Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu tại 3 xã, phường, gồm: phường Đồng Tiến, phường Bắc Sơn, xã Thuận Thành, tác giả chọn 3 phường, xã này với lý do: xã Thuận Thành có diện tích đất nông nghiệp lớn, phường Đồng Tiến và phường Bắc Sơn có diện tích đất nông nghiệp ít, một phần đất nông nghiệp đã giải phóng mặt bằng cho các khu công nghiệp, khu đô thị.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Tác giả thu thập các thông tin, số liệu có sẵn đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu có bước đầu hình dung
thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án…
Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên từ Phòng Kinh tế, chi cục Thống kê, UBND xã, phường, cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp...
Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật từ các niên giám thống kê (chi cục Thống kê), các báo cáo tổng kết, sách báo, tạp chí, truy cập mạng internet, số liệu thống kê của các phòng ban trong huyện, xã và các hộ sản xuất.
Trên cơ sở các số liệu đã thu thập tiến hành phân tích, đánh giá tìm ra xu hướng phát triển và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hồi nguyên liệu.
2.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Sử dụng câu hỏi mở, thông qua phương pháp này trực tiếp tiếp cận các chủ hộ, các đối tượng có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, để hiểu biết được thực trạng, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất. Từ đó có cái nhìn khách quan để có thể đưa ra những giải pháp, những định hướng phát triển sản xuất trong tương lai.
a) Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ có kinh nghiệm tại địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của người dân địa phương.
b) Phương pháp điều tra
- Đối tượng điều tra: Tác giả tập trung vào 2 nhóm đối tượng là hộ nông dân và cán bộ tại xã, phường.
- Chọn mẫu điều tra: Do điều kiện về thời gian, kinh phí và cán bộ hỗ trợ, mỗi xã, phường tác giả lựa chọn 30 hộ điều tra với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, lấy tiêu chí thu nhập làm tiêu chí cơ bản để chọn hộ khảo sát. Số lượng hộ được chọn ra là 30 hộ chiếm 2,27% tổng số hộ của 3 xã. Mỗi xã chọn 3 thôn đại diện cho các loại hình sản xuất trong xã thì tiến hành điều tra 10 hộ mỗi thôn. Thông qua trao đổi với chủ tịch xã, chủ tịch hội nông dân hay chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, các trưởng thôn và bí thư chi bộ thôn, tác giả xác định cụ thể các hộ điều tra. Tiêu chí cơ bản lựa chọn hộ như sau:
• Hộ đại diện cho loại hình sản xuất trong thôn và xã như hộ thuần nông, hộ nông nghiệp kiêm dịch vụ, hộ nông nghiệp kiêm tiểu thủ công nghiệp.
• Hộ đại diện cho mức độ kinh tế trong thôn/xã (hộ khá, trung bình, nghèo); Mẫu được chọn để tiến hành điều tra là 90 hộ gia đình và 30 cán bộ tại thị xã, 03 xã, phường nghiên cứu. Từ kết quả thu thập được có thể đưa ra đánh giá chung và khách quan hơn cho đề tài nghiên cứu.
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thông qua việc thu thập, điều tra các số liệu, sử dụng các chỉ tiêu như các số bình quân, số tương đối, tuyệt đối để đánh giá chung kết quả thực hiện.
2.3.2. Phương pháp so sánh
Thông qua phương pháp này để so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thị xã. Xem xét những yếu tố cơ bản nhất quyết định đến ứng xử của họ, từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp góp phần khuyến khích các huyện khác trên địa bàn trong việc phát triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp bền vững.
2.3.2.3. Phương pháp SWOT
Một trong các phương pháp thường được sử dụng để đánh giá những thuận lợi và khó khăn là phương pháp SWOT nhằm phân tích điểm mạnh
điểm yếu, cơ hội, thách thức của mối liên kết kinh tế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Phương pháp SWOT được thực hiện qua các bước: Bước 1: liệt kê các mặt mạnh (S)
Bước 2: liệt kê các mặt yếu (W) Bước 3: liệt kê các cơ hội (O) Bước 4: liệt kê các nguy cơ (T)
Kết hợp S/O: sử dụng những điểm mạnh của mối liên kết nhằm khai thác những cơ hội.
Kết hợp S/T: sử dụng các mặt mạnh bên trong nhằm đối phó với những nguy cơ.
Kết hợp W/O: tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong.
Kết hợp W/T: cố gắng giảm thiểu những điểm yếu của mối liên kết nhằm tránh những nguy cơ.
Từ việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các mối liên kết để lựa chọn, khuyến khích người nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thị xã.