CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU
3.1. Khái quát tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trƣớc
3.1.2. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Thực tiễn cho thấy quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản từ nhiều năm qua đã dựa trên cơ sở đồng thuận về lợi ích kinh tế trao đổi song phƣơng giữa hai nƣớc. Tuy Việt Nam, Nhật Bản là hai nƣớc có sự khác biệt lớn về chế độ chính trị - xã hội và nhất là về trình độ phát triển kinh tế, song trong quan hệ thƣơng mại hai nƣớc đã dựa trên cơ sở bình đẳng về trao đổi các lợi thế so sánh. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và có các mặt hàng xuất khẩu mà phía Nhật Bản rất cần. Đó là các sản phẩm nhƣ dầu thô, than đá, thuỷ sản, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, giầy dép, nông lâm sản, đồ gỗ nội thất, nhựa gia dụng, dây điện, cáp điện… Ngƣợc lại, Nhật Bản do lợi thế là cƣờng quốc công nghiệp nên đã là nguồn cung cấp cho Việt Nam nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại, các quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến mà Việt Nam còn thiếu, đáp ứng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bảng 3.4 Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực sang thị trƣờng Nhật Bản (2007-2008)
Đơn vị: triệu USD
Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Thủy sản 753,5 850,2 Dệt may 704,5 820,3 Gỗ và các sản phẩm gỗ 300,7 366,1 Giày dép 112,4 140,3 (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong số các mặt hàng xuất khẩu của ta sang Nhật Bản, tôm đông lạnh là mặt hàng có nhiều lợi thế. Với kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm khoảng 500 triệu USD, chiếm khoảng 23% thị phần tôm đông lạnh nhập khẩu của Nhật Bản, từ năm 2004 đến 2006 “con tôm Việt Nam” đã vƣơn lên vị trí thứ nhất, vƣợt qua cả Inđônêxia là đối thủ nhiều năm chiếm lĩnh thị trƣờng Nhật Bản (21%) . Qua các năm, các loại tôm, cá ngừ, nhuyễn thể đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản). Cơ cấu xuất khẩu của nhóm mặt hàng này là ổn định trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Đây cũng là những mặt hàng mà Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu mạnh nhất.
Sau mặt hàng thuỷ sản, dệt may cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trƣờng Nhật. Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng Nhật Bản cũng đang là mặt hàng đƣợc nƣớc bạn ƣa thích và có xu hƣớng tăng nhanh. Năm 2005 mặt hàng này đã vƣợt qua Thái Lan để vƣơn lên đứng tại vị trí thứ ba về thị phần ở Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc và Đài Loan.
Trong cơ cấu các mặt hàng sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Nhật Bản trong năm 2008, thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ đạt cao nhất vơi 125 triệu USD, tăng 78,6% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 34,6% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trƣờng này trong năm. Mặt hàng dăm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Nhật Bản trong năm 2008 chủ yếu là mặt hàng dăm gỗ keo, dăm gỗ bạch đàn và dăm gỗ tràm dùng để sản xuất giấy.
Tiếp đến là kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn, với kim ngạch xuất khẩu trong năm đạt 64 triệu USD, tăng 3,2% so với năm 2007 và chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trƣờng này. Các mặt hàng đồ nội thất dùng
trong phòng khách và phòng ăn của Việt Nam xuất khẩu chính vào thị trƣờng Nhật Bản trong năm 2008 là: tủ thờ, tủ búp phê, kệ TV, bàn ghế….
Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Nhật Bản trong năm 2008 đạt 48 triệu USD, giảm 18,6% so với năm 2007. Các mặt hàng xuất khẩu chính là: giƣờng và các bộ phận của giƣờng, tủ, tủ đựng quần áo, bàn ghế….
Bảng 3.5 Cơ cấu các chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trƣờng Nhật Bản năm 2008 (Tỷ trọng tính theo kim ngạch) 1 Nội thất phòng ngủ 13,4% 2 Nội thất, đồ dùng nhà bếp 5,5% 3 Nội thất văn phòng 12,1% 4 Dăm gỗ 34,6% 5 Gỗ nguyên liệu, ván, ván sàn 5,3% 6 Ghế 8,5% 7 Gỗ mỹ nghệ 0,8% 8 Nội thất phòng khách, phòng ăn 17,7% 9 Loại khác 2,1%