Đánh giá khả năng thực hiện các cam kết trong Hiệp định TFA-WTO đố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại TFA-WTO và những vấn đề đặt ra đối với ngành Hải quan Việt Nam (Trang 87 - 92)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá khả năng thực hiện các cam kết trong Hiệp định TFA-WTO đố

với Hải quan Việt Nam

Về gĩc độ pháp lý, hiện nay hệ thống luật pháp Việt Nam cơ bản đã cĩ những quy định tƣơng thích với các cam kết của Hiệp định. Cơ quan Hải quan Việt Nam đã thực hiện đúng theo các quy định nội luật cũng nhƣ quốc tế, đảm bảo tính minh bạch, tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình thực thi cam kết Hiệp định, Hải quan Việt Nam đã hồn thành nghĩa vụ thực hiện cam kết nhĩm A của Việt Nam, ngày càng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đƣợc doanh nghiệp, chính phủ đánh giá cao. Hiện nay, 25 cam kết cịn lại đang rà sốt bƣớc đầu và đang lấy ý kiến các Bộ ngành để thơng báo cho WTO.

Để thực thi hồn tồn các cam kết của WTO, ngành Hải quan Việt Nam đối mặt với các khĩ khăn nhƣ nguồn kinh phí cịn hạn chế để xây dựng cổng thơng tin thƣơng mại, đầu tƣ trang thiết bị, xây dựng hệt thống cơng nghệ thơng tin; cần đƣợc hỗ trợ đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực hải quan; cần đƣợc hỗ trợ kỹ thuật, cơng nghệ… Dƣới đây là đánh giá chung một số thuận lợi, khĩ khăn của Hải quan Việt Nam trong quá trình thực thi Hiệp định:

3.4.1. Thuận lợi khi thực hiện Hiệp định

 Về khía cạnh chính trị, đối ngoại, việc phê chuẩn Hiệp định TFA-WTO đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ủng hộ và phù hợp với đƣờng lối và chính sách của Việt Nam trong việc tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; khẳng định mong muốn và nỗ lực của Việt Nam trong việc tăng cƣờng hợp tác quốc tế; gĩp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN đã đƣợc chính thức thành lập kể từ cuối năm 2015. Việc Quốc hội thơng qua với số phiếu tán thành cao tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khĩa XIII, thể hiện quyết tâm cải cách hiện đại hĩa nền hành chính nhà nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên tất cả các phƣơng diện.Nội dung cải cách thủ tục hành chính đã đƣợc Chính phủ quan tâm chỉ đạo và đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, ví dụ

nhƣ chỉ ra số lƣợng thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về Hải quan, những nội dung đã đƣợc sửa đổi, điều chỉnh, những thủ tục cần sửa đổi tiếp, qua đĩ đã giúp minh bạch hĩa cả mê cung văn bản tạo tiền đề tốt cho việc triển khai các quy định tại Hiệp định TFA-WTO.

 Việt Nam đã đạt đƣợc những thành cơng đáng kể trong quá trình hiện đại hĩa hải quan, áp dụng các chuẩn mực quốc tế và cách tiếp cận theo thơng lệ tốt nên đã cĩ kinh nghiệm triển khai các nội dung tạo thuận lợi thƣơng mại.Nhiều nội dung lớn trong cam kết Hiệp định TFA-WTO đã đƣợc triển khai đã và đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận cũng nhƣ tiếp tục hồn thiện để tăng cƣờng hiệu quả thực thi.

 Hệ thống pháp luật liên quan đã tƣơng đối đồng bộ, hồn chỉnh sau quá trình chuẩn bị gia nhập WTO và đặc biệt thời kỳ thực hiện các cam kết WTO. Kết quả đã đƣợc WTO kiểm tra, đánh giá tốt và ghi nhận sau đợt Rà sốt Chính sách Thƣơng mại đầu tiên của Việt Nam sau 8 năm gia nhập WTO (9/2013). Đặc biệt với việc sửa đổi và thực hiện luật Hải quan sửa đổi từ 2015 sẽ là cơ sở pháp lý đầy đủ, tồn diện cho triển khai các cam kết của FTA.

