Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 37)

5. Kết cấu của đề tài

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu

2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, bao gồm:

- Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện từ số liệu của các Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Phòng Lao động và Thƣơng binh xã hội, Ban Quản lý các dự án thuộc UBND huyện Tiên Du;

- Thu thập tài liệu, số liệu về tài nguyên đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Ban Quản lý các dự án thuộc UBND huyện Tiên Du;

- Thu thập tài liệu, số liệu về môi trƣờng, lao động, việc làm tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Lao động và thƣơng binh xã hội, Ban Quản lý các dự án, Cục Thống kê - UBND tỉnh Bắc Ninh;

- Thu thập các số liệu về nhân sự và hoạt động của nhân sự tại phòng Nội vụ huyện Tiên Du và Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh.

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập về thực trạng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý huyên Tiên Du.

- Đối tƣợng phỏng vấn: cán bộ quản lý và nhân viên.

- Quy mô mẫu:

+ Tổng số cán bộ quản lý của huyện hiện có: 70 ngƣời (năm 2014). + Quy mô mẫu nghiên cứu: 100 mẫu.

+ Phỏng vấn nhân viên: Mỗi phòng ban, đơn vị (trong tổng số 20 đơn vị phòng ban) phỏng vấn 5 nhân viên. Nội dung điều tra, phỏng vấn tập trung vào các vấn đề sau:

- Quy mô của đội ngũ cán bộ quản lý.

- Các kỹ năng chung của cán bộ quản lý.

- Các kỹ năng quản lý.

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

* Phƣơng pháp xử lý thông tin bằng phần mềm Excel

Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán kết quả phiếu điều tra đối với từng loại phiếu làm căn cứ để minh chứng cho các nghiên cứu; tìm ra những mặt đạt đƣợc và tồn tại của chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý tại địa bàn huyện Tiên Du để có những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý của huyện Tiên Du…

* Phƣơng pháp tổng hợp thông tin

Phƣơng pháp tổng hợp là phƣơng pháp liên kết các yếu tố, các thành phần thành thông tin thu thập đƣợc, thành một chỉnh thể có tính chất lớn hơn tổng các tính chất của các yếu tố ban đầu.

Mục tiêu tổng hợp dữ liệu thông tin là liệt kê tất cả các dữ liệu có liên quan đến miền khảo sát và sàng lọc để thu đƣợc những dữ liệu đầy đủ, chính xác và gắn cho tên gọi thích hợp; kết quả của tổng hợp dữ liệu có thể có nhiều loại khác nhau.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Phƣơng pháp này đƣợc dùng để thống kê số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ đƣợc tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của cán bộ quản lý, tình hình sử dụng đội ngũ này và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình công tác.

- Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng này đƣợc sử dụng sau khi số liệu đã đƣợc tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phƣơng pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, lƣợng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu.

- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về công tác tổ chức cán bộ, những ngƣời am hiểu sâu về sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý, những ngƣời làm công tác đào tạo, bồi dƣỡng, cán bộ quản lý các đơn vị thuộc các cấp chính quyền thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề về nâng cao chất lƣợng... từ đó rút ra những nhận xét đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá số lƣợng và chất lƣợng cán bộ quản lý

- Bình quân số lƣợng quản lý/cán bộ quản lý.

- Trình độ cán bộ quản lý: chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc.

- Trình độ ngoại ngữ.

- Trình độ tin học - văn phòng.

- Chỉ tiêu đánh giá năng lực cán bộ quản lý, kỹ năng trình độ khác, chỉ tiêu tín nhiệm trong cán bộ.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ HUYỆN TIÊN DU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tiên Du

3.1.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Tiên Du là huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Ninh, có tổng diện tích tự nhiên là: 9.568,65 ha, dân số là 133.247 ngƣời, là huyện đã và đang tiếp tục đầu tƣ phát triển mạnh trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc của cả nƣớc nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Trong vài năm gần đây, Tiên Du từ một huyện thuần nông, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và các làng nghề nhỏ lẻ, đã chuyển dần sang một huyện có tỷ trọng công nghiệp khá với nhiều khu, cụm công nghiệp tập trung trải khắp trên địa bàn huyện nhƣ: khu công nghiệp Tiên Sơn, khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn, khu công nghiệp VSIP... cụm công nghiệp Lạc Vệ, Phú Lâm, Tân Chi... đã thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển vƣợt bậc đời sống nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao.

Đối với công tác quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên đất đai trên địa bàn, Tiên Du là một huyện có hệ thống tài liệu về quản lý đất đai tƣơng đối tốt. Đến hết năm 2004, Tiên Du đã đƣợc đo đạc chính qui phủ trùm trong toàn huyện cho 14/14 xã, thị trấn bằng công nghệ số hiện đại, đây là cơ sở để công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện ngày càng chặt chẽ và đi vào nề nếp. Huyện đã thực hiện tốt công tác thống kê đất đai hàng năm, lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tổng kiểm kê đất đai năm 2010.Huyện Tiên Du nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung đều nằm trong vùng ảnh hƣởng của

thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm, tam giác tăng trƣởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực Lạng Sơn - Bắc Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Là của ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, huyện Tiên Du là cầu nối giữa Hà Nội và Thành phố Bắc Ninh và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng.

Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm lực to lớn cần đƣợc phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đô thị bền vững đậm đà bản sắc.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Tiên Du có địa hình của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, tƣơng đối bằng phẳng, gồm địa hình đồng bằng và địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du. Hƣớng dốc chính của địa hình theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình 23,30C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,80C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10C. Điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng đƣợc nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị cao và xuất khẩu. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mƣa lớn tập trung theo mùa thƣờng làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

3.1.2.1. Kết quả đạt được

- Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân đạt khoảng 16,89% tăng 0,39% so với kế hoạch.

- Cơ cấu kinh tế: Thƣơng mại - Dịch vụ chiếm 47,2%; Công nghiệp - Xây dựng 48,4%; Nông nghiệp 4,4%.

- Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ ƣớc đạt 8205 tỷ đồng bằng 104,63% kế hoạch năm (tăng 25,63% so với cùng kỳ năm 2010).

- Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn ƣớc đạt 9.866,6 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994) bằng 101,7% so với kế hoạch năm (tăng 22,33% so với cùng kỳ năm 2010).

- Giá trị sản xuất Nông - Lâm thủy sản ƣớc đạt 245,7 tỷ đồng, bằng 101% so với kế hoạch.

3.1.2.2. Thực trạng và xu thế phát triển đô thị

Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, hệ thống đô thị của huyện cũng đã dần đƣợc hình thành và phát triển. Ngày 01/01/1997 tỉnh Bắc Ninh đƣợc tái thành lập, thì đến ngày 01/7/1997 huyện Tiên Du đƣợc tách ra từ huyện Tiên Sơn (cũ), có vai trò tác động đến việc thúc đẩy quá trình đô thị hóa trong phạm vi toàn tỉnh. Những năm qua tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, đặc biệt là ở các xã ven đô, ranh giới khu vực trung tâm huyện đƣợc mở rộng so với những năm trƣớc.

Trong tƣơng lai, việc phát triển các khu ở đô thị, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kho tàng, thƣơng mại, dịch vụ, công trình công cộng vẫn tập trung chính ở các khu vực thị trấn Lim. Việc bố trí đất đai cho các điểm dân

cƣ này cần phải đƣợc trú trọng xem xét hợp lý, tạo điều kiện phát triển cho các đô thị mà vẫn đảm bảo đƣợc đất đai cho sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và cảnh quan thiên nhiên.

3.1.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng

* Giao thông

- Đƣờng bộ: huyện Tiên Du có hệ thống đƣờng bộ thuận tiện cho việc vận chuyển, giao lƣu kinh tế trong khu vực (nằm trên hành lang giao thông Hà Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Lạng Sơn). Mạng lƣới đƣờng bộ đƣợc hình thành từ nhiều năm trƣớc đây, cơ bản hợp lý về quy hoạch mạng lƣới chung. Thực trạng một số tuyến đƣờng chính trên địa bàn huyện nhƣ sau:

Quốc lộ 1A (cũ) chạy song song với tuyến đƣờng sắt về phía Đông, đoạn qua xã Nội Duệ đến giáp thành phố Bắc Ninh, mặt đƣờng rộng trung bình 12m hè hai bên mỗi bên 4-5m;

Quốc lộ 1B chạy giữa trung tâm của huyện, đoạn từ xã Nội Duệ đến hết địa phận xã Liên Bão 5,0 km, đạt tiêu chuẩn đƣờng cao tốc;

Quốc lộ 38, đoạn từ trung tâm thành phố đến xã Tân Chi dài 12,0 km, đạt tiêu chuẩn cấp đƣờng cao tốc;

Tỉnh lộ có 2 tuyến gồm TL276, TL287 với tổng chiều dài khoảng 41km, chất lƣợng đƣờng hiện đại hai bên đều đƣợc bố trí vỉa hè trồng cây xanh, đèn chiếu sáng, dải phân cách; Đối với các tuyến đƣờng địa phƣơng, nhất là hệ thống trục đƣờng xã nhìn chung chƣa tốt, nền đƣờng, mặt đƣờng hẹp. Các tuyến đƣờng trong thôn xóm đạt cấp B, cấp A nông thôn (nền rộng 4-5m, mặt rộng 3m), tỷ lệ gạch và bê tông hóa chiếm 90% tổng chiều dài tuyến. Các tuyến đƣờng nội khu công nghiệp, cơ bản đƣợc xây dựng đảm bảo quy hoạch và tải trọng cao.

