.3 Diện tích các loại cây trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thị xã phổ yên theo hướng nông nghiệp đô thị (Trang 75 - 80)

ĐVT: ha Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 TĐPTBQ (%) Tổng số 17.590 17.993 17.332 16.609 16.102 97,85 Cây hàng năm 13.295 13.129 12.868 12.125 12.035 97,56 Trong đó: Cây lương thực có hạt 12.069 12.189 11.961 11.304 11.318 98,44 Cây CN hàng năm 1.226 940 907 821 717,14 87,76

Cây lâu năm 4.295 4.553 4.464 4.484 4067 98,80

Trong đó:

Cây CN lâu năm 1.347 1.574 1.601 1.537 1.654 105,55 Cây ăn quả 2.948 2.964 2.710 2.707 2.374 94,89

Qua bảng tổng hợp cho thấy diện tích đất cho trồng trọt của thị xã trong 5 năm có xu hướng giảm dần, năm 2014 có 17.590 ha phục vụ cho trồng trọt thì đến năm 2018 giảm xuống còn 16.102 ha (giảm 1.488 ha) với tỷ lệ giảm bình quân 2,15%/năm. Nguyên nhân là giai đoạn 2014 – 2018 nhiều dự án phát triển sản xuất của thị xã đã lấy phần đất nông nghiệp, khiến cho diện tích canh tác ngày càng thu hẹp lại.

Trong cơ cấu diện tích đất cho trồng trọt thì diện tích cây hàng năm chiếm tỷ trọng chính, chiếm 74,7% diện tích trồng trọt và chủ yếu là trồng cây lương thực có hạt như lúa, ngô.

Về sản xuất cây lương thực: Do giữ vai trò quan trọng trong giữ vững an ninh lương thực, trong sản xuất đối với cây lúa và cây ngô sẽ duy trì ổn định, bên cạnh đó, để tăng cường nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo sản xuất hiệu quả, hiện cây lúa đang được triển khai với dự án phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với giống chất lượng cao tại một số xã có thế mạnh và điều kiện thuận lợi để phát triển.

Đối với cây lúa, Thị xã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng theo hướng sử dụng giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao, có khả năng thích ứng tốt, thời gian sinh trưởng phát triển ngắn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Cùng với việc thực hiện các mô hình trình diễn giống lúa mới, Thị xã cũng chỉ đạo các địa phương triển khai cánh đồng một giống lúa lai cho năng suất cao. Giai đoạn 2016-2018, Thị xã đã thực hiện 3 cánh đồng một giống, quy mô 35-56 ha tại các xã: Tiên Phong, Trung Thành, Đắc Sơn, Vạn Phái, Thành Công... Việc thực hiện cánh đồng một giống đã giúp người dân được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, làm quen với phương pháp thâm canh lúa cải tiến (SRI), nhờ đó năng suất lúa ngày một tăng. Chỉ tính riêng năm 2018, năng suất lúa vụ xuân và vụ mùa đạt trên 53 tạ/ha, cá biệt có một số diện tích lúa ở các xã: Tiên Phong, Phúc Thuận, Thành Công... cho năng suất 65-67 tạ/ha.

Bảng 3.4: Cơ cấu sản xuất cây hàng năm thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014-2018

Cây trồng

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Lúa 10.259 51,58 52.912 10.288 51,85 53.345 9.832 52,7 51.821 9.829 54,81 53.877 9.682 55,47 53.704 Ngô 1.723 40,47 6.973 1.901 41,64 7.915 2.129 41,69 8.875 1.475 43,66 6.441 1.636 44,00 7.199 Khoai lang 2.355 43,46 10.235 1.664 67,03 11.153 1.399 66,33 9.280 1.326 67,50 8.953 1.215 68,02 8.265 Sắn 619 150,57 9.320 653 148,68 9.709 653 149,25 9.746 564 145,25 8.194 501 144,99 7.264 Mía 10 560,0 560 2 555,00 111 1,64 557,93 91 0 0 0 2 560,00 112 Lạc 831 15,58 1.318 802 15,69 1.258 778,29 20,00 1.556 710 15,76 1.119 610 15,78 963 Đậu tương 98 19,69 193 122 15,00 183 118,07 16,94 200 104 17,26 180 94 17,61 166 Rau 1.860 160 29.760 2.018 156,35 31.552 2.038 158,75 32.354 2.038 166,26 33.876 2.236 160,01 35.766

Theo đó, cơ cấu giống lúa vụ xuân và vụ mùa được duy trì với một số giống lúa lai, lúa thuần cho năng suất cao và ổn định, phù hợp với điều kiện của địa phương như: Khang dân đột biến, Khang dân 18, HT1, HT6, Thiên ưu 8, TH3-3, BTE1… Hằng năm, Thị xã cũng đặc biệt chú trọng triển khai các mô hình trình diễn giống lúa mới với quy mô hàng chục ha. Điển hình có thể kể đến mô hình trình diễn giống lúa ADI 28 và ADI 168 vụ Xuân 2018, diện tích 1,5ha tại xóm An Miên, xã Thành Công. Đây là những giống lúa được chọn lọc từ quần thể gen lúa thuần nhập nội của Trung Quốc qua chọn lọc phả hệ. Tham gia mô hình trên, 20 hộ dân được Trạm Khuyến nông Thị xã hỗ trợ kinh phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tập huấn khoa học kỹ thuật. Sau thời gian gieo cấy, giống lúa ADI 28 và ADI 168 có khả năng đẻ nhánh khá, gọn cây, chống đổ tốt, năng suất đạt xấp xỉ 70 tạ/ha; hạt gạo trong, thon dài... Từ hiệu quả của mô hình trên, vụ xuân 2019, xã Thành Công đã nhân rộng với diện tích trên 10ha.

