Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định đối tác kinh tế toàn diện việt nam nhật bản và ảnh hưởng của nó tới xuất khẩu hàng hóa của việt nam tới nhật bản (Trang 72 - 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

4.2. Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản

4.2.1. Dự báo tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản

Với những chính sách ƣu đãi của hiệp định VJEPA, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh các giải pháp để tăng số lƣợng hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Nhật Bản đang có xu hƣớng tăng. Việc đẩy mạnh

kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ giúp cải thiện cán cân thƣơng mại nhập siêu, hơn nữa nó tạo ra nguồn ngoại tệ lớn để phục vụ cho việc nhập khẩu máy móc, công nghệ hiện đại.

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản có sự tăng trƣởng mạnh mẽ trong 10 năm trở lại đây. Theo đó, nếu năm 2006 chỉ đạt kim ngạch 5,23 tỷ USD đến năm 2015 là 14,13 tỷ USD, đạt mức tăng trƣởng bình quân 14,1%/năm. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong 10 năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trƣởng cao, bình quân mỗi năm tăng trƣởng 13,9%. Theo đó, năm 2006 thƣơng mại hai chiều đạt mức 9,93 tỷ USD, chiếm 11,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nƣớc thì đến năm 2015 đã tăng gấp gần 3 lần, đạt kim ngạch 28,49 tỷ USD, chiếm 8,7% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nƣớc. Trong đó có những năm xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trƣởng vô cùng mạnh mẽ nhƣ năm 2008 tăng 40%, năm 2011 tăng trƣởng 39,5%, năm 2012 tăng trƣởng 21%.

Định hƣớng về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong những năm tới khá lạc quan. Nhƣng để thực hiện đƣợc những định hƣớng này thì cần phải có định hƣớng phát triển cụ thể đối với từng ngành hàng. Việc thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đang bƣớc vào giai đoạn mới. Việc tham gia Hiệp định cũng mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa XK của Việt Nam thâm nhập vào thị trƣờng Nhật Bản. Theo Hiệp định, các sản phẩm của Việt Nam đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan nhiều nhất của Nhật Bản là các sản phẩm nông thủy sản và hàng dệt may, là những mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam.

Sản phẩm công nghiệp, Nhật Bản cam kết cắt giảm thuế bình quân xuống còn 0,4% vào năm 2019. Đối với sản phẩm nông sản, lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh nhƣng Nhật Bản bảo hộ mạnh mẽ, phía bạn cam kết cắt giảm thuế bình

quân xuống 4,74% vào năm 2019. Trong lĩnh vực thủy sản, lĩnh vực đem lại lợi ích XK lớn nhất cho Việt Nam từ việc thực thi VJEPA, Nhật Bản giảm thuế từ mức bình quân 5,4% năm 2008 xuống còn 1,31% năm 2019.

Để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam- Nhật Bản, các doanh nghiệp cần phải luôn luôn nắm bắt thông tin, tìm hiểu sự thay đổi của thị trƣờng cũng nhƣ hiểu biết về tập quán kinh doanh của ngƣời Nhật. Các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp cần tận dụng tốt các kênh hỗ trợ của Việt Nam và Nhật Bản, cũng nhƣ khai thác triệt để những ƣu đãi do các Hiệp định song phƣơng và đa phƣơng mang lại. Bên cạnh đó, việc hiểu biết các quy định tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và thực tế kiểm dịch tại Nhật Bản cũng sẽ giúp các doanh nghiệp cung cấp đƣợc sản phẩm ổn định chất lƣợng, hạn chế bị trả lại hàng và rút ngắn thời gian kiểm dịch.

4.2.2. Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản:

Khi Hiệp định VJEPA đƣợc ký kết, ƣu đãi lớn nhất mà Việt Nam nhận đƣợc đó là việc cắt giảm thuế. Ƣu đãi này sẽ giúp cho hàng hóa của Việt Nam có mức giá cạnh tranh hơn các quốc gia khác khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Tuy nhiên, để xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản đạt đƣợc kết quả tốt thì Việt Nam phải vƣợt qua rào cản từ thị trƣờng khắt khe này.

