CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU
3.2. Khái quát tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau kh
VJEPA có hiệu lực
3.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu
Có thể nói Hiệp định VJEPA ra đời trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang ở trong tình trạng khủng hoảng và quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng này. Tuy vậy, việc ký kết VJEPA đã mở ra triển vọng to lớn cho quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Điều này đã có những tác động tích cực tới cán cân thƣơng mại
giữa hai nƣớc, là yếu tố ngăn chặn sự sụt giảm kim ngạch xuất nhập khẩu song phƣơng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo số liệu hải quan Nhật Bản kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản tính tới cuối tháng 12 năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt trên 13 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 6,3 tỷ USD còn kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản của Việt Nam đạt gần 7,4 tỷ USD. Nhƣ vậy kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của Việt Nam sang Nhật Bản giảm 25% so với năm 2008, Việt Nam nhập siêu 1 tỷ USD. [19] Tình hình sáng sủa hơn sang đầu năm 2010, khi Hiệp định VJEPA đƣợc triển khai đồng bộ. Trong tháng 1/2010 Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản đạt 601,78 triệu USD, tăng 42,77% so cùng kỳ năm 2009. Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Nhật Bản đạt 608,59 triệu USD (giảm 25,41% so với tháng 12/2009 nhƣng tăng 104,1% so cùng kỳ tháng 1/2009). Theo nhiều chuyên gia, sau khi VJEPA có hiệu lực, số lƣợng đơn hàng từ Nhật Bản đã tăng đáng kể.
Theo số liệu thống kê đƣợc công bố năm 2014 của Tổng cục Hải quan, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam-Nhật Bản trong năm 2013 đạt 25,3 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 2012. Trong đó, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng này 13,65 tỷ USD hàng hóa, cao hơn 4,5 điểm % so với kết quả của một năm trƣớc đó. Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam có xuất xứ từ Nhật Bản đạt trị giá 11,61 tỷ USD, hầu nhƣ không thay đổi so với năm 2012. Tính từ năm 2009 đến năm 2013, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng này đã cao gấp 2,15 lần; trong khi đó sau 5 năm thì nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam từ Nhật Bản chỉ gấp 1,55 lần.
Trong 9 tháng đầu năm 2014, giá trị xuất nhập khẩu hai chiều đạt khoảng 20 tỷ USD (tăng 10% so với cùng kỳ năm 2013), trong đó giá trị xuất khẩu
đạt 11,6 tỷ USD (tăng 11,2%), nhập khẩu đạt 8,4 tỷ USD (tăng 8,3%), xuất siêu đạt giá trị 3,2 tỷ USD.
Bảng 3.6 Thƣơng mại hai chiều Việt Nam - Nhật Bản 2009-2014 (tỷ USD)
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản
6,3 7,7 10,8 13,1 13,7 11,6 14,14
Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản
7,5 9,0 10,4 11,5 11,6 8,4 14,37
Tổng giá trị xuất nhập khẩu 13,8 16,7 21,4 24,6 25,3 20,0 28,51
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
So với năm 2009 khi VJEPA bắt đầu có hiệu lực, thƣơng mại hai chiều đã tăng gần gấp đôi, và mức tăng trƣởng bình quân hàng năm là 17%, trong đó xuất khẩu tăng hơn gấp đôi với tăng trƣởng bình quân hàng năm 22%. Cán cân thƣơng mại thay đổi theo hƣớng tích cực và ngày càng gia tăng về phía có lợi cho Việt Nam.
Tuy nhiên, thị phần của hàng Việt Nam trên thị trƣờng Nhật Bản năm 2013 là 1,5% khá khiêm tốn so với một số nƣớc trong khu vực nhƣ Singapore là 2,9%, Thái Lan là 5%, Malaysia là 2,1%, Indonesia là 2,4%, Philippines là 1,4%, Ấn Độ 1,2%, Trung Quốc 18,1%, Hàn Quốc 7,9%.
