Về kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định đối tác kinh tế toàn diện việt nam nhật bản và ảnh hưởng của nó tới xuất khẩu hàng hóa của việt nam tới nhật bản (Trang 44 - 51)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

3.1. Khái quát tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trƣớc

3.1.1. Về kim ngạch xuất khẩu

Từ những năm 90 thế kỷ trƣớc đến năm nay, Nhật Bản đã nổi bật lên ở vị trí bạn hàng, thị trƣờng lớn nhất của Việt Nam. Thế nhƣng, khi Việt Nam và Nhật Bản phấn đấu theo phƣơng châm “đối tác tin cậy, ổn định và lâu dài”, thực hiện Sáng kiến chung Việt – Nhật, ký kết Hiệp định tự do, Xúc tiến và bảo hộ đầu tƣ Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2003, hoạt động thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Năm 2004 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc có sut giảm đáng kể so với 2003 nhƣng từ 2005, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc duy trì đƣợc đà tăng trƣởng với tốc độ cao. Năm 2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc đạt 8,2 tỷ USD. Liên tiếp trong 3 năm tiếp theo, từ 2006 – 2008, quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triển theo chiều hƣớng năm sau tăng cao hơn năm trƣớc với tốc độ khá cao. Cụ thể, trong năm 2006, kim ngạch thƣơng mại hai nƣớc đã lên tới 9,942 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2005; trong năm tiếp theo 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản đã tăng vƣợt bậc, đạt mức 12,5 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2006. Sang năm 2008, theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nƣớc đã lên đến mức 16 tỷ USD vƣợt xa mục tiêu do lãnh đạo cấp cao hai nƣớc đã đề ra là 15 tỷ USD vào năm 2010. Hiện Nhật Bản là đối tác thƣơng mại lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Mỹ) với kim ngạch đạt trên 12 tỷ USD, là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ hai (sau Mỹ). [16]

Bảng 3.1 Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam- Nhật Bản (2005-2008)

Đơn vị: tỷ USD

TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản

4,559 5,240 6,5 8,5

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Giai đoạn 2005-2008, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản không ngừng tăng lên. Đặc biệt, từ năm 2007 sang đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản có sự tăng lên đáng kể, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu là 6,5 tỷ USD, năm 2008 tăng lên 8,5 tỷ USD.

Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ đi sâu phân tích vào 3 nhóm mặt hàng chính đó là: mặt hàng dệt may, mặt hàng thủy sản, mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

-Mặt hàng dệt may:

Ngành dệt may Việt Nam là ngành có nhiều thế lợi nhƣ nguồn lao động dồi dào, tay nghề khéo léo do ngành có truyền thống lâu đời, khí hậu thuận lợi cho việc trồng cây bông cung cấp nguyên liệu tại chỗ, là nƣớc đi sau trong chuỗi dịch chuyển của ngành nên có thể học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu những công nghệ mới trong ngành của các nƣớc tiên tiến và con ngƣời Việt Nam năng động sáng tạo nên có thể tìm tòi nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật trong ngành dệt may nhƣ nghiên cứu cây giống, nâng cao trình độ kỹ thuật trong các khâu sản xuất, cải thiện quy trình sản xuất. Nhật Bản vẫn luôn là thị trƣờng tiềm năng đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam. Tuy hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm thị phần không lớn, nhƣng thị trƣờng Nhật Bản lại là bạn hàng lâu đời. Tuy rằng xếp thứ 3 sau Mỹ và EU,

nhƣng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản ngày càng tăng. Thuận lợi của Việt Nam khi tiếp cận khách hàng này là sự gần gũi về phong tục, tập quán, vì vậy những sản phẩm của Việt Nam rất dễ đƣợc chấp nhận.

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản bình quân khoảng 500 triệu USD/năm. Năm 2000 đƣợc đánh dấu là năm có kim ngạch cao nhất kể từ năm 1999 đến năm 2004 với trị giá 619,5 triệu USD. Trong năm 2002, do suy thoái về kinh tế, sức mua giảm, đồng Yên mất giá nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản giảm. Năm 2003, tổng giá trị xuất khẩu vẫn giảm 2,45% so với năm 2002. Nguyên nhân là do kinh tế Nhật chƣa thật sự phục hôì và các doanh nghiệp Việt Nam tập trung xuất khẩu sang Mỹ sau khi Hiệp định Dệt may giữa Việt- Mỹ đƣợc ký kết. Đến năm 2004, xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản có xu hƣớng hồi phục và tăng dần, đạt kim ngạch 531 triệu USD, tăng 8,9% so với năm 2003.

Bảng 3.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản (2004-2009)

Đơn vị : triệu USD

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Qua bảng thống kê kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 2004 đến năm 2009, xuất khẩu hàng dệt may của Việt

TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản 531 603 627 704 820 954 2 Tốc độ tăng/giảm (%) 14 4 12 16 13

Nam có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Trừ năm 2006, còn lại các năm đều tăng trƣởng ở mức trên 10%. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là 704 triệu USD, tăng 12% so với năm 2006. Còn năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may là 820 triệu USD, tăng 16% so với năm 2007. Đặc biệt, năm 2008 diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thế nhƣng thị trƣờng nhập khẩu dệt may của Nhật Bản vẫn rộng mở cho Việt Nam do ngƣời tiêu dùng Nhật chỉ có xu hƣớng chuyển từ hàng cao cấp sang hàng bình dân. Diễn biến xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản trong năm 2008 cho thấy sự nỗ lực bứt phá mạnh của các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng này, đặc biệt là vào thời điểm các tháng 8 và tháng 12 trong năm. Vào thời điểm tháng 8/2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nƣớc ta sang Nhật Bản lần đầu tiên tăng vọt và vƣợt xa mức đỉnh 78 triệu USD của năm 2007, đạt trên 113 triệu USD. Và đến tháng 12/2008 kim ngạch xuất khẩu dệt may cũng đạt trên 79 triệu USD, tăng trên 20 triệu USD so với cùng kỳ năm 2007.