 Quá trình thực hiện cải cách hiện đại hĩa đã tạo dựng đƣợc đội ngũ cán bộ, chuyên gia ở các cấp độ, các lĩnh vực khác nhau đảm bảo cĩ thể triển khai đạt yêu cầu các nội dung cam kết này.

 Tiến độ thực hiện các cam kết với cơ chế chế tài của WTO sẽ giúp đổi mới tƣ duy làm việc vốn cĩ trong các cơ quan nhà nƣớc cĩ liên quan, đây sẽ là nhân tố tích cực giúp và cùng ngành Hải quan thúc đẩy tạo thuận lợi thƣơng mại và nhƣ vậy sẽ gĩp phần hiện thực hĩa cam kết về hợp tác trong Hiệp định TFA-WTO.Đây cũng là cơ hội huy động các Bộ Ngành, địa phƣơng, doanh nghiệp tham gia giúp ngành Hải quan thúc đẩy tiến độ hiện đại hĩa trong lĩnh vực Hải quan.

 Cĩ sự ủng hộ, giúp đỡ về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, về đào tạo cán bộ của bên ngồi: từ các Tổ chức quốc tế nhƣ WCO, WTO, WB, ADB, ASEAN, APEC,... từ Hải quan các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ,... Đặc biệt trong bối cảnh đƣợc hƣởng những ƣu đãi từ cơ chế đối xử đặc biệt và khác biệt ở phần II của

Hiệp định (S&D).Cĩ thể khai thác, tận dụng đƣợc các nguồn hỗ trợ bên ngồi thơng qua chƣơng trình S&D của WTO cho việc triển khai các chƣơng trình, dự án hiện cĩ của Việt Nam cũng nhƣ đào tạo đội ngũ cán bộ liên quan.

3.4.2. Khĩ khăn khi thực hiện Hiệp định

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, việc triển khai các cam kết trong Hiệp định TFA-WTO cũng đặt ra những thách thức khơng nhỏ trong đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nƣớc về Hải quan. Cụ thể:

 Một trong những khĩ khăn, thách thức chủ đạo là mâu thuẫn giữa việc vừa đảm bảo thực hiện cam kết tạo thuận lợi thƣơng mại, đồng thời vừa đảm bảo kiểm sốt hoạt động xuất nhập khẩu chặt chẽ, chống buơn lậu, gian lận thƣơng mại, ngăn ngừa việc thẩm lậu hàng hĩa khơng đảm bảo chất lƣợng, gây tổn thất đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong nƣớc. Cụ thể trong năm 2013, Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã bắt giữ hàng chục vụ ma túy nhập khẩu vào Việt Nam qua đƣờng hàng khơng để tiêu thụ hoặc quá cảnh đi nƣớc khác. Nhƣng cũng trong năm này, với cơ chế tạo thuận lợi thƣơng mại, đặc biệt đối với hàng hĩa xuất khẩu, đã để trĩt lọt vụ gần 600 bánh Heroine quá cảnh Việt Nam đi Đài Loan. Bất luận là nguyên nhân thế nào thì đây thực sự vẫn là đối trọng đắt giá minh chứng cho mâu thuẫn chủ đạo của cơng tác quản lý Hải quan hiện nay giữa yêu cầu tạo thuận lợi và yêu cầu quản lý. Hơn nữa, do đặc điểm thể chế chính trị của Việt Nam nên bên cạnh yêu cầu quản lý xuất nhập khẩu thì yêu cầu quản lý đảm bảo an ninh thƣơng mại, an ninh chính trị rất cao, đây cũng là một thách thức lớn với các cơ quan quản lý biên giới của Việt Nam trong bối cảnh tăng cƣờng tạo thuận lợi theo các chuẩn mực nêu trong Hiệp định TFA-WTO.

