Thực trạng cho vay có tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy (Trang 55 - 63)

1.1.5.1 .Tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của người vay

2.3. Thực trang công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại chi nhánh BID

2.3.1. Thực trạng cho vay có tài sản bảo đảm

Mục tiêu hoạt động chủ yếu của chi nhánh là an toàn - chất lượng - hiệu quả - bền vững trong đó an toàn là mục tiêu hàng đầu vì gần như toàn bộ nguồn vốn hoạt động kinh doanh đều được huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế, định chế tài chính. TSBĐ chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ trong quá trình xem xét và quyết định khoản vay nhưng đây là “chiếc phao cứu sinh” của ngân hàng trong điều kiện nếu chẳng may khách hàng gặp rủi ro trong làm ăn, không còn khả năng thanh toán nợ, hơn nữa tình trạng thiếu trung thực của khách hàng trong việc cung cấp thông tin, tài liệu đang là phổ biến. Do đo dù không muốn gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình vay vốn nhưng chi nhánh vẫn phải yêu cầu khách hàng có TSBĐ, đặc biệt đối với những khách hàng chưa đủ niềm tin trong quan hệ tín dụng, khách hàng mới quan hệ lần đầu, một số khách hàng thuộc loại hình Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân. Điều này thể hiện qua số dư nợ có TSBĐ.

Đơn vị: Tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1.899 100,0 2.356 100,0 2.710 100,0 3.138 100,0 Dư nợ cho vay có TSBĐ 1.049 55,3 1.510 64,1 1.892 69,8 1.997 63,7 Dư nợ cho vay không có TSBĐ 850 44,7 845 35,9 818 30,2 1.141 36,3

(Nguồn: phòng quản lý rủi ro của BIDV Chi nhánh Cầu Giấy ) Dư nợ theo tính chất bảo đảm

Hình 2.2: Dƣ nợ cho vay theo tính chất bảo đảm

Mặc dù tài sản bảo đảm không phải là điều kiện tiên quyết để quyết định việc cho vay hay không đối với một khoản vay, nhưng trong quản lý tín dụng, nếu các khoản vay được bảo đảm bằng các tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh bên thứ ba của KH thì khoản vay sẽ an toàn hơn. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản một mặt đảm bảo

cho Ngân hàng có cơ sở để có nguồn thu nợ nếu có rủi ro xảy ra, mặt khác thể hiện thiện chí và quyết tâm của khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả, trả nợ đúng hạn để tránh phải phát mại tài sản của mình để thu nợ. Do đó, trong thời gian qua, BIDV Chi nhánh Cầu Giấy giữ tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm ở mức cao. Hầu như các khoản vay tại chi nhánh đều có tài sản đảm bảo. Tốc độ tăng của dư nợ có bảo đảm bằng TS cao hơn so với dư không có bảo đảm bằng TS. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ dư nợ cho vay có TSBĐ giảm so với năm 2011 (chiếm tỷ trọng 63,7% dư nợ) do Chi nhánh tiến hành giải ngân để thanh toán LC đến hạn theo ủy nhiệm của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy (Công ty CP thiết bị Phụ Tùng), giải ngân cho một số dự án trong khi tài sản hình thành vốn vay chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý nên chưa được hạch toán ngoại bảng giá trị tài sản.

Theo quyết định số 1381/2002/QĐ-NHNN ngày 16/12/2002 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức tín dụng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, đã cho phép mọi tổ chức tín dụng được tự quyết định về các khoản cho vay và mức cho vay không có tài sản đảm bảo, đồng thời các tổ chức tín dụng phải tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Theo đó, Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy cũng đã tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm vẫn giảm dần qua các năm. Năm 2009, cho vay không có tài sản bảo đảm đạt 44,7% tổng dư nợ thì 6 tháng đầu năm 2012 giảm xuống còn 36,3% tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản vẫn là biện pháp quan trọng, chủ yếu để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Hình thức cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo chủ yếu là cho vay lương, thấu chi, cấp thẻ tín dụng Visa đối với hình thức trả lương qua tài khoản mở tại ngân hàng của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn và cán bộ công nhân viên của Ngân hàng. Ngoài ra, hình thức này còn áp dụng đối với các khoản cấp tín dụng ngắn hạn các doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty như Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng

Việt Nam – Vinaconex, tổng công ty Sông Đà…đây là khách hàng truyền thống có uy tín cao, có tình hình tài chính tốt.

