Tổng quan các công trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thị xã phổ yên theo hướng nông nghiệp đô thị (Trang 43 - 46)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu

1.3.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu “Xu hướng tái cấu trúc nông nghiệp khu vực ở Canada” (Regional Trends of Agricultural Restructuring in Canada) của Helen E.Parson. Tác giả đã chỉ ra được các nhân tố tác động đến xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như đất đai, nông dân, lợi nhuận … Tái cơ cấu nông nghiệp đã ảnh hưởng đến tất cả các vùng của Canada trong giai đoạn 1951 đến 1991. Những thay đổi trong trang trại, đất đai, dân số, lợi nhuận, vốn và tổ chức quản lý các hoạt động cho thấy sự xuất hiện ở tất cả các tỉnh, không có sự khác nhau nhiều giữa các tỉnh. Nông dân Canada bây giờ phải cạnh tranh thị trường trong nước và ngoài nước, chứ không phải là thị trường địa phương được hỗ trợ nhiều của nhà nước.

Nghiên cứu “Tái cấu trúc nông nghiệp tại Mozambique” của William Robert, kết quả đã chỉ ra trong những năm 1990, chính phủ Mozambique đã thực hiện một chương trình cải cách chính sách và kinh tế vĩ mô đáng kể. Hầu hết các biến dạng chính sách lớn trong lĩnh vực nông nghiệp đã được gỡ bỏ và môi trường thuận lợi cho tăng trưởng, nhưng Bộ Nông nghiệp ở Mozambique còn yếu và các hoạt động hỗ trợ hiện có trong lĩnh vực nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn lực của các nhà tài trợ. Chương trình chi tiêu công của ngành nông nghiệp (PROAGRI) đã đi tiên phong trong cách tiếp cận toàn ngành của ngành phát triển nông nghiệp, hỗ trợ nhà tài trợ để củng cố chương trình phát triển 15 giai đoạn ba năm, tập trung đáng kể vào các hành động thể chế và chính sách. Dự án bao gồm cải cách cơ cấu và chức năng của Bộ Nông nghiệp, nâng cao năng lực và quản lý nguồn nhân lực, lập kế hoạch và lập ngân sách, hệ thống quản lý và mua sắm tài chính, phân cấp, chính sách và

quy định cho quản lý tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu và khuyến nông, v.v. là tạo môi trường cho phát triển nông nghiệp dựa trên thị trường, nâng cao hiệu quả của các dịch vụ hỗ trợ công cộng cho nông nghiệp và điều tiết thị trường nông nghiệp và sử dụng tài nguyên thiên nhiên

“Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay”, luận án Tiến sĩ kinh tế chính trị của Hum Pheng Xay Na Sin, bảo vệ năm 2001, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án nêu ra nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và những vẫn đề có tính quy luật của quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp của nước Lào, đánh giá thực trạng những năm qua đến năm 2000, từ đó đề xuất một số giải pháp chính sách phù hợp để thúc đẩy nông nghiệp theo hướng tiến bộ.

1.3.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi Thanh Hoá hiện nay”, luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị của Phạm Hữu Hùng, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng, năm 2012. Trên cơ sở luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khu vực miền núi Thanh Hoá, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khu vực miền núi Thanh Hoá những năm qua. Chỉ rõ những nguyên nhân hạn chế và những mâu thuẫn đặt ra trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tác giả đã đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm húc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khu vực miền núi Thanh Hoá.

Đề tài, “Nghiên cứu, đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001 - 2004” - Đề tài khoa học của Cục thống kê Thanh Hoá năm 2005. Trên cơ sở số liệu thể hiện mức độ hoàn thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 2001 -

2004. Trong đó, tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, bao gồm cả sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành và chuyển dịch trong nội bộ ngành. Đề tài tập trung phân tích rõ những ưu điểm, hạn chế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trên cơ sở đó chỉ ra những nguyên nhân và kiến nghị giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đề tài, “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam - Thông tin chung” của PGS.TS. Bùi Tất Thắng, nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2009. Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, những tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tác giả đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam trong thời kỳ thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế, bao gồm cả chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành và trong nội bộ các ngành. Phân tích, khái quát tác động của những nhân tố mới cả trên thế giới và trong nước đối với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển những ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” của Đỗ Hoài Nam, sách do Nxb Khoa học - xã hội, Hà Nội, 1996. Ở công trình này, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế, trên cơ sở đó xem xét, đánh giá nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu ngành kinh tế với cơ cấu vùng kinh tế, gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam.

“Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam” của PGS, TS Bùi Tất Thắng, sách do Nxb Khoa học - xã hội, Hà Nội 1997. Tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến nhân tố khoa học - công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thị xã phổ yên theo hướng nông nghiệp đô thị (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)