Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kiểmtra thuếđối với các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố hà nội (Trang 33 - 36)

doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

1.5.1. Các yếu tố bên trong tổ chứcảnh hưởng đến công tác kiểm tra

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ kiểm tra thuế

Hiện nay doanh nghiệp thực hiện trốn thuế bằng rất nhiều hình thức, bằng rất nhiều thủ đoạn tinh vi, nhất là việc mua bán hóa đơn tràn lan, vì vậy việc kiểm tra để phát hiện ra sai sót của doanh nghiệp cần có những cán bộ kiểm tra thuế có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác kiểm tra thuế, nếu không sẽ rất nhiều khả năng bị doanh nghiệp qua mặt, không phát hiện đƣợc những sai phạm của doanh nghiệp. Ngoài ra đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra thuế cũng cần phải đặt lên hàng đầu, vì cán bộ kiểm tra thuế thƣờng làm việc và đối mặt với những cám dỗ, nếu không có bản lĩnh thì sẽ bị dao động, từ đó dễ xảy ra tiêu cực.

Cán bộ thuế cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên để đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý thuế, tác phong làm việc, đạo đức công tác, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu công việc đƣợc giao.

25

Khi ngành thuế đang áp dụng cơ chế tự khai tự nộp thuế thì công tác tuyên truyền hỗ trợ DN rất quan trọng, công tác tuyên truyền hỗ trợ tốt thì việc DN nâng cao nhận thức và có ý thức hơn trong việc chấp hành pháp luật về thuế nói chung và chấp hành trong lĩnh vực kiểm tra thuế nói riêng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin

Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao. Khoa học công nghệ phải hỗ trợ mạnh mẽ, tích cực cho quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp.

Ngành thuế rất coi trọng việc áp dụng các ứng dụng thông tin vào quản lý thuế, ngành thuế đã trang bị hệ thống máy móc, công nghệ thông tin rất hiện đại, ngoài ra có rất nhiều phần mềm sử dụng trong công tác quản lý thuế, từ đó rất thuận lợi trong việc khai thác các thông tin của DN nhƣ: tra cứu thông tin doanh nghiệp, số thuế nộp, số thuế nợ đọng, tra cứu phân tích báo cáo tài chính, quyết toán thuế, các tờ khai thuế, kết quả kiểm tra, kiểm tra thuế, các văn bản pháp quy đều đƣợc quản lý và cập nhật trên các phần mềm nhƣ TINC, QLT, BCTC, QHS, QLN, TTKT... và hiện này là phần mền quản lý thuế tập trung TMS. Kết nối với hệ thống thông tin trong nội bộ ngành và các ngành kinh tế có liên quan cũng nhƣ với các doanh nghiệp để cung cấp thông tin hỗ trợ lẫn nhau từ đó rất thuận tiện cho việc khai thác thông tin để phân tích doanh nghiệp trong hoạt động kiểm tra thuế.

- Sự phối kết hợp của các cơ quan liên quan

Để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thông tin đầy đủ về ngƣời nộp thuế vô cùng quan trọng. Cán bộ thanh tra, kiểm tra phải nắm bắt thông tin từ hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế và các cơ quan khác nhƣ Công an, toà án, kho bạc…Do đó, phải có sự phối kết hợp, trao đổi cung cấp thông tin thƣờng xuyên với các cơ quan liên quan.

1.5.2. Các yếu tố bên ngoàiảnh hưởng đến công tác kiểm tra

Điều kiện kinh tế xã hội là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến quản lý thuế nói chung và hoạt động kiểm tra thuế nói riêng. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hội nhập sâu rộng hiện nay thì hệ thống luật pháp sẽ dần đƣợc hoàn thiện, cơ sở trang thiết bị vật chất kỹ thuật ngày càng đƣợc hiện đại hoá và sốlƣợng DN không ngừng tăng lên nhanh chóng... tất cả những biến đổi trên đều tác động lớn tới hiệu quả công tác kiểm tra thuế. Việc có đƣợc một hệ thống pháp luật thuế đồng bộ, hoàn thiện, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động kiểm tra thuế đi vào khuôn khổ, đồng thời nó cũng giúp cho DN hiểu và nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật. Thêm vào đó, việc đƣợc đầu tƣ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhƣ: máy móc, thiết bị, hệ thống ứng dụng tin học hiện đại tích hợp đầy đủ các thông tin về từng NNT nói riêng và các thông tin về ngành thuế nói chung... cũng hỗ trợ cho công tác kiểm tra thuế đƣợc tiến hành thuận lợi, có tính chính xác và hiệu quả cao hơn. Số lƣợng DN có vốn ĐTNN ngày càng tăng sẽ là một thách thức không nhỏ đến công tác kiểm tra thuế. Bởi cùng với sự gia tăng về số lƣợng sẽ là sự đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp và các hình thức kinh doanh, kèm theo đó là sự phức tạp, tinh vi hơn về thủ đoạn trốn, tránh, gian lận thuế của NNT. Nếu không chuẩn bị cho mình một hành trang đầy đủ (pháp lý, nhân lực, vật lực..), cơ quan quản lý thuế, nhất là bộ phận kiểm tra sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các vụ gian lận, ẩn lậu thuế, gây thất thu cho NSNN.

Trình độ dân trí càng cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế cũng nhƣ ý thức tự tuân thủ của DN ngày càng đƣợc cải thiện, bởi họ hiểu rõ quyền, lợi ích và trách nhiệm của mình khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này ảnh hƣởng lớn tới hiệu quả các cuộc kiểm tra thuế. Ngƣợc lại, cũng vì sự hiểu biết về pháp luật thuế mà khả năng, thủ đoạn trốn, tránh thuế của DN ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây khó khăn cho cán bộ kiểm tra thuế trong việc phát hiện ra các gian lận, giảm hiệu quả kiểm tra thuế.

27

Hành lang pháp lý luôn là cơ sở để mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội thực hiện trong đó có cán bộ thuế và ngƣời nộp thuế. Nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình thanh tra, kiểm tra là tính tuân thủ pháp luật, dựa theo các quy định của pháp luật. Do đó, chính sách thuế thƣờng xuyên thay đổi, thiếu tính ổn định, không thống nhất; nội dung phức tạp, khó hiểu hoặc không phù hợp giữa qui định về quản lý thuế và chính sách thuế dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau kể cả đối với cán bộ thuế lẫn ngƣời nộp thuế gây khó khăn cho công tác tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế.

- Nhận thức của chủ doanh nghiệp và trình độ nhân viên kế toán của doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, ý thức chấp hành kê khai, nộp thuế tốt, trình độ nhân viên kế toán của các doanh nghiệp này cao, vì vậy sẽ thuận lợi hơn cho việc kiểm tra thuế.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp có số vốn nhỏ,làm ăn kinh doanh manh mún, trình độ nhân viên kế toán còn kém, dẫn đến việc nhận thức về thuế còn hạn chế, không quan tâm đến công tác kế toán, thực hiện sai chế độ sổ sách kế toán, hạch toán không đầy đủ, từ đó có thể có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố hà nội (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)