Dư nợ cho vay có TSBĐ tại chi nhánh chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hộ gia đình, sản xuất, cá nhân, khách hàng lần đầu. Điều này chứng tỏ chi nhánh đang hướng tới đa dạng khách hàng, hướng tới mọi thành phần kinh doanh trong nền kinh tế.

Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy luôn cố gắng đạt chỉ tiêu mà Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam giao, năm 2009 tỷ lệ cho vay có TSBĐ được giao là 55% thì Chi nhánh đạt được tỷ lệ 55,3%; năm 2010 tỷ lệ được giao là 64% thì Chi nhánh đạt được tỷ lệ 64,1%; năm 2011 tỷ lệ được giao là 65% thì Chi nhánh đạt được tỷ lệ 69,8%. Điều đó chứng tỏ chi nhánh đã quan tâm đúng mức tới công tác cho vay có bảo đảm nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng nhưng vẫn bảo đảm an toàn và hiệu quả.

Trong an toàn tiền vay, chi nhánh thực hiện tuân thủ theo quy định của nghị định 163/2006/NĐ-CP trong đó các hình thức bảo đảm tiền vay cũng bao gồm các hình thức: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba, tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên tùy từng đối tượng khách hàng mà ngân hàng có thể áp dụng các hình thức đảm bảo khác nhau vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng, vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong quá trình xét duyệt cho vay. Kết quả đạt được của các hình thức bảo đảm bằng tài sản đó tại chi nhánh như sau:

Bảng 2.8: Dƣ nợ phân loại theo hình thức bảo đảm tài sản

Đơn vị: Tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ cho vay có TSBĐ, trong đó: 1.049 100,0 1.510 100,0 1.892 100,0 2.197 100,0

Dư nợ cho vay bằng TS cầm cố của KH 25 2,3 36 2,4 40 2,1 44 2,0 Dư nợ cho vay bằng TS thế chấp của KH 766 73,0 1.136 75,2 1.440 76,1 1.661 75,6 Dư nợ cho vay bằng TS hình thành từ vốn vay 188 17,9 199 13,2 137 7,2 156 7,1 Dư nợ cho vay bằng TS thế chấp của bên thứ 3 71 6,8 140 9,3 275 14,5 336 15,3

(Nguồn: phòng Quản lý rủi ro của BIDV Chi nhánh Cầu Giấy )

Hình 2.3: Dƣ nợ phân loại theo tài sản bảo đảm

Như vậy trong các hình thức bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh thì hình thức thế chấp tài sản của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (trung bình chiếm 75% tổng dư nợ có bảo đảm). Đối tượng khách hàng áp dụng là tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Tài sản áp dụng chủ yếu của hình thức này là bất động sản, động sản. Sở dĩ hình thức này được sử dụng nhiều tại chi nhánh như vậy là do đây là hình thức phù hợp với hầu hết loại hình doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân vay vốn. Đối tượng khách hàng vay vốn của chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp xây lắp, kinh doanh thương mại và sản xuất công nghiệp. Đặc điểm hàng hóa luân chuyển thường xuyên hoặc nguyên vật liệu tập kết ngay tại công trường… chính vì vậy chi nhánh chỉ có thể áp dụng hình thức thế chấp. Mặt khác, từ năm 2009 đến giữa năm 2011, thị trường bất động sản biến động rất lớn, thị trường nhà đất rất sôi động. Giá trị bất động sản tăng cao nên những người có đất muốn vay tiền sẽ có giá trị tài sản bảo đảm cao nên vay được một số tiền lớn hơn.

