CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU
4.3. Một số giải pháp để tối đa hóa lợi ích của VJEPA tới hoạt động xuất
4.3.2. Về phía doanh nghiệp
Để tận dụng đƣợc một cách tối đa những ƣu đãi trong Hiệp định, các doanh nghiệp ngoài nhìn nhận rõ lợi ích từ đó, mà còn cần phải nắm rõ những yêu cầu vận dụng của chúng. Từng doanh nghiệp với từng lĩnh vực phải hiểu rõ những điều khoản liên quan tới lĩnh vực sản xuất của mình nhƣ lộ trình giảm thuế, thời gian. Để có thể làm đƣợc điều này, các doanh nghiệp cần phải chủ động tìm kiếm thông tin về Hiệp định qua các kênh, các thông tƣ, văn bản hƣớng dẫn của Chính phủ.
Hàng hoá nhập khẩu vào thị trƣờng Nhật Bản đƣợc kiểm soát bằng một hệ thống luật pháp tƣơng đối chặt chẽ vì các lý do bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho ngƣời tiêu dùng. Một số hàng hoá bị điều tiết theo quy chế sản phẩm, nghĩa là sản phẩm muốn nhập khẩu vào thị trƣờng Nhật phải đƣợc các bộ ngành có liên quan của nƣớc này cho phép, đặc biệt phải tuân thủ các hệ thống nguyên tắc áp dụng đối với các loại hàng hoá công nghiệp, nông nghiệp, hay thực phẩm chế biến v.v… Hiện Nhật Bản là một trong những quốc gia đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm có yêu cầu rất khắt khe với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các tiêu chuẩn của Nhật Bản hầu nhƣ tƣơng đƣơng, thậm chí cao hơn cả những tiêu chuẩn quốc tế thông thƣờng. Nhƣng các tiêu chuẩn chất lƣợng này đƣợc áp dụng phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), tức là không mang tính phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nƣớc hay nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu vào Nhật Bản còn bị chi phối bởi hàng loạt các luật lệ và quy định về kiểm dịch, trách nhiệm của nhà sản xuất và ngƣời kinh doanh sản phẩm phải bồi thƣờng đối với các thiệt hại do sử dụng những sản phẩm chất lƣợng không đảm bảo. Sau đây là một số quy định luật pháp thƣơng mại tiêu biểu và có ảnh hƣởng lớn đến việc tiêu thụ hàng hoá, nhất là đối với các sản phẩm có
thế mạnh mà Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trƣờng Nhật mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lƣu ý.
a1. Luật trách nhiệm sản phẩm
Luật trách nhiệm sản phẩm đƣợc áp dụng đối với các sản phẩm nói chung và sản phẩm nhập khẩu nói riêng. Luật này đƣợc ban hành vào tháng 7- 1995 để bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Luật này quy định rằng nếu nhƣ một sản phẩm có khuyết tật gây ra thƣơng tích cho ngƣời hoặc thiệt hại về của cải thì nạn nhân có thể đòi nhà sản xuất bồi thƣờng cho các thiệt hại xảy ra liên quan đến sản phẩm có khuyết tật và các quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và khuyết tật của sản phẩm.
a2. Luật vệ sinh thực phẩm
Luật vệ sinh thực phẩm quy định cho tất cả các thực phẩm và đồ uống tiêu dùng trên thị trƣờng Nhật Bản. Hàng hoá đƣợc phân chia thành nhiều nhóm: các gia vị thực phẩm, các máy móc dùng để chế biến và bảo quản thực phẩm, các dụng cụ đựng và bao bì cho các gia vị cũng nhƣ cho thực phẩm, đồ chơi trẻ em và các chất tẩy rửa dùng cho việc làm sạch thực phẩm và đồ ăn. Các loại hàng này khi đƣa vào sử dụng phải có giấy phép của Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm để có thể tránh những vi phạm đáng tiếc.
