CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU
2.2. Phƣơng pháp luận và cách tiếp cận
2.2.1. Phương pháp luận
Phƣơng pháp duy vật biện chứng: Đăc trƣng của phƣơng pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tƣợng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tƣợng khác. Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng.
Nội dung và tính chất của sự phát triển trong phƣơng pháp duy vật biện chứng: Phát triển là thuộc tính vốn có của mọi sự vật, hiện tƣợng, là khuynh hƣớng chung của thế giới. Sự phát triển có tính chất tiến lên, kế thừa liên tục. Sự phát triển thƣờng diễn ra quanh co, phức tạp, phải trải qua những khâu trung gian, thậm chí có lúc có sự thụt lùi tạm thời. Phát triển là sự thay đổi về chất của sự vật, nguồn gốc của sự phát triển là do sự đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật.
Khi xem xét thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản trƣớc và sau khi ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế VJEPA, luận văn chỉ ra sự ảnh hƣởng của việc hợp tác, ký kết hiệp định song phƣơng tới việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản nói riêng, quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc nói chung.
2.2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu
Tiếp cận lịch sử: Quan điểm lịch sử cụ thể đƣợc quán triệt trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt việc xem xét mối quan hệ qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Việc phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản nói chung phải đƣợc đặt trong bối cảnh lịch sử và những điều kiện cụ thể. Mặc khác, theo cách tiếp cận này nghiên cứu sẽ nhìn nhận quan hệ theo logic phát triển. Trong việc nghiên cứu xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản sẽ đƣợc xem xét trong các thời kỳ nhất định, và bối cảnh lịch sử cũng nhƣ các đặc điểm, yếu tố tại thời điểm đó sẽ đƣợc phân tích, đánh giá tác động của việc ký kết Hiệp định này tới mối quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc
Tiếp cận hệ thống: Xem xét, đánh giá các ảnh hƣởng của Hiệp định VJEPA cần phải đƣợc nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau để tìm ra đƣợc những đánh giá toàn diện nhất.
Tiếp cận các tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp từ Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản và từ các tổ chức quốc tế nhƣ WB, quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), WTO, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, các chuyên đề nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản và các nƣớc khác, các thông tin trên sách báo điện tử, các số liệu của cơ quan hữu quan của Nhật bản …