Quá trình thẩm định và định giá tài sản nhiều khi chưa đạt yêu cầu đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy (Trang 76 - 82)

1.1.5.1 .Tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của người vay

2.4.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

2.4.2.3. Quá trình thẩm định và định giá tài sản nhiều khi chưa đạt yêu cầu đặt ra

đặt ra

Thẩm định và định giá tài sản quá trình đánh giá về tính pháp lý của các giấy tờ có liên quan tới TSBĐ, xác định rõ các yếu tố về TSBĐ. Việc thẩm định, định giá tài sản cũng ảnh hưởng phần nào đến quyết định cho vay, số tiền cho vay của ngân hàng cũng như khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Tuy nhiên quá trình thẩm định và định giá tài sản tại chi nhánh nhiều khi chưa đạt yêu cầu đặt ra, đó là:

* Thẩm định, định giá tài sản còn chưa chính xác, mang tính chủ quan: đôi khi các kết luận thẩm định, định giá tài sản lại dựa vào ý kiến chủ quan của Cán bộ định giá nên độ chính xác trong báo cáo thẩm định giá trị tài sản chưa cao.

Nguyên nhân của hạn chế này do:

- TSBĐ là dây chuyền sản xuất, thiết bị, máy móc được thế chấp tại Chi nhánh chủ yếu là động sản đã qua sử dụng với nhiều chủng loại, mẫu mã, xuất xứ khác nhau để phục vụ cho nhiều ngành nghề nên việc đánh giá thực trạng của tài sản để định giá là rất khó khăn. Việc định giá các tài sản này đòi hỏi Cán bộ định giá phải có sự hiểu biết xã hội, các lĩnh vực sâu sắc đặc biệt các kiến thức về kỹ thuật như xây dựng, máy móc trong khi đó không có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn. Tại BIDV chưa có khung chuẩn về cơ sở để định giá tài sản nên các Cán bộ định giá không có tham chiếu chuẩn để xác định giá trị thực của tài sản. Các trung tâm tư vấn định giá ở Việt Nam hiện nay chưa có đủ cơ sở xác định giá trị của tất cả tài sản. Do đó việc thẩm định, định giá tài sản chủ yếu là trên những báo cáo tài sản cố định và bảng tính khấu hao của doanh nghiệp nên còn mang tính chủ quan của Cán bộ định giá vì thế mà dẫn đến những sai sót trong thẩm định và định giá, có khi định giá quá cao hay quá thấp và ảnh hưởng đến khả năng thu hồi đủ vốn của chi nhánh khi phải xử lý tài sản.

- Các ngân hàng cần xác định được tình trạng pháp lý của tài sản, để quyết định có nhận thế chấp và cho vay hay không nhưng hiện nay chưa có cơ quan công khai tình trạng pháp lý của tài sản. Nguồn thông tin để thẩm định và định giá TSBĐ rất ít, lại không có cơ sở khẳng định tính trung thực, khách quan của thông tin. Thông tin khai thác chủ yếu là từ nguồn do khách hàng cung cấp như hồ sơ TSBĐ hoặc Trung tâm Thông tin Tín dụng của NHNN (CIC) còn thông tin từ hiệp hội, tổ chức nghiên cứu thị trường hầu như không có. Tuy nhiên, chất lượng thông tin CIC không đáp ứng được yêu cầu, thông tin không được cập nhật kịp thời. Nhiều khách hàng phàn nàn với ngân hàng rằng thông tin CIC của họ vẫn còn dư nợ mặc dù khoản vay đã tất toán từ lâu. Từ đó có thể thấy thông tin chưa theo được thực tế, đặc biệt là thông tin về tài chính của khách hàng.

- Khi thực hiện thẩm định, định giá tài sản, cán bộ định giá chỉ dựa vào nguồn số liệu khách hàng cung cấp, chưa có sự kiểm chứng giữa các sổ sách kế toán và thực tế kiểm kê. Nguồn số liệu mà cán bộ định giá sử dụng tính toán có chất lượng kém, không chính xác, hoặc nguồn số liệu đã quá xa so với thời điểm vay vốn nên hiệu quả thẩm định thấp, thậm chí mất tác dụng. Tài sản đã hết khấu hao nhưng trong báo cáo tài sản cố định của khách hàng thì tài sản còn giá trị lớn nên việc định giá dựa vào bảng khấu hao của khách hàng không chính xác. Hoặc nhiều tài sản, doanh nghiệp mua với giá cao, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên doanh nghiệp kê khai trong hóa đơn với giá thấp, vì vậy khi định giá ngân hàng định giá thấp theo hóa đơn

- Việc định giá lại tài sản còn chưa kịp thời: Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, làm suy giảm giá trị tài sản đảm bảo tiền vay nhưng cán bộ QHKH của chi nhánh ít khi định giá lại tài sản đảm bảo sau một khoảng thời gian nhất định mà sử dụng mức giá trị đã được xác định khi ký hợp đồng tín dụng để xác định giá trị TSĐB là không thực tế, điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình an toàn vốn vay của chi nhánh nếu giá trị tài sản đảm bảo trên thị trường giảm thấp. Việc chi nhánh định giá lại tài sản đảm bảo không kịp thời sẽ phản ánh không chính xác dư nợ có TSĐB của BIDV, gia tăng rủi ro khi BIDV phải xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

* Công tác dự báo trong thẩm định chưa được đề cao: cơ sở để thẩm định và định giá tài sản mới chỉ là giá trị thị trường tại thời điểm đánh giá mà chưa tính đến những biến động giá trị của tài sản sau khoảng thời gian dài sử dụng và bảo quản. Giá trị của tài sản luôn biến động theo sự thay đổi cung cầu trên thị trường nên sau một thời gian dài giá trị của tài sản có thể giảm nhanh nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát mại, thu hồi đủ vốn khi khách hàng không có khả năng hoàn trả.