Bảng 3.7 Thống kê vận dụng ƣu đãi VJEPA
Năm 2010 2011 2012 2013
Giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản (triệu USD)
7.727,66 10.781,15 13.059,81 13.651,49
% AJCEP 26,28% 24,39% 25,79% 29,26%
%VJEPA 4,04% 5,96% 7,11% 6,49%
(Nguồn: Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro)
-Mặt hàng dệt may :
Sau khi Hiệp định VJEPA có hiệu lực, hàng dệt may từ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản tăng lên đáng kể. Sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản đƣợc hƣởng mức thuế 0% (giảm từ 7%) ngay từ khi hiệp định có hiệu lực.Trong năm 2010, với việc đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi thuế từ Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nƣớc ta sang thị trƣờng này đã tăng lên đáng kể. Năm 2010, năm đầu tiên Việt Nam đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế ở mức 0% theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản đã tăng 20% so với năm 2009.
Bảng 3.8 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản (2010-2015) TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản 1.150 1.690 1.970 2.380 2.624 2.785 2 Tốc độ tăng/giảm (%) 47 17 21 24 16
(Nguồn : Tổng cục Hải quan)
Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã đạt tới con số hơn 1000 triệu USD. Sang năm 2011, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt con số ấn tƣợng, với mức tăng 47% so với năm 2010. Đối với toàn ngành dệt may, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ảnh hƣởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, sức mua và tiêu dùng giảm mạnh; thêm vào đó giá cả nguyên, phụ liệu dệt may liên tục tăng…, nhƣng năm 2011 ngành dệt
may Việt Nam vẫn giành đƣợc kết quả khả quan. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2011 đạt 15,6 tỷ USD, tăng 38% so với năm 2010. Đây là mức tăng trƣởng ngoạn mục mà ngành dệt may đạt đƣợc kể từ khi trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới. (WTO). Đáng chú ý, ngành dệt may đã xuất siêu 6,5 tỷ USD, đóng góp cùng cả nƣớc giảm nhập siêu. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng dần đều qua các năm, mức tăng trƣởng đều ở mức 2 con số, cho thấy việc giảm thuế xuống còn 0% là động lực để các doanh nghiệp Việt tích cực hơn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.
-Mặt hàng thủy sản :
Bảng 3.9 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Nhật Bản (2009-2015) TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản vào Nhật Bản 761 894 1.020 1.080 1.152 1.195 1.035 2 Tốc độ tăng/giảm (%) 17,5 14,1 5,9 6,7 4 -14
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Hiệp định VJEPA đƣợc ký kết vào tháng 12 năm 2008, nhƣng có hiệu lực chính thức từ tháng 10 năm 2009. Do vậy, sự tác động của VJEPA đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thời gian này chƣa rõ rệt lắm. Cùng với đó, do sự ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế, và những khó khăn về thị trƣờng xuất khẩu, nguyên liệu đầu vào, vốn và chi phí, nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản gia đoạn năm 2009 chỉ đạt 761 triệu USD, thậm chí giảm so với năm 2008.
Bƣớc sang năm 2010, sự tiêu thụ của ngƣời dân đã bắt đầu tăng trở lại, việc nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản đã trở lại bình thƣờng. Năm 2010, Việt Nam là một trong số những nhà cung cấp đóng góp đáng kể trong sự hồi phục nhập khẩu của thị trƣờng Nhật Bản. Năm 2010, Việt Nam đã xuất sang Nhật Bản trên 135.000 tấn thủy sản, tăng 17,5% so với năm 2009. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản là mặt hàng tôm, Nhật Bản chiếm 27,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm. Việt Nam đã vƣơn lên trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trƣờng Nhật Bản.
Trong nội dung cắt giảm thuế đối với mặt hàng thủy sản của Hiệp định VJEPA, tôm Việt Nam đƣợc hƣởng mức thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Điều này góp phần làm cho xuất khẩu mặt hàng tôm có nhiều chuyển biến tích cực, cũng là động lực giúp các doanh nghiệp nỗ lực phát triển, tăng cƣờng quản lý về kỹ thuật, chất lƣợng sản phẩm để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trƣờng Nhật Bản
Năm 2011 và năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn tăng đều đặn, năm 2011 đạt 1.020 triệu USD, tăng 14,1% so với năm 2010. Năm 2012, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản từ Việt Nam đạt gần 1,080 tỷ USD, tăng 5,9% so với năm 2011.
-Mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ :
Hai tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trƣờng Nhật Bản đạt 55 triệu USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2008. Sau khi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện VJEPA đƣợc ký kết, con đƣờng xuất khẩu sang Nhật đƣợc mở rộng với nhiều thỏa thuận kinh tế chủ chốt đã đƣợc ký kết giữa hai nƣớc.
Năm 2009, mặc dù bị ảnh hƣởng nghiêm trọng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhƣng tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản 8 tháng đầu năm vẫn đạt 234 triệu USD, chỉ giảm 2,35% so với cùng kỳ 2008.
Đây là những dấu hiệu khả quan về sự phục hồi của nền kinh tế cùng với sự ổn định trong nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam của Nhật Bản trong thời gian qua là cơ sở để có thể tin rằng kim ngạch xuất khẩu gồ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang quốc gia này có thể bắt đầu sẽ có tăng trƣởng tăng lên, cũng chứng tỏ lợi ích trong Hiệp định VJEPA đã đƣợc phát huy.
Hình 3.2 Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản
(nguồn : thuongmai.vn)
Trong giai đoạn 2010-2014, tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu nhóm hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản luôn tăng, trung bình 24%/năm. Việt Nam là nƣớc xuất khẩu đứng thứ 7 tại thị trƣờng Nhật Bản về nhóm hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ với tổng lƣợng xuất khẩu đạt 596,14 triệu USD năm 2014.
Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào Nhật Bản đạt 1,016 tỉ USD, tăng 131 triệu USD so với năm 2014; trong 8 tháng đầu năm 2016 đạt 644 triệu USD. Tốc độ tăng trƣởng về kim ngạch xuất gỗ và sản phẩm gỗ khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng Nhật Bản trong
giai đoạn 2013-2015 đạt bình quân khoảng 13%/năm. Các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản nhìn chung đều đáp ứng đƣợc các yêu cầu và quy định của thị trƣờng này. Cụ thể, nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào sử dụng trong các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguồn gỗ rừng trồng trong nƣớc nhƣ cao su, keo, bạch đàn và từ nguồn gỗ nhƣ sồi, thông đƣợc nhập khẩu từ các quốc gia có độ rủi ro thấp về mặt pháp lý.
3.2.2. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Việt Nam đã xây dựng đƣợc thị trƣờng xuất khẩu vững chắc ở Nhật Bản với nhiều loại mặt hàng:
-Hàng dệt may -Thủy sản -Rau, củ quả -Than đá -Chất dẻo
-Dây điện, dây cáp điện
-Máy móc, thiết bị phụ tùng khác -Thủy sản
-Máy vi tính và linh kiện
Trong nhóm hàng dệt may, các sản phẩm chủ yếu của Việt Nam khi xuất khẩu sang Nhật Bản hầu hết đƣợc sản xuất từ chất liệu bông và dệt kim : áo phông, áo may ô, áo len, bộ com-le, bộ quần áo đồng bộ, áo thể thao,…Những công ty dệt may lớn hàng đầu của Nhật Bản cũng đã và đang đặt các mặt hàng tại mặt hàng ở Việt Nam, có thể kể đến nhƣ : Mitsubishi, Uniqlo, Itochu, Aeon, Minori,..
Hiện thị trƣờng hàng dệt may Nhật Bản đang rất tiềm năng với triển vọng tăng trƣởng cao nên các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt nhu cầu, xu hƣớng thời trang và phát huy lợi thế về nguồn nhân công với giá tƣơng đối
hợp lý. Do ảnh hƣởng của lạm phát trong thời gian dài, ngƣời tiêu dùng thay đổi tƣ duy từ chỗ “tôi thích và tôi cần sản phẩm này” sang “sản phẩm này phù hợp với tôi”; những sản phẩm thời trang hàng hiệu đang giảm dần sức mua. Xu hƣớng tiêu dùng của giới trẻ Nhật Bản cũng có nhiều điểm khác biệt, do sinh ra và lớn lên trong thời kỳ kinh tế suy thoái, họ không có nhu cầu mua hàng hóa nhiều nhƣ những ngƣời sống trong thời kỳ kinh tế phát triển. Dựa trên những thông tin về thời trang qua tạp chí và truyền hình họ có khả năng tự thiết kế phong cách trang phục cho riêng mình; Thích gu ăn mặc của riêng mình, kết hợp trang phục thông thƣờng hơn là dùng hàng hiệu đắt đỏ. Đây là cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu nghiên cứu sáng tạo ra những sản phẩm hàng may mặc vừa mang tính phổ thông, hiện đại nhƣng dễ chỉnh sửa sẽ đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng trẻ tuổi Nhật Bản với số lƣợng hàng xuất khẩu ngày một tăng cao.
