CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện
4.2.3. Tăng cường kiểmtra tại trụ sở CQT và kiểmtra theo chuyên đề
Khác với các thủ tục hành chính khác chủ yếu diễn ra tại CQT, thủ tục kiểm tra thuế có lúc diễn ra tại trụ sở của NNT ít nhiều có ảnh huởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bình thuờng của NNT. Đồng thời, do hạn chế về nguồn lực kiểm tra, Cục Thuế không thể thực hiện tất cả các cuộc kiểm tra tại trụ sở của NNT. Vì vậy, việc tăng dần tỷ lệ NNT đuợc kiểm tra tại trụ sở CQT sẽ là huớng chuyển dịch loại hình kiểm tra khả thi.
Kinh nghiệm cho thấy việc áp dụng hình thức kiểm tra thuế tại trụ sở CQT có nhiều uu điểm, đảm bảo tính hiệu quả do Cục Thuế ít tốn kém nhân
lực và chi phí hơn, tập trung nguồn lực sàng lọc thông tin sẵn có trên hệ thống và các nguồn thông tin thứ ba vào phân tích rủi ro, lựa chọn NNT có những rủi ro có khả năng truy thu. Hình thức kiểm tra tại trụ sở CQT sẽ giúp tăng đuợc số luợng các cuộc kiểm tra, Đoàn kiểm tra giảm đuợc thời gian, chi phí đi lại, di chuyển và dành nhiều thời gian để tập trung phân tích thông tin, tìm ra các dấu hiệu rủi ro, gian lận. Tại trụ sở CQT, công chức kiểm tra đuợc hỗ trợ tối đa về máy móc, thiết bị, chủ động truy cập hệ thống dữ liệu sẵn có và các văn bản pháp lý liên quan. Các hồ sơ, tài liệu cụ thể nếu Cục Thuế cần cung cấp cụ thể sẽ do NNT tự đem lên và giải trình.
Việc chuyển đổi loại hình kiểm tra tại trụ sở NNT sang kiểm tra chủ yếu kiểm tra tại trụ sở CQT sẽ làm giảm phiền hà cho NNT, tránh những khoản chi phí DN phải bỏ ra khi tiếp đón đoàn kiểm tra làm việc, đồng thời không làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh bình thuờng của NNT. Việc chuyển đổi này cũng phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, khi các nuớc phát triển trên thế giới cũng chủ yếu áp dụng loại hình kiểm tra tại trụ sở CQT.
Kiến nghị Cục Thuế chỉ kiểm tra tại cơ sở NNT đối với những cuộc kiểm tra mang tính chất phức tạp, cần tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện trạng của tài sản, máy móc thiết bị hoặc cần thiết phải tìm hiểu thực tế để tiết kiệm thời gian và nhân lực.
Kết quả của loại hình kiểm tra trụ sở CQT sẽ bổ sung các thông tin hữu ích cho loại hình kiểm tra tại trụ sở NNT nhƣ kiểm tra quyết toán thuế hàng năm và lựa chọn kế hoạch kiểm tra. Kiểm tra tại trụ sở CQT nếu đƣợc thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện để kiểm tra tại trụ sở NNT đạt hiệu quả cao. Kiểm tra tại trụ sở CQT cần đƣợc tăng cƣờng áp dụng với tất cả các đối tƣợng, đặc biệt là các doanh nghiệp thông qua phân tích, đánh giá số liệu trên hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính và các kênh thông tin khác. Thông qua kiểm tra tại trụ sở CQT có thể phát hiện những dấu hiệu vi phạm (nhƣ trƣờng hợp khấu trừ
85
khống, khấu trừ chƣa có hoá đơn hoặc thiếu chứng từ thanh toán qua NH khi quá hạn, các trƣờng hợp hoàn thuế không đúng đối tƣợng, kê khai trùng, kê khai sai thuế suất hay hoạt động không đúng theo giấy phép...).
Chuyển từ kiểm tra toàn diện sang kiểm tra theo chuyên đề.Loại hình kiểm tra toàn diện trong kiểm tra thuế có các hạn chế là tốn nhiều thời gian, chi phí và nhân lực thực hiện. Thủ tục, quy trình kiểm tra tại trụ sở NNT còn rƣờm rà, không tập trung vào trọng tâm, trọng điểm các rủi ro cao ẩn chứa gian lận, trốn thuế. Nếu Cục Thuế chuyển đổi loại hình kiểm tra sang kiểm tra theo chuyên đề thì các hạn chế này sẽ đƣợc khắc phục, đồng thời Cục Thuế có khả năng thu đƣợc số thuế lớn hơn.