Ở Việt Nam, một số doanh nghiệp đã có nhiều năm thành công trong việc xuất khẩu hàng dệt may vào thị trƣờng Nhật Bản, ví dụ nhƣ : Công ty Cổ phần May 10, Dệt- May Nam Định, May Nhà Bè,…

-Mặt hàng thủy sản:

Nhật Bản là một thị trƣờng nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới có kim ngạch nhập khẩu trung bình 15 tỷ USD/năm. Với dân số hơn 120 triệu ngƣời (2009), GDP đạt trên 5000 tỉ USD (khoảng 473.000 tỷ yên), bình quân đầu ngƣời xấp xỉ 40.000USD/năm, Nhật Bản đang là thị trƣờng xuất khẩu thuỷ sản tiềm năng của Việt Nam.

Hình 3.1 Hiện trạng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2001-2008

(Nguồn: Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) )

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản luôn đạt giá trị cao nhất so với các thị trƣờng khác. Tuy đây là một thị trƣờng nổi tiếng khó tính, thế nhƣng những thành tựu xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản thì rất ấn tƣợng.

Từ năm 2001 đến năm 2006, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng. Từ năm 2002, khi việc nuôi tôm sạch đƣợc tổ chức Naturland và SIPPO của Thụy Sĩ cấp giấy chứng nhận thì tôm Việt Nam đã xuất trên 600 tấn với giá tăng thêm 20% so với giá thị trƣờng, thu về gần 5 triệu USD từ năm 2002 đến năm 2006. Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất, chiếm khoảng một nửa tổng sản lƣợng xuất khẩu tôm của

xuất khẩu sang thị trƣờng này (năm 2005 chiếm 20.000 tấn trong tổng số 62.000 tấn)

Năm 2003, sản lƣợng tôm của Việt Nam sang Nhật Bản đã đạt 47.626 tấn, tăng 14,7% so với năm 2002, chiếm tới 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trƣờng này. Bên cạnh mặt hàng tôm, Nhật Bản đang là thị trƣờng tiêu thị mực và bạch tuộc lớn của Việt Nam, chiếm 37% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Thêm vào đó, thị trƣờng Nhật Bản cũng rất ƣa chuộng và đang tăng cƣờng nhập khẩu sản phẩm tôm Nobashi PTO.

Năm 2006, Nhật Bản là một trong những thị trƣờng tiêu thụ hải sản lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch hơn 844.3 triệu USD (chiếm 25,1% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản), đạt tốc độ tăng trƣởng hơn 4%. Trong đó, tôm và mực vẫn là những mặt hàng điển hình xuất khẩu mạnh, chiếm từ 84%-85% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản.

Năm 2007, khi Việt Nam gia nhập WTO, Nhật Bản áp dụng các hàng rào kỹ thuật khắt khe và phức tạp đối với thủy sản nhập khẩu. Vì vậy, năm 2007 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản giảm 14,5% so với năm 2006. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn. 9 tháng đầu năm 2007, Nhật Bản nhập trên 525,6 triệu USD thủy sản của Việt Nam, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2006.

-Mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ:

Nhật Bản là một thị trƣờng đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu về hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ gia dụng.

Theo thống kê, năm 2003, đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6,69% thị phần trong tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản (chủ yếu nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc chiếm 38,8%; Đài Loan 10,6%, Thái Lan

9%). Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu của Việt Nam có xu hƣớng tăng đều: tăng 4,62% năm 1999; 4,63% năm 2000; 5,79% năm 2001; 5,77% năm 2002; 6,69% năm 2003. Theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, riêng 11 tháng năm 2004, thị phần xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam đã chiếm 7,2% thị phần gỗ nhập khẩu của Nhật Bản.

Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ mã HS 9403 của Việt Nam sang Nhật Bản

Đơn vị: 1000 Yên

Năm Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang

Nhật Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Thị phần (%) 1999 2000 2001 2002 2003 7.596.699 9.355.093 13.111.825 13.111.825 15.139.691 164.425.965 199.376.617 226.500.086 227.090.371 226.062.289 4,62 4,63 5,79 5,77 6,69 11 tháng 2004 15.118.859 208.857.751 7,23 (Nguồn: Bộ tài chính Nhật Bản)

Trong những năm tiếp theo, Nhật Bản vẫn duy trì là thị trƣờng nhập khẩu gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản 8 tháng đầu năm 2007 ƣớc tính đạt 203 triệu USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó xuất khẩu sản phẩm đồ nội thất dùng trong phòng khách, phòng ăn tăng mạnh so với năm 2006.

Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trƣờng Nhật Bản đạt 366 triệu USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2007. Nhƣ vậy, sau khi chững lại trong năm 2007 (chỉ tăng 4,8%), thì sang năm 2008, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đã tăng đáng kể trở lại. Tuy

nhiên, sự tăng trƣởng của thị trƣờng Nhật Bản chủ yếu là xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ vào thị trƣờng này tăng mạnh. Trong năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trƣờng Nhật Bản tăng 65 triệu USD, thì có đến 55 triệu USD là kim ngạch tăng trƣởng của mặt hàng dăm gỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định đối tác kinh tế toàn diện việt nam nhật bản và ảnh hưởng của nó tới xuất khẩu hàng hóa của việt nam tới nhật bản (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)