 Trong điều kiện đất nƣớc đang phát triển, hệ thống pháp luật chƣa thật sự hồn thiện, hoạt động xuất nhập khẩu chƣa thật sự nề nếp, số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn, trên 95% số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn cả

nƣớc6, tính tuân thủ của doanh nghiệp chƣa cao, do đĩ việc tiếp cận và vận dụng chính sách pháp luật cịn hạn chế, tình trạng buơn lậu, gian lận thƣơng mại vẫn đang diễn ra, thì việc áp dụng hiệu quả các biện pháp tạo thuận lợi thƣơng mại nĩi chung và các cam kết tạo thuận lợi thƣơng mại của Hiệp định TFA-WTO thực sự là một thách thức khơng nhỏ.

 Bên cạnh đĩ, cơ chế phối hợp, cơ chế trách nhiệm giữa các đơn vị, giữa các Bộ Ngành, địa phƣơng tham gia quản lý hoạt động xuất nhập khẩu chƣa thật tốt, ảnh hƣởng tới, thậm chí cĩ lúc cịn triệt tiêu các nỗ lực tạo thuận lợi thƣơng mại. Tƣơng tự, ngay nhận thức vấn đề địa bàn, xác định trách nhiệm hải quan và các lực lƣợng khác trong truy đuổi buơn lậu trong, ngồi địa bàn hoạt động Hải quan để đảm bảo hiệu quả chống buơn lậu nhƣng cũng tốn biết bao giấy mực, cơng sức và thời gian ngay ở diễn đàn Quốc hội khi xây dựng và thơng qua Luật Hải quan sửa đổi trong khi buơn lậu, gian lậu thƣơng mại các loại hàng ngày, hàng giờ vẫn đang diễn ra.

 Việc áp dụng hiệu quả một số biện pháp nghiệp vụ của Hải quan hiện đại (nhƣ quản lý rủi ro, tự động hĩa, cơ chế một cửa) địi hỏi tri thức, kinh nghiệm, sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, Ngành đều là những điểm yếu của các nƣớc đang phát triển nĩi chung, Việt Nam nĩi riêng, địi hỏi các giải pháp đồng bộ và dài hạn.Vấn đề hợp tác giữa các cơ quan Hải quan nhƣ cam kết trong Hiệp định địi hỏi sự hợp tác thực chất trong khi năng lực cán bộ, hành lang pháp lý chƣa cho phép thực hiện các yêu cầu hiển nhiên nhƣ điều tra bên ngồi, nhân chứng trƣớc tịa,...

 Trong quá trình triển khai thực hiện các cam kết trong Hiệp định TFA- WTO, một trong những khĩ khăn là phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc chung, nguyên tắc pháp lý của WTO nhƣ minh bạch hĩa, nguyên tắc tối huệ quốc, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia,... mà do hồn cảnh thực tế hệ thống văn bản quy định hiện hành của Việt Nam đơi khi cịn chƣa đƣợc chú trọng. Với cơ chế thực hiện Hiệp

6

http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/thuc-day-doanh-nghiep-vua-va-nho- vua-phat-huy-noi-luc-75933.html

định, mọi vi phạm về nguyên tắc chung sẽ bị các quốc gia thành viên nhắc nhở, thậm chí khiếu nại, trả đũa với những thiệt hại cụ thể, lập tức. Bên cạnh đĩ, việc thực hiện các nội dung cam kết kỹ thuật theo yêu cầu của Hiệp định TFA-WTO địi hỏi phải đảm bảo đúng yêu cầu tiến độ, nếu chậm tiến độ sẽ bị trả giá, đây đang là khâu yếu cố hữu của hầu hết các cơ quan quản lý của Việt Nam.

 Hàng loạt các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) khu vực, song phƣơng ra đời với những cơ chế ƣu đãi xuất nhập khẩu phức tạp khiến cho việc nhận diện và xử lý phù hợp các đối tƣợng ƣu đãi đang trở thành gánh nặng và thách thức.cho Hải quan Việt Nam nĩi riêng và Hải quan các nƣớc trên thế giới nĩi chung trong thực thi các yêu cầu tạo thuận lợi thƣơng mại.

CHƢƠNG 4

KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI TFA-WTO CHO HẢI QUAN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại TFA-WTO và những vấn đề đặt ra đối với ngành Hải quan Việt Nam (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)