Tuy nhiên để tăng thị phần tại thị trƣờng hàng dệt may Nhật Bản các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải thấu hiểu thực tế: hàng dệt may Trung Quốc xuất khẩu vào Nhật Bản chiếm tới 90% tổng khối lƣợng nhập khẩu mặt hàng này của Nhật Bản. Và họ có những lợi thế nhƣ nguồn nguyên liệu dồi dào; vị trí địa lý thuận lợi vì rất gần Nhật Bản; Giá nhân công hợp lý, trong các nhà máy liên doanh, nhiều công nhân Trung Quốc nói đƣợc tiếng Nhật; Trung Quốc có chính sách ƣu đãi thuế đối với nguyên liệu phụ kiện nhập khẩu từ Nhật Bản đƣợc giảm thuế khi xuất khẩu trở lại Nhật Bản… so với Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có những biện pháp khắc phục nhƣợc điểm nhƣ cần chủ động hơn về nguyên liệu nhƣ có kế hoạch nhập khẩu sớm trƣớc khi bắt tay vào sản xuất; Cố gắng rút ngắn thời gian các công đoạn từ sản xuất đến giao nhận vận tải hàng sang Nhật Bản (riêng việc gửi hàng Việt Nam phải mất từ 7 -10 ngày hàng mới tới Nhật, trong khi Trung Quốc chỉ mất từ 3-5 ngày. Công tác quản lý, hệ thống kiểm tra chất lƣợng còn nhiều
việc phải hoàn thiện). Trong nhà máy sản xuất Việt Nam tuy ít ngƣời biết nói tiếng Nhật nhƣng tâm lý làm việc của ngƣời Việt Nam lại giống ngƣời Nhật nên cần đƣợc phát huy…
Mặt khác, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng cần tính đến một số giải pháp sau để việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản đƣợc thành công mỹ mãn: thứ nhất, đẩy mạnh sản xuất vải, sợi, các phụ liệu khác để chủ động nguyên liệu, sản phẩm có giá trị gia tăng cao; thứ hai, điều tra dung lƣợng, thị hiếu thời trang của ngƣời Nhật. Tổng cầu lớn, nhƣng lại thƣờng có nhiều đơn hàng nhỏ, điều đó càng đòi hỏi sự nhạy bén của các nhà xuất khẩu Việt Nam, sự vào cuộc của xúc tiến thƣơng mại với tai mắt tại chỗ là cơ quan Đại diện thƣơng mại Việt Nam tại thị trƣờng này; thứ ba, tăng cƣờng đầu tƣ đổi mới dây chuyền sản xuất, để nâng cao phẩm cấp, năng lực thiết kế, tạo mẫu mã mới, xây dựng thƣơng hiệu; Cải tiến quản lý, rút ngắn thời gian từ sản xuất đến xuất khẩu. Thứ tƣ đáp ứng đơn hàng lớn và cả những đơn hàng nhỏ, thời trang hấp dẫn, giao hàng đúng hạn; thứ năm, nâng cao tay nghề, cải thiện điều kiện làm việc, chính sách đãi ngộ hợp lý giữ chân đƣợc thợ thạo việc, khích lệ nâng cao năng xuất. Những giải pháp sẽ góp phần giảm chi phí để tạo ra sức cạnh tranh với hàng tƣơng tự của nƣớc khác cùng xuất khẩu vào Nhật Bản, tăng lợi nhuận bền vững.
Trong mặt hàng thủy sản, Việt Nam là thị trƣờng nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, nhƣng năm 2012 đã dựng lên rào cản Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, khiến cho kết quả nhập khẩu sụt giảm vào cuối năm.