1.1.5.1 .Tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của người vay
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại NHTM
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng định giá TSBĐ
Trong thời gian qua, Cán bộ định giá của Chi nhánh ĐT&PT Cầu Giấy đã thực hiện tốt công tác định giá tài sản bảo đảm, từng bước chuyên môn hóa, thực hiện một cách độc lập, khách quan. Tuy nhiên nhìn chung công tác định giá còn thụ động, chủ yếu thu thập một số thông tin của thị trường, rồi ước lượng. Để đảm bảo được quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng thì một yêu cầu cấp bách hiện nay là phải có một sự định giá chính xác (tức là không định giá quá cao hay quá thấp tài sản đó). Để nâng cao chất lượng định giá tài sản, trong thời gian tới, Chi nhánh cần
phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp định giá tài sản, phù hợp với tính chất phức tạp của mỗi loại tài sản. Muốn định giá tài sản được chính xác thì từ các hệ thống lưu trữ thông tin về tài sản mà chi nhánh đã xây dựng và hoàn thiện (như ở giải pháp 3.2.2.2 ở trên), khi định giá các Cán bộ định giá cần phải xác định và tính đến tất cả các yếu tố liên quan đến tài sản như giá trị hiện tại thực của tài sản, các sản phẩm thay thế, cung cầu của tài sản trên thị trường, tốc độ phát triển của các ngành công nghệ chế tạo có liên quan để giảm thiểu tối đa các hao mòn vô hình, xu hướng biến động của tài sản trong tương lai (để đảm bảo khả năng thu hồi đủ nợ).
- Đối với những tài sản lớn, việc định giá phức tạp, Chi nhánh ĐT&PT Cầu Giấy cần thuê cơ quan định giá chuyên nghiệp tiến hành định giá. Chi phí sẽ do 2 bên thoả thuận với nhau.
- Khi định giá TSBĐ chưa hình thành hình thái vật chất, cán bộ định giá cần ghi rõ trong biên bản định giá là: “giá định giá là giá trị tạm xác định, khi tài sản hình thành đưa vào sử dụng hoặc khi khách hàng xác định được quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản, hai bên sẽ tiến hành đinh giá lại TSBĐ để xác định giá trị chính thức của tài sản”.