* Cầm cố

Trong các hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại chi nhánh thì cầm cố là hình thức chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ chiếm từ 2,0% đến 2,4% tổng dư nợ có TSBĐ. Cầm cố tài sản thường được áp dụng cho các trường hợp khách hàng cần vốn ngay, khoản vay có thời gian ngắn, giá trị nhỏ, do vậy mà khách hàng của hình thức này thường là cá nhân, hộ sản xuất đang cần vốn tạm thời. Tài sản được cầm cố tại chi nhánh chủ yếu là các giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, chứng chỉ tài khoản tiền gửi, trái phiếu của chính phủ, chứng khoán của các công ty đại chúng vì những tài sản mang lại nhiều thuận tiện cho cả ngân hàng và khách hàng. Đối với ngân hàng, đây là hình thức cấp tín dụng có độ an toàn cao nhất do tài sản có tính thanh khoản cao, tài sản này lại do ngân hàng nắm giữ nên tính an toàn cao hơn; không những thế họ mất ít thời gian phải định giá, bảo quản tài sản. Đối với khách hàng, việc ngân hàng nắm giữ tài sản không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của họ, khách hàng có thể được vay tối đa 100% giá trị tài sản nên giá trị khoản vay cao. Chi phí khoản vay thấp hơn các hình thức vay khác do họ không phải đăng ký giao dịch cho tài sản,

giá trị lãi suất mà khách hàng chịu trong thời gian vay sẽ nhỏ hơn so với số tiền mà khách hàng có thể bị mất do rút tiền trước hạn.

Còn những tài sản phục vụ kinh doanh thương mại được dùng làm tài sản cầm cố thấp, hầu như không có. Chi nhánh nói riêng và các NHTM nói chung rất ngần ngại khi áp dụng cầm cố hàng hóa tồn kho, hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh vì những quy định, chế tài xử lý về loại tài sản này khi làm bảo đảm rất phức tạp, giá trị tài sản biến động rất nhanh. Ngân hàng không có đủ kho bãi để nắm giữ và quản lý tài sản.

* Bảo lãnh thế chấp tài sản của bên thứ ba.

Hình thức này chiếm tỷ lệ nhỏ trong cho vay có đảm bảo bằng tài sản nhưng cũng có chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2009, tỷ lệ bảo lãnh của bên thứ ba là 6,8% dư nợ có bảo đảm bằng TS thì 6 tháng đầu năm 2012 bảo lãnh của bên thứ ba đã tăng gấp 2,25 lần, chiếm tỷ trọng 15,3% dư nợ có bảo đảm bằng tài sản. Bảo đảm bằng TS của bên thứ ba chủ yếu là sự bảo đảm bằng thế chấp bất động sản và cầm cố giấy tờ có giá. Người bảo lãnh cho khách hàng phải có đủ điều kiện theo quy định, thường mối quan hệ người vay vốn là mối quan hệ anh em họ hàng, các tổ chức có uy tín như các ngân hàng khác, ban lãnh đạo công ty. Bảo lãnh thế chấp tài sản của bên thứ ba thực chất cũng giống như 2 hình thức trên nhưng nó có độ rủi ro cao hơn do hình thức này liên quan đến nhiều bên. Khi khách hàng không trả được nợ, trách nhiệm trả nợ chuyển sang cho người thứ ba tuy nhiên trách nhiệm pháp lý của bên thứ ba sẽ không còn nếu bên bảo lãnh chấm dứt hoạt động. Hơn nữa, ngân hàng cho rằng bên bảo lãnh vẫn chưa có ý thức được hết nghĩa vụ bảo lãnh khi đứng ra thế chấp tài sản của mình tại ngân hàng. Người đi vay do được bên thứ ba bảo lãnh nên họ ít quan tâm đến gánh nặng trả nợ, một số trường hợp ỷ lại người bảo lãnh. Trong khi đó một số người bảo lãnh lại tránh né nghĩa vụ trả nợ thay. Điều đó làm cho hình thức này trở nên phức tạp, gây khó khăn cho ngân hàng. Nghiệp vụ bảo lãnh còn khá mới mẻ đối với các tổ chức phi ngân hàng, hành lang pháp lý cho hoạt động bảo lãnh còn chưa hoàn thiện, tiềm lực về tài chính của các tổ chức kinh tế ở Việt Nam còn yếu kém.