- Đƣờng sông: phía Bắc huyện có sông Ngũ Huyện Khê chảy qua dài 15,3km, sông Đuống chảy qua với chiều dài khoảng 12,0 km có khả năng cho

các phƣơng tiện thủy có tải trọng 100 - 150 tấn đi qua. Trên mạng lƣới đƣờng sông hiện có 2 cảng lớn, hàng năm xếp dỡ một lƣợng hàng lớn chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho công nghiệp và xây dựng:

Cảng Tri Phƣơng có bãi chứa 2ha, trƣớc đây lƣợng hàng lƣu thông qua là 200.000 tấn/năm, nay chỉ còn 100.000 tấn/năm chủ yếu là vật liệu xây dựng.

- Đƣờng sắt: khu vực nội huyện có tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua dài gần 8,8km, chia huyện thành hai khu vực Đông và Tây. Dọc theo tuyến qua huyện có 1 ga: ga Lim. Hiện tại, chất lƣợng đƣờng và ga đều đã xuống cấp, khả năng sử dụng khai thác hạn chế, các ga chủ yếu tiếp nhận một số hàng vật liệu xây dựng, phân bón và hàng tiêu dùng, lƣợng hành khách qua lại ngày càng có xu hƣớng giảm.

* Thủy lợi

Huyện có hệ thống thủy nông, kênh mƣơng chính bao gồm: sông Ngũ Huyện Khê, sông Đuống, kênh Nam, giữ vai trò thực hiện nhiệm vụ tƣới tiêu nƣớc phục vụ dân sinh xã hội và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện và các địa phƣơng của huyện Yên Phong, thành phố Bắc Ninh.

* Giáo dục và đào tạo

Thực trạng các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn huyện hiện có 02 trƣờng Đại Học (đại học Bắc Hà, đại học Đông Á); 04 trƣờng phổ thông trung học; 41 trƣờng trung học cơ sở và tiểu học; 24 trƣờng mầm non, 115 nhà trẻ và 191 lớp mẫu giáo và số học sinh mầm non, tiểu, trung học cơ sở hiện có 35.101 học sinh. Các trƣờng dân lập và trung tâm giáo dục thƣờng xuyên cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển nhƣ trƣờng phổ thông trung học Trần Nhân Tông. Địa phƣơng đã quan tâm đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học khang trang sạch đẹp, hầu hết các trƣờng phổ thông đều đƣợc xây dựng cao tầng, kiên cố.

* Y tế

Trên địa bàn huyện có bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa tƣ nhân, trung tâm y tế dự phòng và 14 trạm y tế với 103 giƣờng bệnh, ngoài ra còn có trên 13 cơ sở hành nghề y. Diện tích đất cơ sở y tế hiện có 96,92 ha, bình quân 1,55m2/ngƣời.

* Văn hóa xã hội - thể dục thể thao

Toàn huyện có 37/98 di tích đƣợc bộ VHTT và UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa; 68/59 làng, khu phố đạt danh hiệu làng văn hóa; 14/14 xã, thị trấn có đài truyền thanh; 14 nhà văn hóa cấp xã, thị trấn; 14 thƣ viện cấp xã, 68 tủ sách các làng, khu phố; 61 điểm vui chơi trẻ em.

* Năng lƣợng, bƣu chính viễn thông

Huyện Tiên Du hiện đang sử dụng nguồn điện từ lƣới điện quốc gia 110KV với nhiều cấp điện áp, có trên 96 trạm biến áp hoạt động tối đa công suất, đảm bảo kịp thời truyền tải điện cho huyện. Mạng lƣới điện chiếu sáng có ở hầu hết các trục đƣờng, tuyến phố chính đến các khu dân cƣ nông thôn với đèn chiếu sáng đa dạng nhiều loại luôn đảm bảo ánh sáng cho đƣờng phố và các khu vực công cộng, khu dân sinh.

Hệ thống thông tin liên lạc, bƣu chính viễn thông ngày càng đƣợc quan tâm và đầu tƣ xây dựng kịp thời, cơ bản đáp ứng yêu cầu, hòa mạng quốc gia, quốc tế.

* Quốc phòng, an ninh

Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lƣợng vũ trang huyện có truyền thống yêu nƣớc, luôn thực hiện tốt các chính sách hậu phƣơng quân đội, gắn quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng và luôn xác định vị trí của huyện là địa bàn chiến lƣợc về an ninh quốc phòng, là cửa ngõ phía Bắc của

thủ đô Hà Nội. An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc đƣợc duy trì và thực hiện có hiệu quả.

3.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du Tiên Du

- Huyện Tiên Du là địa bàn vệ tinh của thành phố Bắc Ninh, có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua tạo nhiều cơ hội cho huyện đón nhận đầu tƣ và ứng dụng thành tựu khoa học trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Địa hình đa dạng, đồng bằng, sông ngòi và cảnh quan thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)