b. Hệ thống phân phối hàng hoá ở Nhật Bản
Hàng hoá vào thị trƣờng Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lƣu thông nên khi đến đƣợc tay ngƣời tiêu dùng hàng hoá có giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Các khâu phân phối của Nhật từ sản xuất đến bán buôn, bán lẻ có những yêu cầu khác nhau. Yêu cầu đối với nhà sản xuất là đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của ngƣời tiêu dùng và chào hàng với giá cả hợp lý. Hệ thống phân phối sản phẩm của Nhật bao gồm các khâu, các mối quan hệ giữa các nhà sản xuất (nhà xuất khẩu), các công ty thƣơng mại, các nhà bán buôn
và các nhà bán lẻ (cửa hàng bách hoá, siêu thị, các cửa hàng tiện dụng, các cửa hàng bán lẻ chuyên doanh, các trung tâm buôn bán ở các khu phố có nhiều cửa hàng bán lẻ, hoặc các dịch vụ bán hàng qua hệ thống thông tin, truyền hình phục vụ tận địa chỉ ngƣời tiêu dùng).Các kênh phân phối hàng nhập khẩu thay đổi tuỳ theo từng loại sản phẩm, mạng lƣới bán buôn và các công ty tham gia vào quá trình này. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm đƣợc hệ thống phân phối này để tạo thuận lợi cho hàng hoá của mình đứng vững trên thị trƣờng Nhật Bản. c. Thuế tiêu thụ Tất cả các hàng hoá bán trên thị trƣờng Nhật hiện nay đều phải chịu mức thuế tiêu thụ là 5% (cho tới năm 1997 là 3%) và hàng nhập khẩu cũng chịu chung quy định này. Đây là một chi tiết hết sức quan trọng bởi đối với bát kỳ một loại hàng hóa nhập khẩu nào, nếu bị cộng thêm 1% thuế thì mức giá bán ra tại thị trƣờng nƣớc nhập khẩu sẽ tăng lên tƣơng đối, và điều này cũng khiến cho giá bán ra của các sản phẩm đó tăng lên theo một tỷ lệ tƣơng ứng, điều này làm giảm tính cạnh tranh về giá của sản phẩm với các sản phẩm cùng loại. [3]
-Phát huy ý thức, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân :
Sản phẩm là kết quả của sự phối hợp sức lao động và tƣ liệu sản xuất. Lao động là chất xúc tác chủ yếu phân biệt thành công hay thất bại trong công tác chất lƣợng. Lao động đƣợc phân công cụ thể, có trách nhiệm và năng lực thì chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao và ngƣợc lại. Ngày nay, khi nhiều doanh nghiệp đã thay đổi, cải tiến công nghệ sản xuất, hiện đại hoá trang thiết bị thì vấn đề đặt ra là ngƣời công nhân phải có trình độ, hiểu biết để thích nghi với trang thiết bị mới. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm của ngƣời lao động, giúp họ hiểu đƣợc vai trò của mình đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để tuyển chọn lực lƣợng công nhân đầu vào, ban lãnh đạo các doanh nghiệp cần phải đề ra những tiêu chuẩn cụ thể. Để không ngừng nâng cao về tri thức, trình độ nghề nghiệp doanh nghiệp
nên tuyển chọn những cán bộ quản lý, công nhân sản xuất trực tiếp đi bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề... theo một phạm vi thời gian cho phép để không ảnh hƣởng đến công tác, sản xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề để lựa chọn những ngƣời giỏi nhất làm gƣơng sáng trong lao động và học tập từ đó phát động phong trào thi đua sản xuất trong toàn doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt điều này không những chất lƣợng sản phẩm đƣợc đảm bảo mà còn tạo ra năng suất lao động cao hơn giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và từng bƣớc mở rộng thị trƣờng.
- Nghiên cứu thị trƣờng để định hƣớng chất lƣợng sản phẩm:
Nhu cầu của con ngƣời là vô tận mà các doanh nghiệp dù có cố gắng đến đâu cũng khó có thể chiều lòng đƣợc hết đòi hỏi của ngƣời tiêu dùng. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên đi sâu giải quyết một cách hài hoà nhất giữa những mong muốn của khách hàng với khả năng sản xuất có thể đáp ứng đƣợc. Hơn nữa, với một thị trƣờng có nhiều luồng hàng hóa khác nhau nhƣ Nhật Bản, nếu không nắm bắt kịp thời nhu cầu, những sản phẩm hàng hóa của Việt Nam rất dễ bị thụt lùi so với các nƣớc khác. Để thực hiện tốt nhất điều này, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trƣờng để phân khúc thị trƣờng Nhật Bản, phân biệt từng loại khách hàng có những yêu cầu đòi hỏi khác nhau từ đó doanh nghiệp có thể tiến hành phục vụ, cung cấp sản phẩm tận tình, chu đáo hơn.
-Ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất :
Các doanh nghiệp sản xuất ở nƣớc ta có một điểm yếu cơ bản đó là trang thiết bị máy móc lạc hậu, hƣ hỏng nhiều, lao động thủ công vẫn chiếm tỷ lệ cao. Điều này đã hạn chế sự phát triển của sản xuất, làm giảm năng suất lao động cũng nhƣ chƣa đảm bảo chất lƣợng sản phẩm. Tiến bộ khoa học kỹ thuật còn là chất xúc tác quan trọng trong quá trình đổi mới vƣơn lên của
doanh nghiệp về chất lƣợng. Đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu này vào sản xuất chính là quá trình đẩy lùi và triệt tiêu cách thức sản xuất cũ lạc hậu, tuỳ tiện buông thả tạo nên một phong trào và phong cách sản xuất mới có tƣ duy năng động, sáng tạo. Bên cạnh đó, phát huy đƣợc hết khả năng và năng lực của từng ngƣời trong sản xuất. Đây chính là giải pháp căn bản nhƣng đặc biệt quan trọng và cần thiết có ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, quyết định sự cạnh tranh tồn tại, phát triển doanh nghiệp. Để có thể ứng dụng thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả nhất, các doanh nghiệp cần tập trung huy động vốn tự có hoặc vốn vay để từng bƣớc mua sắm và đổi mới cơ sở vật chất bao gồm : hệ thống dây chuyền sản xuất công nghệ, hệ thống đo lƣờng và kiểm tra chất lƣợng.
- Đa dạng hóa những mặt hàng xuất khẩu :
Các nƣớc cho thu nhập thấp nhờ ảnh hƣởng lan truyền từ các nƣớc phát triển về kỹ thuật, công nghệ sản xuất những sản phẩm chất lƣợng cao nên sẽ dần nâng cao chất lƣợng của sản phẩm. Để đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, điều quan trọng nhất đó là phải tham gia sâu rộng hơn nữa vào phân công lao động quốc tế và kích cầu trong nƣớc. Với sự hỗ trợ của Chính Phủ, hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp của Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm, nghiên cứu, tìm hiểu các nhu cầu đa dạng, khác nhau của thị trƣờng Nhật Bản. Liên tục cải tiến sao cho hàng hóa có mẫu mã phong phú, đa dạng để thu hút đƣợc ngƣời tiêu dùng Nhật Bản. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại và nguồn nhân lực có chất lƣợng để có thể tạo ra đƣợc nhiều loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng tại thị trƣờng Nhật Bản. Cần phát triển, cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm từ các sản phẩm sẵn có, đồng thời nhập khẩu công nghệ để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm phong phú.
- Nâng cao cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại Nhật Bản :
Việc xuất khẩu một hàng hóa ra nƣớc ngoài đối với doanh nghiệp có thế mạnh về loại hàng hóa đó thì không phải là khó. Nhƣng để giữ đƣợc thị trƣờng, các doanh nghiệp cần có cả các lợi thế cạnh tranh khác, tiêu biểu là giá cả và lợi ích của sản phẩm. Ngoài ra là các dịch vụ kèm theo, ví dụ nhƣ chăm sóc khách hàng, hay những dịch vụ hậu mãi. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần xác định rõ và tận dụng triệt để lợi thế cạnh tranh của mình cũng nhƣ sự khác biệt của sản phẩm cung cấp so với sản phẩm khác cùng loại đang có mặt và chiếm lĩnh thị trƣờng. Bởi cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới đang ngày càng trở thành một cuộc chiến giữa các thƣơng hiệu chứ không chỉ đơn thuần là "cuộc chiến tranh giá cả, chất lượng" thông thƣờng. Hơn nữa, để đứng vững trên thị trƣờng Nhật Bản, các nhà xuất khẩu cần phải tạo đƣợc một hình ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm xuất khẩu, thiện chí muốn thiết lập quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài và nên chứng tỏ cho đối tác thấy rằng đó là những mặt hàng xuất khẩu rất có tiềm năng vì đã có sự nghiên cứu kỹ về thị trƣờng, thị hiếu tiêu dùng, có khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn một cách hoàn hảo và nhanh chóng cũng nhƣ thỏa mãn đƣợc các đòi hỏi khác về sản phẩm và nhu cầu thực tế của thị trƣờng Nhật Bản.Các doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lƣợc dài hạn nhƣ nghiên cứu thị trƣờng, phát triển sản phẩm, tập trung vào các khâu đem lại giá trị tăng cao, thiết kế mẫu mã, xây dựng chiến lƣợc kinh doanh, phát triển thƣơng hiệu....
