.Kiến nghị về cơ chế chính sách với Bộ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố hà nội (Trang 106 - 108)

Đề nghị Tổng cục Thuế có hƣớng dẫn nội dung liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệmcủa NNT trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế, cụ thể nhƣ:

Bổ sung qui định về nộp “Bảng cân đối phát sinh tài khoản” đối với các DN áp dụng hệ thống kế toán theo Thông tƣ 200 ngày của Bộ Tài Chính khi nộp BCTC hàng năm cho cơ quan thuế, đây là cơ sở quan trọng để thực hiện đánh giá và phân tích rủi ro về thuế.

+ Bổ sung các qui định về việc cung cấp thông tin dƣới dạng dữ liệu phần mềm (sổ kế toán kết xuất từ phần mềm kế toán, các giao dịch điện tử đối với doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại điện tử...) phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhanh chóng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu tin học hóa.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, tránh sự chồng chéo và bất cập, tạo điều kiện hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế một cách cụ thể:

+ Xây dựng hệ thống chính sách đảm bảo tính thống nhất, đơn giản, minh bạch, dễ hiễu, dễ thực hiện. Thực tế hiện nay hệ thống chính sách thuế của nƣớc ta còn phức tạp và liên tục thay đổi, làm cho ngƣời nộp thuế khó hiểu và không nắm bắt kịp thời với những thay đổi do đó, khó tự giác chấp hành. Nhiều Luật khi áp dụng các điều còn không thống nhất kể cả ngƣời nộp thuế lẫn cán bộ thuế. Vì lẽ đó tạo kẽ hở để ngƣời nộp thuế trốn tránh thuế, đồng thời tăng chi phí dẫn đến gây thất thu thuế và đã gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

+ Đề nghị bổ sung thêm chức năng điều tra hành chính về thuế để tăng thẩm quyền cho cơ quan thuế trong thực thi nhiệm vụ chống các hành vi tội phạm về thuế; Trong điều kiện hiện nay số các vi phạm về thuế tăng lên, hành vi trốn thuế ngày càng tinh vi hơn đòi hỏi cơ qua thuế cầ có quyền lực đủ mạnh để thực thi nhiệm vụ.

+ Thực hiện đồng bộ cơ chế chính sách quản lý kinh tế: Quản lý đất đai, thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý đăng ký kinh doanh, quản lý xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh . . .

+ Tổ chức triển khai thực hiện tốt các Luật kế toán, Luật kiểm toán, Luật Luật khiếu nại, tố cáo.. tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế.

+ Hệ thống kiểm tra cần đƣợc tổ chức, biên chế riêng ở tất cả các cấp cơ quan thuế từ trung ƣơng đến địa phƣơng, ở mỗi cấp cơ quan thuế bộ phận thanh tra đƣợc tổ chức phù hợp với yêu cầu quản lý, các bộ phận này có thể đƣợc thay đổi nhiệm vụ tuỳ theo mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ nhất định.Chẳng hạn, ở cấp trung ƣơng, bộ phận thanh tra có nhiệm vụ lập và chỉ đạo công tác tại các cơ quan thuế địa phƣơng có nhiệm vụ trực tiếp thanh tra những NNT thuộc phạm vi quản lý của mình. Tại Tổng cục Thuế và Cục thuế, cơ quan thanh tra tổ chức hoạt động theo nhóm ngành kinh tế (công nghiệp, thƣơng nghiệp, dịch vụ...) tạo điều kiện thuận lợi cho các thanh tra viên chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin về nhóm ngành kinh tế mình phụ trách để vận dụng khi phân tích rủi ro, phân tích kinh tế ngành...Đồng thời thành lập bộ phận Thanh tra NNT lớn tại Cơ quan Tổng cục Thuế để thực hiện việc thanh tra thuế đối với NNTlớn nhƣ các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty hoạt động đa lĩnh vực, đa quốc gia .

Xây dựng cơ cấu tổ chức kiểm tra thuế theo hƣớng chuyên môn hoá nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thanh tra có điều kiện nâng cao trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ, giảm bớt sự chồng chéo trong hoạt động, nâng cao

99

hiệu quả công tác kiểm tra.

4.3.2. Kiến nghị với tổng cục Thuế.

Tăng cƣờng đào tạo đội ngũ các bộ công chức đặc biệt là cán bộ kiểm tra. Hiện nay đội ngũ này có trình độ trên đại học còn chiếm tỷ lệ quá khiêm tốn. Có chính sách thu hút nhân tài từ mọi miền để làm nòng cốt nhân rộng ra. Hàng năm tạo quỹ về tài năng và các sáng kiến mới có hiệu quả trong công tác quản lý thuế đặc biệt là công tác kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố hà nội (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)