nhấn mạnh và nêu nhiều ƣu điểm, khuyết điểm thƣờng không nhắc đến hoặc nêu rất ít, thƣờng chỉ nêu chung chung những biểu hiện bề ngoài, nhƣ “còn nóng nảy”, “còn nể nang”…) dẫn đến việc đánh giá không chính xác, mang nặng tính hình thức.

Để đánh giá cán bộ đƣợc chính xác mỗi cán bộ, đảng viên, mà trƣớc hết là cán bộ lãnh đạo, ngƣời đứng đầu phải thực hiện tự kiểm điểm bản thân, liên hệ theo chức trách nhiệm vụ đƣợc giao, căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn chức danh, chú trọng hiệu quả hoạt động thực tiễn, xem xét trong cả một quá trình. Tổ chức cho mọi ngƣời tham gia góp ý thắng thắn, dân chủ, công khai, nghiêm túc, chân thành và lấy phiếu tín nhiệm. Tùy thuộc vào từng đối tƣợng mà lựa chọn thành phần lấy phiếu tín nhiệm cho phù hợp.

4.3.3. Tăng cường giám sát của các bộ phận chức năng

Mỗi một cán bộ, đảng viên đều đƣợc phân công một nhiệm vụ chính trị nhất định. Để nhiệm vụ này đƣợc thực thi hoàn thành đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ thì phải đƣợc giám sát thƣờng xuyên của các bộ phận chức năng. Đối

với công tác lãnh đạo của Đảng thì các mảng công việc của từng đảng viên đều đƣợc cấp ủy phân công nhiệm vụ giám sát theo quy định mà tham mƣu là ủy ban kiểm tra các cấp; đối với nhiệm vụ chuyên môn do Ban thanh tra giáo dục, Ban thanh tra nhân dân đảm nhiệm việc giám sát. Ngoài ra, mỗi một cán bộ nhân viên đều có quyền tham gia góp ý xây dựng nếu thấy có vấn đề cần thiết. Công tác giám sát hoạt động tốt thì đội ngũ cán bộ quản lý thƣờng xuyên đƣợc điều chỉnh và ít có điều kiện để sai phạm.

4.3.4. Đẩy mạnh việc việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính Trị

Học tập đạo đức Hồ Chí Minh là học tập đức tính "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ" là chuẩn mực đạo đức truyền thống trong quan hệ "đối với mình", đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng. Ngƣời là một tấm gƣơng mẫu mực về "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ". Học tập tấm gƣơng đạo đức của Ngƣời trong giai đoạn hiện nay là tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trƣơng, hình thức; biết sử dụng lao động, vật tƣ, tiền vốn của Nhà nƣớc, của tập thể, của chính mình một cách có hiệu quả; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng. Đối với cán bộ lãnh đạo, đảng viên phải loại bỏ thói chạy theo danh vọng, địa vị, giành giật lợi ích cho mình, lạm dụng quyền hạn, chức vụ để chiếm đoạt của công, thu vén cho gia đình, cá nhân, cục bộ, địa phƣơng chủ nghĩa. Phải thẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đƣờng lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ ngƣời tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu giếm khuyết điểm.

Học tập phong cách Hồ Chí Minh, cụ thể là phong cách quần chúng, phong cách dân chủ và phong cách nêu gƣơng. Phong cách quần chúng trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh thể hiện bằng phong cách sâu sát quần chúng, vì lợi ích của quần chúng, đi đúng đƣờng lối quần chúng, lắng nghe ý kiến, tâm tƣ nguyện vọng của quần chúng. Phong cách dân chủ là yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể, nhận trách nhiệm cá nhân và hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc tập thể giao phó và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Phong cách nêu gƣơng tức là phải làm gƣơng trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thƣờng xuyên, về mọi mặt, nói phải đi đôi với làm. Trƣớc hết, cần nêu gƣơng trên ba mối quan hệ đối với mình, đối với ngƣời và đối với công việc. Đối với mình phải không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình nhƣ rửa mặt hàng ngày; đối với ngƣời, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, phải khoan dung, độ lƣợng; đối với công việc, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ nguyên tắc để việc công lên trên, lên trƣớc việc tƣ.

4.3.5. Thực hiện thường xuyên tự phê bình và phê bình

Thực tế hiện nay, một số tổ chức và cán bộ đã làm tốt công tác tự phê bình và phê bình, trong các cuộc họp đã dám nói thẳng, nói thật ƣu, khuyết điểm giúp đồng chí mình phát huy, sửa chữa. Song bên cạnh đó, vẫn còn một số cán bộ chƣa phát huy tốt tinh thần phê và tự phê. Trong các cuộc hội nghị, cán bộ, đảng viên không dám góp ý kiến, đặc biệt là góp ý cho cấp trên, cho lãnh đạo vì sợ bị trù dập. Một số cán bộ không góp ý cho đồng chí mình ngay trong cuộc họp mà lại đi nói sau lƣng có tính chất " kích động", làm mất uy

tín ngƣời khác. Bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ, đảng viên lợi dụng tinh thần phê và tự phê để chỉ trích, phê phán ngƣời khác với thái độ không thiện cảm, vì mục đích cá nhân "vạch lá tìm sâu", " chuyện bé xé ra to", làm cho ngƣời bị phê bình không nhận ra đƣợc sai lầm để sửa hoặc có nhận ra họ cũng khó lòng mà sửa đƣợc. Tự phê bình và phê bình phải đạt tới cái đích là làm rõ đúng, sai, bảo đảm tính khách quan, trung thực, thẳng thắn và chân tình. Tự phê bình và phê bình giúp ta sửa chữa khuyết điểm, phát huy ƣu điểm, tiến bộ không ngừng, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng. Trƣớc khi phê bình ngƣời khác phải tự phê bình chính mình trƣớc, đó là tƣ tƣởng đƣợc phổ biến từ thời Nho giáo “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Tự phê bình và rèn luyện bản thân là việc đầu tiên phải làm của ngƣời cán bộ. Tự phê bình thực chất là quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng để không ngừng hoàn thiện nhân cách, nâng cao ý thức và phẩm chất đạo đức. Quá trình tự phê bình và phê bình phải luôn gắn với việc tự sửa chữa khuyết điểm của mình, thực hiện nhƣ thói quen hàng ngày. Ngƣời cán bộ phải thật thận trọng, phải giữ gìn trƣớc những cám dỗ của quyền lực, tiền bạc, trƣớc những thói hƣ tật xấu của đời thƣờng và cũng phải luôn tâm niệm rằng ngƣời cán bộ đều là một viên chức bình thƣờng, đƣợc mọi ngƣời tín nhiệm giao gánh vác công việc chung nên việc gì có lợi cho tập thể phải cố gắng làm, việc gì có hại phải hết sức tránh.

Tự phê bình và phê bình phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, phê bình từ trên xuống và từ dƣới lên. Khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải đảm bảo đúng nguyên tắc, song cách thức tiến hành phải mềm dẻo, khéo léo. Nếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)