Nhật Bản là một nơi có nhiều luồng hàng hóa khác nhau, trong đó hàng Trung Quốc cũng chiến một phần khá lớn. Để tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng Nhật Bản, các doanh nghiệp cần phải thƣờng xuyên nắm bắt tâm lý, nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, chú ý nâng cao chất lƣợng của sản phẩm, cải tiến hình thức, mẫu mã, bao bì, và nhất là phải có giá cả hợp lý. Sự đa dạng hóa các mặt hàng là yếu tố than chốt giúp cho Việt Nam có thể cạnh tranh
đƣợc với các quốc gia khác, trong thị trƣờng Nhật Bản với nhiều luồng hàng hóa khác nhau.
Do sở thích của ngƣời tiêu dùng là rất khác nhau, lại liên tục thay đổi, vì vậy việc đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm và thƣờng xuyên cải tiến mẫu mã là hết sức cần thiết để đảm bảo sự tồn tại trên một thị trƣờng nơi mà có quá nhiều luồng Hàng hóa khác nhau. Vậy nên, đa dạng hoá sản phẩm, khai thác điểm mạnh, tính độc đáo của sản phẩm của mình. Đây chính là một điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức chú ý. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần chú ý hơn việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, cải tiến hình thức, mẫu mã, bao bì đóng gói và nhất là phấn đấu giảm giá thành sản phẩm hơn nữa mới có thể cạnh tranh nổi với hàng hoá của một số nƣớc Đông Á khác, điển hình là hàng Trung Quốc, đang có mặt khắp mọi ngõ ngách ở thị trƣờng Nhật Bản. Các doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lƣợc dài hạn nhƣ nghiên cứu thị trƣờng phát triển sản phẩm, tập trung vào các khâu đem lại giá trị tăng cao, thiết kế mẫu mã, xây dựng chiến lƣợc kinh doanh, phát triển thƣơng hiệu….Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần làm tốt khâu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Do vậy cần thiết phải tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu của ta đƣợc tham gia các hội chợ, triển lãm hàng hoá tại Nhật Bản, không chỉ riêng ở Tokyo mà còn ở hầu hết các trung tâm thƣơng mại, công nghiệp và các thành phố lớn của Nhật Bản. Trong thời buổi cạnh tranh cao, việc chủ động tìm đến với thị trƣờng và tiếp xúc bạn hàng, ngƣời tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho các doanh nghiệp. Từ sự khác biệt về môi trƣờng văn hóa và công nghiệp giữa hai quốc gia, nên có một số mặt hàng có thể chƣa xuất hiện tại thị trƣờng Nhật Bản. Vì thế, việc cung cấp thông tin về công dụng của sản phẩm, cách sử dụng, đặc trƣng, chất lƣợng của sản phẩm trở nên rất quan trọng. Do đó, cần tăng cƣờng giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ triển lãm, qua mạng
Internet và các phƣơng tiện thông tin khác. Tại Nhật, nhìn chung thông điệp bằng ngôn ngữ hay quảng cáo bằng hình ảnh trên các hệ thống phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: báo ảnh, tuần báo, đặc san, hệ thống các kênh truyền hình cáp v.v đƣợc đánh giá là có hiệu quả quảng cáo vì có thể nhằm vào đúng đối tƣợng khách hàng. Đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ về cơ chế chính sách thƣơng mại giữa hai nƣớc nhằm xoá bỏ nhanh những hạn chế, bất cập hiện tại để tạo điều kiện xúc tiến phát triển mạnh hơn nữa các