1.1.5.1 .Tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của người vay
2.4.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
2.4.2.2. Hồ sơ của một số TSBĐ chưa đầy đủ, hợp pháp:
Mặc dù tỷ lệ tài sản bảo đảm hợp pháp và có khả năng phát mại tại Chi nhánh khá cao, nhưng vẫn tồn tại một số hồ sơ tài sản thế chấp thường là trụ sở cơ quan, dây chuyền máy móc thiết bị chuyên dùng (thường của DNNN), bất động sản hình
thành từ vốn vay còn thiếu cơ sở pháp lý ... như thiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các văn bản về ủy quyền, có sự sai sót trên các giấy tờ do các cơ quan cấp. Rồi các quyền liên quan đến tài sản không được bảo đảm như quyền sử dụng không gắn liền với quyền sở hữu về tài sản nên các tài sản rất khó phát mại.
Những bất cập đó xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Đối với hồ sơ, giấy tờ liên quan như giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước để thế chấp tại Ngân hàng thường không bảo đảm tính pháp lý như không có giấy tờ gốc. Tài sản của các doanh nghiệp này chủ yếu đất thuê hoặc tài sản được giao theo chế độ tự quản nhưng không có quyền tự quyết trong việc chuyển nhượng hay thay đổi cơ cấu tài sản của mình do tài sản lại thuộc sở hữu của cơ quan cấp trên.
- Mặt khác, địa bàn Hà Nội đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhưng việc hoàn thiện và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất chậm. Theo kế hoạch đến hết năm 2006 sẽ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên cho đến nay mới cấp được chưa đầy 80% số phải cấp. Mặt khác, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các cơ quan chức năng đối với các tổ chức kinh tế rất chậm, hầu hết chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính pháp lý của tài sản bảo đảm khi các khách hàng thực hiện vay vốn tại Ngân hàng.