Song song với việc xây dựng mô hình trình diễn giống lúa mới, các địa phương cũng quyết liệt triển khai cánh đồng một giống lúa lai cho năng suất cao. Bình quân mỗi địa phương xây dựng được 3-5 cánh đồng một giống lúa lai/vụ, quy mô từ 2-5ha/mô hình. Tuy cánh đồng một giống diện tích còn nhỏ, song thông qua đó, người dân được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, làm quen với phương pháp thâm canh lúa cải tiến (SRI). Đây chính là nguyên nhân làm nên sự thay đổi lớn về năng suất và sản lượng của cây lúa trên địa bàn Thị xã. Năm 2018, năng suất lúa vụ xuân và vụ mùa đạt 52-53 tạ/ha, cá biệt có một số diện tích lúa ở các xã: Tiên Phong, Phúc Thuận, Thành Công... cho năng suất 65-67 tạ/ha.

Đối với cây ngô, Thị xã đã khuyến khích, hướng dẫn bà con đưa các giống ngô lai vào gieo trồng như: LVN4, LVN99, GS9989, B265, HN8... thay thế các giống ngô cũ. Bằng phương pháp làm bầu trước khi đưa ra trồng ngoài đồng; thay đổi mật độ trồng; điều chỉnh hướng lá để cây ngô phát triển thuận

lợi... năng suất ngô năm 2018 đạt trên 58 tạ/ha, cao hơn phương pháp cũ khoảng hơn 20 tạ/ha, giá trị thu nhập từ cây ngô tăng 11-12 triệu đồng/ha/vụ. Theo đánh giá của các hộ dân, gieo trồng ngô lai tuy chi phí về giống cao nhưng năng suất đạt cao hơn hẳn giống cũ, lợi nhuận thu về đạt khá.

Cùng với việc triển khai các giống mới, thị xã Phổ Yên cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để người dân áp dụng vào sản xuất. Năm 2018, cơ quan chuyên môn của Thị xã đã tổ chức 190 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa, ngô, rau màu từng vụ; kỹ thuật trồng và chăm sóc chè an toàn... cho trên 11 nghìn lượt hộ nông dân. Ngoài ra, Thị xã cũng dành hơn 5 tỷ đồng để hỗ trợ giá giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao; hỗ trợ sản xuất khoai tây, bí xanh, bí đỏ vụ Đông… Việc đầu tư, hỗ trợ trực tiếp về vốn, giống cây trồng đã góp phần động viên, khuyến khích nông dân yên tâm sản xuất, mở rộng diện tích, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển.

Nhờ việc triển khai hiệu quả các giải pháp, tổng sản lượng lương thực của Thị xã năm sau cao hơn năm trước. Qua đó không chỉ góp phần đảm bảo an ninh lương thực mà còn tạo điều kiện phát triển chăn nuôi, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững. Tính đến hết năm 2018, giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1ha đất canh tác trên địa bàn Thị xã đạt 99,7 triệu đồng (vượt kế hoạch 1,2 triệu đồng); thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nông thôn đạt gần 40 triệu đồng/người/năm (năm 2017 là hơn 30 triệu đồng). Phát huy những kết quả đạt được, năm 2019, Thị xã tiếp tục duy trì các giống cho hiệu quả kinh tế cao. Cùng với việc tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật tới người dân, Thị xã cũng sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp…

Bên cạnh đó đối với các xã: Đông Cao, Tiên Phong, Minh Đức, Tân Phú, là các địa phương có diện tích rau màu lớn, do đó, ngoài việc khuyến khích bà con đưa các giống cho hiệu quả kinh tế vào gieo trồng, Thị xã còn

tập trung hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất theo quy trình VietGAP để nâng cao năng suất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, giai đoạn 2016-2018, toàn Thị xã đã thực hiện chuyển đổi 450ha đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm (ngô nếp, đậu tương, rau màu, hoa) kết hợp chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, diện tích gieo trồng cây rau hàng năm từ 2.000ha (năm 2016, sản lượng 32.354 tấn) đã tăng lên 2.236ha (năm 2018, sản lượng trên 37 nghìn tấn).

Diện tích cây trồng lâu năm chiếm 25% diện tích sản xuất nông nghiệp và có xu hướng thu hẹp lại từ 4.295 ha năm 2014 xuống còn 4.067 ha. Trong đó diện tích cây ăn quả chiếm tỷ trọng chính có xu hướng giảm, diện tích cây công nghiệp lâu năm (cây chè) có xu hướng tăng từ 1.347 ha năm 2014 lên 1.654 ha năm 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thị xã phổ yên theo hướng nông nghiệp đô thị (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)