.5 Diện tích cây lâu năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thị xã phổ yên theo hướng nông nghiệp đô thị (Trang 80 - 84)

Năm Tổng số cây ăn

quả

Cây ăn quả

Cây công nghiệp lâu năm

Xoài Nhãn Vải cam,quýt chè

Tổng diện tích (Ha) 2014 4.295 2.948 73 231 467 118 1.347 2015 4.553 2.964 58 240 456 100 1.574 2016 4.464 2.710 57 262 454 192 1.601 2017 4.484 2.707 59 264 446 212 1.613 2018 4.067 2.374 54 391 223 267 1.654

Chỉ số phát triển (Năm trước = 100) - %

2014 101,38 100,92 384,21 74,56 99,79 80,82 102,30

2015 98,06 96,45 79,45 103,90 97,64 84,75 101,22

2016 95,02 91,46 98,28 109,17 99,56 192,00 101,72

2017 95,20 91,33 101,72 110,00 97,81 212,00 102,48

2018 93,41 87,57 94,74 149,39 49,12 139,06 103,31

(Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Phổ Yên, 2019)

Căn cứ vào điều kiện thực tế và những lợi thế của địa phương trong phát triển cây chè, Thị xã đã khuyến khích người dân cải tạo đất, đưa các

giống chè cành (LDP1, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên…) thay thế giống chè cũ, năng suất kém với diện tích trồng mới hằng năm 80-100ha. Hiện, toàn Thị xã có khoảng 1.700ha chè kinh doanh; hình thành được vùng sản xuất chè an toàn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, tập trung tại xã Phúc Tân, Phúc Thuận, Thành Công, Minh Đức với diện tích 150ha, tạo việc làm ổn định cho hơn 200 lao động địa phương. Năm 2018, sản lượng chè búp tươi toàn Thị xã đạt 17.530 tấn, tăng 810 tấn so với năm 2016.

Đặc biệt, giai đoạn 2016-2018, toàn Thị xã cũng đã trồng mới được trên 330ha các loại cây ăn quả: Nhãn, bưởi Diễn, cam Vinh, xoài... Đến nay, Thị xã đã xây dựng vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, quy mô trên 500ha tập trung nhiều tại các xã: Phúc Thuận, Minh Đức, trong đó diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 10ha tại xóm Khe Đù, Khe Lánh, xã Phúc Thuận. Người dân trong xã trồng các loại cây ăn quả từ rất lâu đời, song nhận thấy cây nhãn phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây nên người dân đã đưa vào trồng và diện tích được nhân rộng hằng năm. Hiện nay, toàn xã có 300ha cây ăn quả, trong đó có 200ha nhãn, còn lại là cam, ổi, bưởi... Đặc biệt xã Phúc Thuận đã được quy hoạch thành vùng trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.

Ngoài ra, năm 2018 các hộ dân khi tham gia thực hiện mô hình được hỗ trợ 40% giá giống và 15% giá vật tư phân bón. Qua đánh giá cho thấy: đối với cây chanh tứ quý, năng suất mỗi cây đạt khoảng 5kg quả trở lên, đạt khoảng 150kg/sào, cho thu nhập khoảng 2,2 triệu đồng/sào. Cây bưởi diễn đạt năng suất khoảng 100kg/sào, cho thu nhập 2,7 triệu đồng. Với kết quả đạt được sau thời gian thử nghiệm, các hộ nông dân tham gia mô hình tiếp tục mong muốn được trao đổi kinh nghiệm, tập huấn các bước kỹ thuật chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển của hai loại cây trồng này; để có thể tiếp tục mở rộng thêm diện tích, mang lại giá trị kinh tế cao.

Thời gian tới thị xã Phổ Yên sẽ tiếp tục tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân, để nắm rõ các quy trình trồng và chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển của cây trồng; từng bước xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả tập trung theo hướng hàng hóa, phấn đấu xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, có giá trị kinh tế cao ở mỗi địa phương.

* Cơ cấu chăn nuôi

Giai đoạn 2014 – 2018 chăn nuôi của thị xã Phổ Yên có nhiều chuyển biến cả về số lượng cũng như chất lượng, giá trị; phát triển theo hướng trang trại, gia trại, bán công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp.

40.97 43.16 57.14 56.54 56.53 0 10 20 30 40 50 60 2014 2015 2016 2017 2018

Cơ cấu chăn nuôi (%)

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu GTSX chăn nuôi giai đoạn 2014 - 2018

Cơ cấu chăn nuôi của thị xã có sự chuyển dịch tích cực, năm 2014 GTSX chăn nuôi đạt 542.811 triệu đồng, tương ứng chiếm 40,97% GTSX nông nghiệp; đến năm 2018 tăng lên 1.024.182 triệu đồng, tương ứng chiếm 56,53% GTSX nông nghiệp với tốc độ tăng trung bình đạt 20,06%/năm. Trong đó tập trung chủ yếu chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn) và chăn nuôi gia cầm (gà, vịt). Cụ thể như sau:

Bảng 3.6: Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014-2018

Năm Trâu (Con) (Con) (Con) Lợn (Con) Gia cầm (1000 con) Gia súc (1000 con) Tổng số Lợn Trong đó nái Lợn Thịt 2014 11.150 9.435 195 117.372 18.215 99.157 1.182 1.012 2015 10.960 9.300 235 125.213 19.179 105.778 1.311 1.108 2016 9.167 9.660 240 179.674 64.250 115.154 1.751 1.234 2017 9.168 9.705 246 161.635 30.998 130.367 1.774 1.261 2018 9.090 9.380 260 165.750 31.500 134.250 1.548 1.395

Chỉ số phát triển (Năm trước = 100) - %

2014 91,7 98,1 199,0 105,7 100,2 106,8 116,6 96,2 2015 98,30 98,57 120,51 106,68 105,29 106,68 110,91 109,49 2016 83,6 103,9 102,1 143,5 335,0 108,9 133,6 111,4 2017 100,0 100,5 102,5 90,0 48,2 113,2 101,3 102,2 2018 99,1 96,7 105,7 102,5 101,6 103,0 87,3 110,6

(Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Phổ Yên năm 2019)

Qua bảng trên cho thấy chăn nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao, an toàn sinh học tiếp tục được quan tâm đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Phổ Yên có trên 100 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT (tăng 10 trang trại so với năm 2016). Trong đó, có 60 trang trại chăn nuôi lợn, còn lại là chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi tổng hợp. Các trang trại hiện có tổng số vốn đầu tư khoảng trên 150 tỷ đồng; thu nhập trung bình mỗi trang trại đạt từ 100-150 triệu đồng/năm.

Để khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, những năm gần đây, thị xã Phổ Yên đã triển khai nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng. Đồng thời, tiến hành quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung gắn với quy hoạch nông thôn mới; đẩy mạnh xây dựng mối liên kết liên doanh giữa các hộ chăn nuôi với nhau và giữa hộ chăn nuôi với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản trên địa bàn; hỗ trợ kinh phí, tập

huấn chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật giúp các chủ trang trại mở rộng sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm để phát huy hiệu quả trong chăn nuôi…

Bên cạnh đó, thị xã cũng tăng cường tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các hộ chăn nuôi, nhất là các cơ sở chăn nuôi lớn phải xây dựng hầm bi- ô-ga, đệm lót sinh học và các biện pháp kỹ thuật khác nhằm bảo đảm vấn đề môi trường. Phấn đấu tăng tổng đàn gia súc, gia cầm và hình thành một số trang trại kiểu mẫu về hiệu quả sản xuất, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thị xã phổ yên theo hướng nông nghiệp đô thị (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)