Về phía Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định đối tác kinh tế toàn diện việt nam nhật bản và ảnh hưởng của nó tới xuất khẩu hàng hóa của việt nam tới nhật bản (Trang 76 - 79)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

4.3. Một số giải pháp để tối đa hóa lợi ích của VJEPA tới hoạt động xuất

4.3.1. Về phía Chính phủ

-Nâng cao hiệu quả triển khai Hiệp định VJEPA:

Chính phủ cần có những biện pháp để đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về Hiệp định, đảm bảo tất cả các doanh nghiệp nắm đƣợc toàn bộ nội dung, những cam kết về thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ, những ƣu đãi và cách thức đƣợc hƣởng ƣu đãi từ Hiệp định đối với xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng Nhật Bản. Ngoài ra, Chính phủ cần tích cực đàm phán với phía Chính phủ Nhật Bản về những mặt hàng « tiếp tục đàm phán », tạo điều kiện thuận lợi cho những mặt hàng này có thể sớm thâm nhập vào thị trƣờng Nhật Bản.

Ngoài ra, nên tổ chức các chƣơng trình đào tạo chuyên sâu về thƣơng mại cho các cán bộ lãnh đạo và chuyên viên xúc tiến thƣơng mại, marketing của các công ty Việt Nam đang tham gia vào mậu dịch quốc tế dƣới sự trình bày của các chuyên gia của nƣớc ngoài và đặc biệt là của Nhật Bản. Mục tiêu của các chƣơng trình này là để nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực thu hút đầu tƣ thƣơng mại của Việt Nam để họ có thể kip thời năm bắt và theo kịp những tiêu chuẩn cũng nhƣ những thay đổi của thị trƣờng thƣơng mại quốc tế mà Nhật Bản là đại diện tiêu biểu cho những tiêu chuẩn đó.

-Chú trọng phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trƣờng Nhật Bản:

Chính phủ cần có các sự hỗ trợ về vốn, về ƣu đãi thuế,tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp để có thể phát triển đƣợc các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang Nhật Bản. Hơn nữa, những hỗ trợ từ phía Chính phủ sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể phát triển sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam với các nƣớc trong khu vực.

-Chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ Nhật Bản :

Chính Phủ cần có ƣu đã cho các nhà đầu tƣ đầu tƣ vào các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến hàng xuất khẩu và công nghiệp hỗ trợ. Chính phủ cần có chính sách ƣu đãi dành riêng cho các nhà đầu tƣ Nhật Bản ngoài những ƣu đãi về quyền lợi mà họ đƣợc hƣởng theo Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam. Những ƣu đãi này có thể là những ƣu đãi về thuế nhập khẩu công nghệ nguồn, thuế suất lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận,... Thuế ƣu đãi đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản theo cam kết trong Hiệp định VJEPA, đặc biệt là thuế dành cho máy móc thiết bị, hàng chế tạo đang giảm rất mạnh (chỉ

còn 0,5% vào năm 2024). Thực hiện chính sách này góp phần khai thác tối đa làn sóng đầu tƣ mới của Nhật Bản vào các ngành hàng xuất khẩu trọng điểm.

-Tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến thƣơng mại với thị trƣờng Nhật Bản : Thúc đẩy “thu hoạch sớm” việc thực hiện các lộ trình đã cam kết về tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ song phƣơng và đa phƣơng, đặc biệt là VJEPA. Để có thể làm đƣợc điều này, Chính phủ cần nghiên cứu kỹ về các chính sách kinh tế, thƣơng mại của Nhật Bản, cùng với đó là các rào cản kỹ thuật của họ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận với Hiệp định, chấp hành tốt và không vi phạm các quy định về tiêu chuẩn chất lƣợng của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ban hành. Chính phủ Việt Nam cần thành lập thêm hoặc gia tăng các hoạt động của các văn phòng hay ủy ban xúc tiến thƣơng mại của Việt Nam tại Nhật Bản nhằm thúc đẩy hơn nữa khả năng xuât khẩu của hàng hóa Việt Nam vào thị trƣờng Nhật. Cho tới nay, Việt Nam vẫn chỉ phó thác công việc này cho các văn phòng thƣơng vụ, mà đứng đầu là các tham tán thƣơng mại tại sứ quán mình tại nƣớc ngoài nói chung và tại Nhật Bản nói riêng. Tuy nhiên, các vị tham tán thƣơng mại lại thƣờng chỉ ƣu tiên chú trọng tới các vấn đề thƣơng mại song phƣơng ở cấp độ chính phủ hay đơn thuần chỉ đƣa ra các giải pháp chung chung ở mức vĩ mô. Trong khi đó, bản thân các công ty kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam vì e ngại về vấn đề chi phí thƣờng ít chịu bỏ tiền hay không có khả năng bỏ tiền túi để tiến hành những chuyến đi khảo sát thị trƣờng và nghiên cứu thị trƣờng cũng nhƣ ít có những chƣơng trình khuyếch trƣơng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của mình tại Nhật Bản – mà những hoạt động này ngƣợc lại thƣờng đƣợc các hãng nƣớc ngoài tiến hành một cách rầm rộ tại thị trƣờng Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam cần nhanh chóng thành lập thêm các văn phòng xúc tiến thƣơng mại của Chính phủ tại các thành phố lớn Nhật Bản mà nhiệm vụ của

các văn phòng này bên cạnh việc nghiên cứu và cung cấp thông tin về các công ty Nhật Bản cũng nhƣ về thị trƣờng Nhật Bản sẽ đứng ra tổ chức và hỗ trợ phần kinh phí cho những chuyến đi nghiên cứu, khảo sát thị trƣờng của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời hỗ trợ cho các hoạt động hội chợ triển lãm, trƣng bày, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của các công ty Việt Nam ở thị trƣơng Nhật Bản. Đây là một việc làm hết sức cấp bách đối với phía Việt Nam khi ta mong muôn khai thác và gia tăng giá trị xuât khẩu vào thị trƣờng đầy tiềm năng nhƣ Nhật Bản trong thời điểm hiện nay.

-Một số kiến nghị với Bộ Công Thƣơng :

Tiếp tục đàm phán với phía Nhật Bản về một số vấn đề liên quan đến việc thực thi Hiệp định VJEPA để cụ thể hóa hơn nữa (Nhật Bản hỗ trợ hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ, hợp tác tăng cƣờng năng lực kiểm dịch, hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa,...); Chủ động và tích cực trong việc phối hợp với phía Nhật Bản để xử lý cơ bản vấn đề kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm tạo điều kiện cho một số mặt hàng nông sản Việt Nam có thể đƣợc nhập khẩu vào Nhật Bản trong thời gian tới.

-Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ :

Hiện nay, để sản xuất hàng hóa, nƣớc ta chủ yếu vẫn phải nhập nguyên liệu từ Trung Quốc, Nhật Bản và các nƣớc ASEAN. Nhập khẩu nguyên liệu với kim ngạch lớn sẽ làm ảnh hƣởng rất nhiều tới giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, Chính phủ cần có những chính sách đầu tƣ thỏa đáng để phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm đảm bảo nội địa hóa cho các linh kiện, phụ kiện trong các ngành công nghiệp lắp ráp, dệt may. Phát triển đƣợc những ngành công nghiệp hỗ trợ này sẽ giúp cho nƣớc ta nâng cao đƣợc hiệu quả xuất khẩu ở một số nhóm hàng có nguyên liệu nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định đối tác kinh tế toàn diện việt nam nhật bản và ảnh hưởng của nó tới xuất khẩu hàng hóa của việt nam tới nhật bản (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)