Tuy nhiên, đây là một biện pháp bổ sung tài sản đảm bảo rất hiệu quả nếu huy động tài sản cá nhân của ban lãnh đạo công ty (như: giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng) để thế chấp vay vốn tại chi nhánh bên cạnh biện pháp thế chấp toàn bộ tài sản của công ty. Những tài sản này tuy giá trị không lớn, nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng, làm tăng trách nhiệm trả nợ của khách hàng, tăng trách nhiệm sử dụng vốn có hiệu quả như Công ty cổ phần cơ khí Vĩnh Phúc (giá trị tài sản thế chấp của bên thứ ba là 136 tỷ đồng), Công ty cổ phần thép Việt Nhật (giá trị tài sản thế chấp của bên thứ ba là 20 tỷ).

Đối tượng khách hàng áp dụng là tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. * Tài sản hình thành từ vốn vay

Đây là tài sản đặc biệt và mới được hình thành ở Việt Nam chục năm gần đây. Tài sản áp dụng chủ yếu của hình thức này là bất động sản, động sản. Tài sản hình thành từ vốn vay của các dự án dài hạn thường là thiết bị, nhà xưởng có giá trị lớn. Những thiết bị đó đáp ứng được điều kiện cần là tài sản thuộc sở hữu của bên vay nhưng khó đáp ứng được điều kiện đủ là bán dễ dàng. Mặt khác, do tính chất đặc biệt của tài sản là khi khách hàng xem xét khoản vay thì tài sản chưa hình thành nên rủi ro là rất lớn. Hơn nữa quản lý quá trình hình thành tài sản là rất khó khăn nên chi nhánh chỉ áp dụng hình thức này đối với các doanh nghiệp có uy tín, có quan hệ lâu dài với chi nhánh hoặc bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp đối với những khoản vay trước đó tại chi nhánh. Vốn vay thường tài trợ cho vay theo dự án, không theo dự án không đáng kể. 6 tháng đầu năm 2012, dư nợ theo hình thức bảo đảm này chiếm tỷ lệ khoảng 7,1% và tỷ lệ này thay đổi theo chiều hướng giảm dần qua các năm do các dự án được đầu tư từ năm 2009, 2010 đã dần hoàn thành và đến kỳ hạn trả nợ nên dư nợ của các dự án này giảm dần trong khi có dự án mới chưa hoàn thành. Đặc biệt, Chi nhánh hạn chế cho vay các dự án mới từ 6 tháng cuối năm 2011 đến nay do tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều khó khăn, lãi suất ngân hàng tăng cao.

Theo quy định 3979/QĐ-PC, TSBĐ là tài sản hình thành từ vốn vay thì giá trị TSBĐ được theo dõi hạch toán theo mức độ chi phí thực tế mà Bên thế chấp đã bỏ

ra để hình thành TSBĐ theo từng giai đoạn trong quá trình hình thành tài sản mà theo Chi nhánh xác định là hợp lý (phù hợp với báo cáo, các tài liệu, chứng từ do Bên thế chấp cung cấp), tùy thuộc vào loại TSBĐ. Sau khi TSBĐ hình thành, Chi nhánh chỉ mới được hạch toán ngoại bảng theo giá trị quyết toán, chi phí thực tế đầu tư cho tài sản. Hiện nay, một số dự án đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán nên giá trị tài sản chưa được hạch toán ngoại bảng. Điều này cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ dư nợ cho vay có TSBĐ tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)