Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Điều kiện kinhtế xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Trong giai đoạn 2016 - 2018, thị xã Phổ Yên đã có những bước phát triển đột phá về kinh tế. Tổng giá trị sản xuất tăng rất mạnh từ 440.075 tỷ đồng năm 2016 lên 605.713 tỷ đồng năm 2018, tương ứng với mức tăng bình quân 17,32%/năm. Đóng góp vào mức tăng trưởng mạnh mẽ này chủ yếu là từ lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, chiếm tới 99% tổng GTSX của thị xã. Năm 2016, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng thị xã mới đạt 437.345 tỷ đồng thì đến năm 2018 đã tăng lên 602.578 tỷ đồng tương ứng với mức tăng bình quân 17,38%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do lĩnh vực công nghiệp - xây dựng phát triển với sự đầu tư quy mô vốn rất lớn từ Tập đoàn SamSung vào khu công nghiệp Yên Bình, Công ty Mani Hà Nội, Công ty gạch Prime, Công ty sữa Elovi trên địa bàn xã Thuận Thành, công ty CP thuốc thú y Maphavet trên địa bàn xã Trung Thành.
Với chính sách thu hút đầu tư thông thoáng và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trong những năm qua thị xã Phổ Yên đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục qua từng năm. Từ một huyện thuần nông, đến nay cơ cấu kinh tế của thị xã Phổ Yên đã chuyển
dịch theo hướng: công nghiệp - xây dựng; thương mại - dịch vụ và nông - lâm nghiệp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ; nhiều công trình, dự án trọng điểm được xây dựng và đưa vào hoạt động bước đầu phát huy hiệu quả. Trên địa bàn thị xã Phổ Yên đã hình thành các KCN tập trung, với quy mô vốn đầu tư lớn.
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất của Thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016 – 2018
(Theo giá hiện hành)
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
TĐPT BQ (%) GT (Tỷ đồng) CC (%) GT (Tỷ đồng) CC (%) GT (Tỷ đồng) CC (%) Tổng giá trị sản suất 440.075 100 520.444 100 605.713 100 117,32
Nông lâm nghiệp, TS 1.790 0,41 1.791 0,34 1.862 0,31 102,01 Công nghiệp và XD 437.345 99,38 517.555 99,44 602.578 99,48 117,38 Thương mại - dịch vụ 940 0,21 1.098 0,21 1.273,40 0,21 116,39
(Nguồn: Niên giám Thống kê thị xã Phổ Yên, 2019)
Số liệu thống kê cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đã kéo theo sự chuyển biến tích trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Giá trị sản xuất của lĩnh vực này tăng với tốc độ bình quân 16,39%/năm. Năm 2018 giá trị sản xuất đạt mức 1273,4 tỷ đồng. Lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tuy có sự tăng trưởng nhưng tốc độ không cao và có xu hướng giảm cơ cấu trong tổng giá trị sản xuất của thị xã.
2.1.2.2. Dân số và lao động a) Dân số
bình quân 4,32%/năm. Nguyên nhân chính của sự gia tăng chủ yếu là do người dân từ các khu vực khác dồn về làm việc tại khu công nghiệp Yên Bình. Xu hướng tăng mạnh này chỉ bắt đầu từ năm 2013. Trước đó tốc độ tăng luôn ở mức thấp dưới 1%. Dân số tăng nhanh trong khi diện tích đất không thay đổi đã khiến mật độ dân số trên địa bàn thị xã Phổ Yên tăng lên khá nhanh, từ 662 người/km2 2016 đã tăng lên 749 người/km2 năm 2018 tương ứng với mức tăng bình quân 10,31%/năm.
Về giới tính, nhìn chung tỉ lệ phân bổ giới tính nam nữ trong dân số tại thị xã Phổ Yên tương đối cân bằng. Tỉ lệ nữ có nhiều hơn nam nhưng không chênh quá lớn. Tuy nhiên, dân số mang giới tính nữ có xu hướng tăng mạnh hơn so với giới tính nam. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do nhu cầu cần công nhân nữ tại các nhà máy tại Khu công nghiệp Yên Bình trên địa bàn thị xã tương đối lớn vì chủ yếu là công việc lắp ráp điện tử. Điều này đã khiến thu hút một lượng lớn lao động nữ dịch chuyển đến sinh sống trên địa bàn.
Về phân bổ dân số theo khu vực, trong giai đoạn 2016 – 2018 đã có sự biến động rất lớn. Dân số sống tại khu vực thành thị tăng lên rất mạnh từ 38.980 người năm 2016 tăng lên 55.058 người năm 2018 tương ứng với mức tăng bình quân 14,98%/năm. Sự biến động lớn nhất là từ năm 2017 sang 2018 (số dân thành thị tăng 14.973 người). Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ này là do huyện Phổ Yên được nâng cấp thành Thị xã vào năm 2015. Việc nâng cấp này đã thực hiện chuyển một số xã tại trung tâm Thị xã thành các phường thuộc khu vực đô thị. Điều này đã khiến số lượng dân số thành thị tăng mạnh.
