Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy (Trang 73 - 74)

1.1.5.1 .Tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của người vay

2.4.1. Kết quả đạt được

Với mục tiêu “ Tăng trưởng tín dụng đi kèm với kiểm soát và nâ ng cao chất lượng tín dụng” xuyên suốt trong nhận thức cũng như hành động của đội ngũ Quan hệ khách hàng, quản trị tín dụng, quản lý rủi ro. Trong những năm qua, công tác bảo đảm chất lượng và an toàn vốn tại BIDV Chi nhánh Cầu Giấy luôn được đề cao. Chi nhánh xác định TSBĐ là một trong những điều kiện cần để ra quyết định cho vay, không phải là nhất thiết phải có nhưng không vì thế mà chi nhánh lơ là trong việc thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Với việc chú trọng đến công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản bên cạnh công tác thẩm định thẩm định, đánh giá, lựa chọn khách hàng và phương án kinh doanh đã làm tổng dư nợ có TSBĐ tại chi nhánh tăng lên, tỷ trọng dư nợ có TSĐB tăng từ 55,26% năm 2009 lên 70% vào 06 tháng đầu năm 2012. Do đó hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy không ngừng được tốt lên và ổn định, mức độ an toàn của chi nhánh cũng được nâng cao.

Kết quả này đạt được là do Chi nhánh đã tích cực điều chỉnh cơ cấu dư nợ có TSBĐ, rà soát đánh giá lại tài sản cầm cố, thế chấp, đảm bảo tính thanh khoản và giá trị sát với thị trường. Chi nhánh luôn chú trọng công tác nâng cao chất lượng tài sản bảo đảm bằng cách hoàn thiện toàn bộ hồ sơ để có tính pháp lý cao nhất bảo đảm quyền tối ưu cho Ngân hàng khi phát mại tài sản và định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất tiến hành đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm.

Đối với các công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc yêu cầu đơn vị có quan hệ tín dụng đặt toàn bộ tài sản vào thế chấp cầm cố, chi nhánh yêu cầu các lãnh đạo cốt cán của đơn vị đó (như: giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng ) đưa tài sản cá nhân vào thế chấp để tăng trách nhiệm trong quá trình vay vốn tại chi nhánh. Khi khoản vay có tài sản bảo đảm, nhất là bảo đảm bằng tài sản của chính bản thân mình thì ban lãnh đạo công ty sẽ có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn có hiệu quả, để thu đủ vốn, trả nợ ngân hàng.

Việc áp dụng hình thức bảo đảm phải theo quy định 3979/QĐ-PC đã tạo ra tính khách quan và công bằng giữa các doanh nghiệp, cho dù là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, khách hàng cá nhân hay khách hàng hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau.

Trong những năm qua, nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, Chính Phủ về bảo đảm tiền vay không ngừng ra đời và ngày càng được hoàn thiện, tạo khung pháp lý bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Chi nhánh luôn chấp hành đầy đủ các quy chế của Nhà nước và của BIDV về bảo đảm tiền vay, áp dụng rộng rãi các phương thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản, đa dạng hóa các TSBĐ, thực hiện tốt tất cả các khâu trong quá trình cho vay có bảo đảm từ tiếp nhận hồ sơ đến định giá tài sản. Mặt khác các điều khoản trong các HĐTD, hợp đồng thế chấp cầm cố, hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3, hợp đồng bảo lãnh được soạn thảo chi tiết chặt chẽ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất khi có rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)