Kiểm tra theo chuyên đề (theo ngành, lĩnh vực kinh doanh cụ thể hoặc theo từng sắc thuế) theo một kế hoạch thống nhất sẽ tạo điều kiện cho Cục Thuế nắm bắt đƣợc sâu sát từng lĩnh vực đƣợc kiểm tra. Lựa chọn kiểm tra theo chuyên đề cần tập trung vào các ngành, lĩnh vực có dƣ địa khai thác nguồn thu cao, nhƣ: dƣợc phẩm, dịch vụ du lịch, dịch vụ quảng cáo, kinh doanh vàng bạc, bất động sản, khoáng sản, trò chơi điện tử, kinh doanh thiết bị y tế, bệnh viện, trƣờng học,.
Muốn công tác kiểm tra theo chuyên đề đạt hiệu quả, cần hết sức chú trọng việc phân tích thông tin, hồ sơ của NNT để tìm ra những dấu hiệu rủi ro cao, cũng nhƣ thu thập thông tin về các hành vi gian lận của NNT để kiểm tra theo trọng điểm, kiểm tra trúng và đúng.
4.2.4. Tăng cường phối hợp giữa các phòng ban trong nội bộ cơ quan thuế và và các cơ quan khác có liên quan đến NNT
Đây là công việc rất quan trọng đối với việc thanh tra, kiểm tra thuế. Do đối tƣợng điều tiết của thuế rất rộng, trên mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế. Cơ chế phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tốt sẽ trợ giúp
cho cán bộ thanh tra, kiểm tra có đầy đủ thông tin về NNT, đi sâu phát hiện các rủi ro về thuế; cụ thể:
Xây dựng quy chế phối hợp giữa Phòng kê khai với các Phòng thanh tra, kiểm tra trong việc cung cấp cơ sở dữ liệu kê khai thuế của NNT đảm bảo thông tin trong quá trình xử lý kê khai của NNT đƣợc chuyển đến cho cán bộ thanh tra, kiểm tra đầy đủ, làm cơ sở cho việc phân tích các rủi ro khi thanh tra, kiểm tra.
Phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh( Sở tài chính và Sơ KH&ĐT) trong quản lý mã số thuế doanh nghiệp; giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; tổ chức hậu kiểm tra đối với doanh nghiệp mới thành lập nhằm phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng lợi dụng sự thông thoáng trong Luật doanh nghiệp để đăng ký thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích chiếm đoạt tiền thuế, gây thất thu cho ngân sách thành phố, nhằm ảnh hƣởng đến tình hình an ninh, trật tự tại đại bàn;
Phối hợp gữa cơ quan thuế và cơ quan Bảo hiểm xã hộ thành phố nhằm tra đổi thông tin liên quan đến các đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội. Cục thể:
Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội: Thông tin cho cơ quan thuế số lƣợng tổ chức trả thu nhập tham gia BHXH; danh sách ngƣời lao động tham gia BHXH; số tiền đóng BHXH; tổ chƣc trả thu nhập nợ BHXH; số tiền nợ và các thông tin khác theo đề nghị của Cục thuế TP Hà Nội.
Đối với cơ quan thuế: Thông tin cho BHXH về tổ chức chi trả thu nhập đăng ký thuế; tình hình hoạt động của tổ chƣc trả thu nhập, tổ chức thành lập mới, phá sản, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm nghỉ kinh doanh, bỏ địa chỉ kinh doanh; số lƣợng lao động trong tổ chức chi trả thu nhập, tiền trích BHXH mà tổ chức chi trả thu nhập tính vào
87
chi phí để tính thuế... và toàn bộ số ngƣời lao động kê khai quyết toán thuế tại doanh nghiệp đó...
Phối hợp với Sở tƣ pháp thành phố về công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thuế cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế phải đƣợc triển khai ở mọi Chi cục trong toàn thành phố thông qua đội ngũ báo cáo viên. Do đó, trong quá trình phối hợp thực hiện, cần chú trọng bồi dƣỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các quận, huyện toàn thành phố.
Phối hợp với cơ quan Hải quan, cơ quan Công an các cấp nhằm phát hiện kịp thời các trƣờng hợp vi phạm pháp luật; đồng thời cung cấp kịp thời, đầy đủ dữ liệu cho cơ quan công an trong công tác điều tra tội phạm kinh tế;
Phối hợp với Kho bạc Nhà nƣớc và Ngân hàng trong công tác hiện đại hoá thu nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nộp thuế khi có số thuế phát sinh phải nộp vào Ngân sách Nhà nƣớc hay phát sinh các vấn đề có liên quan.
Phối hợp có hiệu quả với các cơ quan điều tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực thuế nhƣ: trốn thuế, gian lận thuế, lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT, in ấn, mua bán và sử dụng trái phép hoá đơn GTGT, chây ì không nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào NSNN và các tội phạm khác về thuế