Bảng 2.3: Tình hình dân số thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016 – 2018
Năm Tổng số Phân theo giới tính
Phân theo thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn I, Dân số (Người) 2016 172.040 83.355 88.685 38.980 133.060 2017 173.945 84.139 89.806 40.055 133.890 2018 193.834 89.426 104.408 55.028 138.806 II, Tỷ lệ tăng (%) 2016 100,4 100,4 100,4 104,8 99,2 2017 101,1 100,9 101,3 102,8 100,6 2018 111,4 106,3 116,3 137,4 103,7
III, Cơ cấu (%)
2016 100 48,45 51,55 22,66 77,34
2017 100 48,37 51,63 23,03 76,97
2018 100 46,14 53,86 28,39 71,61
(Nguồn: Niên giám Thống kê thị xã Phổ Yên, 2019)
Nhìn chung, thị xã Phổ Yên có dân số tương đối đông. Đây là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số cơ giới khiến việc quản lý xã hội khó khăn hơn và nảy sinh nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết.
b) Lao động
Theo thống kê, số lượng lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên năm 2018 là 108.531 người chiếm 60% so với tổng dân số. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi
đoạn 2016 – 2018 vào khoảng 11,18%/năm. Tốc độ tăng chủ yếu ảnh hưởng bởi sự di chuyển lao động từ các địa phương khác đến địa bàn Thị xã để làm việc tại các Khu công nghiệp.
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng lao động của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016 - 2018 giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
TĐPT BQ (%) SL (LĐ) CC (%) SL (LĐ) CC (%) SL (LĐ) CC (%) Tổng số lao động 87.805 100,00 92.067100,00 108.531 100.00 111,18 1. LĐ NL nghiệp, thủy sản 48.079 54,76 42.737 46,42 44.000 40,54 95,66 2. Công nghiệp và XD 20.173 22,97 26.649 28,95 35.995 33,17 133,58 3. Thương mại - Dịch vụ 19.553 22,27 22.681 24,63 28.536 26,29 120,81 4. Tỷ lệ lao động/Dân số (%) 62,35 - 62,95 - 63,35 - -
(Nguồn: Niên giám Thống kê thị xã Phổ Yên, 2019)
Số liệu thống kê cho thấy, phần lớn lao động trên địa bàn thị xã lao động nông lâm, nghiệp thủy sản. Tuy nhiên, số lượng lao động trong lĩnh vực này có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016 - 2018. Năm 2016 số lượng lao động nông lâm nghiệp, thủy sản có 48.079 người (chiếm 54,76% lực lượng lao động), đến năm 2018 chỉ còn 44.000 người (chiếm 40,54% lực lượng lao động). Trung bình mỗi năm số lượng lao động trong lĩnh vực này giảm 4,34%. Ngược lại, số lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ có chiều hướng tăng lên. Số lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng với tốc độ bình quân 33,58%/năm, lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng bình quân 20,81%/năm. Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do sự thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trên địa bàn Thị xã, đặc biệt là tại khu công nghiệp Yên Bình. Sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc
biệt là Tập đoàn Samsung đã góp phần làm thay đổi mạnh cơ cấu lao động tại Thị xã Phổ Yên.
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thị xã Phổ Yên đang dần được hoàn thiện. Hiện tại trên địa bàn Thị xã có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc… đã cơ bản đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
a) Giao thông vận tải:
- Hệ thống đường cấp Thị xã gồm có 11 tuyến nối liền trung tâm Thị xã với trung tâm các xã, phường trong Thị xã.
- Hệ thống đường cấp xã trên địa bàn có tổng chiều dài khoảng 294,6 km. Hiện nay các tuyến đường này nhìn chung đã được bê tông hóa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân trong Thị xã.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ của Thị xã Phổ Yên có chất lượng tương đối tốt và đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế trên địa bàn. Hệ thống đường thuỷ mới chủ yếu phục vụ thuyền nhỏ khai thác vật liệu xây dựng trên sông. Tuyến đường sắt có khả năng tạo thuận lợi cho phát triển kinh - tế xã hội của Thị xã nhưng chưa được khai thác hiệu quả.
b) Hệ thống thống thông tin, liên lạc:
Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông trên địa bàn Thị xã phát triển khá hoàn chỉnh. Đến nay, mạng điện thoại cố định đã phủ 18/18 đơn vị hành chính; sóng điện thoại và mạng internet có ở 100% các xã và phường đáp ứng tương đối tốt nhu cầu thông tin liên lạc, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của người dân trên địa bàn.
c) Hệ thống điện lực
Thị xã được cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia qua đường truyền tải 110 KV Đông Anh - Thái Nguyên. Lưới điện với đường 110 KV và 35 KV vận hành tốt, các đường 0,4 KV đang được cải tạo. Hiện nay 100% số xã, phường
trên địa bàn Thị xã có điện. Hệ thống điện về cơ bản đảm bảo tốt cho nhu cầu phát triển hiện nay của thị xã. Bên cạnh đó, hệ thống điện phục cho sản xuất kinh doanh cũng được đầu tư tương đối hoàn thiện trên địa bàn thị xã. Năm 2014, Điện lực Thái Nguyên đã hoàn thành Dự án đường dây và trạm biến áp 110kV cấp điện cho Khu công nghiệp Yên Bình tỉnh Thái Nguyên với tổng công suất 2x63MVA đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho các nhà máy trong khu công nghiệp này.
Trên địa bàn Thị xã có 48 trạm biến áp, trong đó có 47 trạm nhỏ nằm ở các xã; các trạm hạ thế 22 kv, 20 kv và 10 kv... Hệ thống trạm trung nhỏ phân bố tương đối đồng đều ở các xã, phường. Thị xã có 26 máy biến áp phân phối với tổng dung lượng là 5.190 KVA.
d) Lĩnh vực thuỷ lợi và cấp thoát nước
Hệ thống cấp nước sinh hoạt của thị xã sử dụng nguồn từ hệ thống cấp nước thành phố Sông Công do vậy còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, hệ thống cấp nước của Thị xã sẽ được đầu tư nâng cấp, tăng công suất sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Về cấp nước cho sản xuất nông nghiệp: nguồn nước chính được lấy từ hệ thống cấp nước hồ Núi Cốc và các trạm bơm từ sông Công, sông Cầu, thoả mãn nhu cầu về nước cho sản xuất nông nghiệp.