Ngoài ra còn tồn tại một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại BIDV Chi nhánh Cầu Giấy :

Thứ nhất về năng lực cán bộ QHKH: Cán bộ định giá tại Chi nhánh chủ yếu là cán bộ mới, mặc dù có trình độ chuyên môn (100% tốt nghiệp đại học), nhiệt huyết với công việc nhưng thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên chưa thích ứng được với hoạt động

tín dụng ngày càng phức tạp, nên việc định giá, áp dụng các biện pháp bảo đảm khác còn hạn chế, năng suất lao động chưa cao. Bên cạnh đó chủ yếu là cán bộ mới nên kinh nghiệm, nghiệp vụ về thẩm định, định giá theo giá thị trường còn thấp, chủ yếu mang tính nhận định, chưa có đầy đủ các luận cứ chính xác, thuyết phục. Một số cán bộ QHKH còn thụ động, chưa nắm bắt các văn bản chế độ, tuân thủ chưa đúng qui trình nghiệp vụ tín dụng, tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc chưa cao còn thể hiện tính cả nể. Công tác kiểm tra, kiểm soát trước và sau khi cho vay chưa sâu sắc, chưa phát hiện kịp thời các sai sót, đặc biệt là trong công tác tín dụng để ban lãnh đạo có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Điều này dẫn đến chất lượng thẩm định khách hàng, khoản vay, TSBĐ chưa đạt yêu cầu, làm cho các khoản vay sau khi được phê duyệt đã bộc lộ nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao.

Thứ hai về việc thực thi các quy định của các cơ quan chức năng: Qui định về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng là vấn đề lớn, bao gồm nhiều nội dung từ nguyên tắc, điều kiện đến quyền và nghĩa vụ các bên, ... chịu sự điều chỉnh của không dưới 30 văn bản qui phạm pháp luật còn trong thời hiệu từ Bộ Luật Dân sự đến các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của NHNN và Bộ, Ngành liên quan. Trên thực tế, các quy định này chưa phát huy được hết tác dụng, chưa đi sâu vào cuộc sống do văn bản pháp lý chưa hoàn thiện, còn chồng chéo lẫn nhau và việc thực thi các quy định của cơ quan chức năng còn chậm so với yêu cầu của nền kinh tế. Tài sản thế chấp chủ yếu tại các Ngân hàng là quyền sử dụng đất nhưng thực tế tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở diễn ra rất chậm. Theo kế hoạch đến hết năm 2006, Hà nội sẽ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên cho đến nay mới cấp được chưa đầy 80% số phải cấp.

Hiện nay, việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện phân tán tại nhiều cơ quan khác nhau đã tạo kẽ hở trong quản lý. Tài sản đã được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, nhưng cơ quan quản lý nhà nước không biết, vẫn tiến hành các thủ tục pháp lý chuyển tài sản; xe ôtô được đăng ký tại phòng cảnh sát công an tỉnh, thành phố nhưng khi cầm cố lại được đăng ký tại Cục đăng ký quốc gia giao dịch

bảo đảm, do đó ngay cả trong trường hợp người nhận cầm cố đã giữ giấy tờ xe (bản chính) thì chủ xe vẫn có thể báo mất giấy tờ để xin cơ quan công an cấp lại, sau đó bán xe cho người khác và làm thủ tục đăng ký sang tên mà không bị phát hiện …điều này tạo ra khe hở pháp lý rất lớn để xảy ra các vụ lừa đảo Ngân hàng trong thời gian qua.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Từ kết quả hoạt động của BIDV Chi nhánh Cầu Giấy từ năm 2009 đến 30/6/2012, Chương 2 của luận văn đã phân tích và đánh giá hiệu quả các hoạt động cơ bản của Chi nhánh, bao gồm: hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn, hoạt động cung ứng các dịch vụ ngân hàng và kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh đều đạt được kết quả quan thể hiện ở tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao.

Nội dung chương này đã đi sâu phân tích thực trạng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản thông qua các số liệu, chỉ tiêu cụ thể, từ đó rút ra những kết quả đạt được. Mặc dù đến thời điểm hiện tại BIDV Chi nhánh Cầu Giấy chưa phải xử lý các TSĐB để thu hồi tiền vay, song công tác hoàn thiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại BIDV Chi nhánh Cầu Giấy vẫn còn những mặt tồn tại cần khắc phục và những

nguyên nhân cụ thể của tồn tại, để từ đó luận văn tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại BIDV Chi nhánh Cầu Giấy.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

ĐT&PT VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦU GIẤY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)