- Yếu tố về rào cản kỹ thuật đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản: Đối với mặt hàng nông sản, thủy sản, thách thức lớn nhất là vấn đề bảo đảm các yêu cầu, tiêu chuẩn ATVSTP. Bởi tình trạng vi phạm các tiêu chuẩn ATVSTP, dƣ lƣợng kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của nƣớc ta vẫn còn cao. Trong khi đó, để đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng thuỷ sản xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu theo quy định của Nhật Bản phải mất một thời gian dài và cần có sự phối hợp giữa nguồn vốn và các chủ thể tham gia vào chuỗi sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu hiện nay

không ổn định do đầu vào sản xuất nguyên liệu nhƣ thức ăn, con giống, hóa chất, kháng sinh đều phụ thuộc phần lớn vào các nguồn cung nƣớc ngoài, các cơ quan quản lý chƣa hoặc không kiểm soát đƣợc, dẫn đến dịch bệnh, chất lƣợng kém. Chi phí sản xuất cao hơn so với các nƣớc khác khiến cho giá thành sản phẩm và giá xuất khẩu cao, làm giảm khả năng cạnh tranh.

-Đối với mặt hàng dệt may:

Về lý thuyết, không có một quy định pháp lý nào hạn chế việc nhập khẩu hàng may mặc vào thị trƣờng Nhật Bản. Nhƣng trên thực tế, các nhà xuất khẩu hay gặp khó khăn khi thâm nhập thị trƣờng này do yêu cầu khắt khe về chất lƣợng, giá cả, thói quen và thị hiếu tiêu dùng. Đối với hàng dệt may, thị trƣờng tiêu dùng Nhật là một thị trƣờng phát triển. Yếu tố giá cả không phải là yếu tố quyết định thành công của Nhà xuất khẩu nƣớc ngoài. Quan trọng hơn, các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất phải tạo dựng đƣợc tiếng tăm và uy tín sản phẩm của mình thì mới có cơ hội lâu dài. Sản phẩm nào đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng về chất liệu, trình độ kỹ thuật, tay nghề thì sẽ có ƣu thế cạnh tranh. Vì vậy một số điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lƣu ý. Thứ nhất là thời hạn giao hàng: phải đặc biệt chú ý đến sản phẩm mang tính thời vụ và các sản phẩm thời trang nhất là khi các sản phẩm đƣợc xuất khẩu từ miền Nam nƣớc ta là nơi không có thời tiết 4 mùa nhƣ Nhật Bản. Bởi vậy, các nhà sản xuất phải tính kỹ từng công đoạn trƣớc khi xuất khẩu nhƣ thời điểm thu mua nguyên liệu, tập trung phụ kiện, thời gian chuyên chở. Tránh trƣờng hợp hàng đến đƣợc nơi tiêu thụ thì thời tiết không còn phù hợp nữa. Thứ hai là các tiêu chuẩn kiểm tra chất lƣợng: rất nhiều sản phẩm đƣợc cấp giấy chứng nhận chất lƣợng ở nƣớc xuất khẩu nhƣng lại không đạt yêu cầu khắt khe khi vào thị trƣờng Nhật. Tiêu chuẩn chất lƣợng châu Âu và Mỹ đều chú ý vào hình thức bên ngoài mà không đi sâu vào chi tiết bên trong, chủ yếu liên quan đến tay nghề công nhân. Nhƣng ngƣời tiêu

dùng Nhật lại luôn có xu hƣớng đòi hỏi sự hoàn hảo trong toàn bộ sản phẩm họ mua. Họ chú ý đến cả những khuyết tật nhỏ nhất trên sản phẩm nhƣ vết xƣớc, vết rạn, ngay cả khi những tỳ vết này là đặc điểm cố hữu trên nguyên liệu sử dụng. Thứ ba là quy mô các lô hàng xuất khẩu: khác với xuất khẩu sang châu Âu và thƣờng là các lô hàng lớn, xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản thƣờng là các lô hàng nhỏ, chủng loại đa dạng, vòng đời sản phẩm ngắn. Các nhà xuất khẩu nên cân nhắc trƣớc những đặc điểm này.

- Nắm bắt thông tin và hiểu biết về tập quán kinh doanh của ngƣời Nhật Bản: Một số doanh nghiệp của Việt Nam, do chƣa có sự hiểu biết thấu đáo về văn hóa, tập quán kinh doanh của Nhật Bản nên chƣa có đƣợc kết quả kinh doanh tốt ở thị trƣờng này. Các doanh nghiệp Nhật Bản rất coi trọng chữ “tín” trong quan hệ với bạn hàng và thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong hợp đồng khi đã ký hợp đồng. Họ thƣờng có quá trình tìm hiểu rất kỹ càng về đối tác tiềm năng trƣớc khi có quyết định làm ăn lâu dài, đôi khi đơn hàng có khối lƣợng không lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định đối tác kinh tế toàn diện việt nam nhật bản và ảnh hưởng của nó tới xuất khẩu hàng hóa của việt nam tới nhật bản (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)