Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 28 - 37)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.3.5. Kết quả điều tra

1.3.5.1. Thực trạng chương trình dạy đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi

Dạy đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi là một trong những nội dung cơ bản trong trường mầm non. Các nội dung này được quy định rất rõ ràng trong các chương trình giáo dục mầm non, trong kế hoạch của năm học, trong thời khoá biểu hàng tuần của các trường mầm non.

Hiện nay, nội dung dạy đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi được thực hiện theo 3 chương trình:

- Chương trình chăm sóc - giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện (5 - 6 tuổi) của Bộ Giáo dục – Đào tạo xuất bản năm 2000 (chương trình cải cách). Hiện nay đang thu hẹp dần phạm vi sử dụng

- Chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục của Bộ Bộ Giáo dục – Đào tạo, Vụ Giáo dục Mầm non, Trung tâm nghiên cứu Vụ Giáo dục Mầm non, xuất bản năm 1999 - 2000.

- Chương trình mới của Bộ Bộ Giáo dục – Đào tạo, Viện chiến lược và chương trình Giáo dục - Vụ Giáo dục Mầm non, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chương trình Giáo dục Mầm non, soạn thảo năm 2005. Nội dung chương trình được tổ chức tích hợp trong các chủ điểm.

Trong các chương trình này, việc dạy trẻ 5 - 6 tuổi phép đo lường gồm có 3 nội dung chính sau:

+ Đo độ dài của một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.

+ Đo độ dài các vật bằng một đơn vị đo. So sánh và diễn đạt kết quả đo.

+ Đo thể tích, dung tích các vật bằng đơn vị đo nào đó. So sánh và diễn đạt kết quả đo.

Các nội dung dạy trẻ đo lường trên cơ sở đó hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ được thực hiện dưới các hình thức sau:

* Tiết học dạy trẻ 5 - 6 tuổi phép đo lường (hoạt động học đo có chủ đích) Gồm các nhiệm vụ:

- Cung cấp kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ một cách hệ thống giúp trẻ hoà nhập với cuộc sống và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.

- Hình thành và phát triển những chức năng tâm lý (tư duy, chú ý, ghi nhớ...) năng lực học tập (chú ý lắng nghe, ý thức kỷ luật...)

- Kiến thức mà trẻ thu được trên tiết học vừa là mục tiêu, phương tiện mở rộng hiểu biết cho trẻ, đồng thời phát triển các chức năng tâm lý chung.

Có tất cả 4 loại tiết học hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi. Nhiệm vụ của mỗi tiết học cụ thể như sau:

Tiết học 1: Mục đích của pháp đo. Tiết học 2: Tập đo độ dài đối tượng.

Tiết học 3: Đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau.

Tiết học 4: Đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng một đơn vị đo. * Dạy trẻ đo ở mọi lúc, mọi nơi.

Để hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ, giáo viên cần tiến hành dạy trẻ đo ở mọi lúc, mọi nơi: trong hoạt động vui chơi, trong tiết học tạo hình, thể dục, làm quen với môi trường xung quanh …với các tình huống, hoàn cảnh khác nhau do giáo viên đưa ra.

Nội dung dạy trẻ 5 - 6 tuổi kỹ năng đo lường được quy định trong các chương trình hiện hành cho thấy đã có sự quan tâm, chú ý dạy nội dung này cho trẻ 5 - 6 tuổi. Tuy nhiên nội dung dạy mới chỉ dừng lại ở việc dạy trẻ biện pháp đo độ dài của các đối tượng.

1.3.5.2. Nhận thức của giáo viên mầm non về việc hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi

Chúng tôi đã sử dụng 24 phiếu điều tra và sau một thời gian tiến hành, chúng tôi tổng hợp được những ý kiến như sau:

* Quan niệm của Giáo viên mầm non về sự cần thiết của việc hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi

Qua 24 phiếu điều tra có 8 giáo viên (33,3 %) cho rằng việc hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi là rất cần thiết, 16 giáo viên (66,67 %) cho rằng cần thiết.

Như vậy tất cả các ý kiến của giáo viên mầm non đều cho rằng việc dạy trẻ kỹ năng đo lường là cần thiết, không chỉ đối với việc hình thành kỹ năng đo lường trong việc học tập ở trường mà cả đối với đời sống hàng ngày của trẻ.

* Quan niệm của giáo viên về biểu hiện mức độ nắm kỹ năng đo lường cho trẻ Mầm non

Khi được hỏi về biểu hiện của mức độ nắm kỹ năng đo lường ở trẻ, đa số các giáo viên đều cho rằng trẻ nắm kỹ năng đo lường biểu hiện ở việc trẻ biết sử dụng đồ dùng để đo và biết khái quát kết quả đo (có 15 ý kiến, chiếm 62,5 %), trong khi đó biểu hiện ở việc trẻ có kỹ năng đo nhanh, đo chính xác, linh hoạt lại chiếm số lượng thấp hơn (có 9 ý kiến, chiếm 37,5 %).

Tuy nhiên có một thực tế khó khăn đối với giáo viên mầm non để có thể tiến hành việc hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ là do số lượng trẻ quá đông trong một lớp với diện tích của lớp học lại nhỏ hẹp, điều này không chỉ làm cho lớp học luôn ở tình trạng thiếu không gian mà còn ảnh hưởng đến tính cá biệt hoá trong quá trình dạy trẻ, kết quả học tập cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

1.3.5.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi của giáo viên ở trường mầm non hiện nay

Bảng 1.1. Kết quả việc sử dụng các biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi của giáo viên trong trường mầm non hiện nay

STT Biện pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % 1

Lập kế hoạch cho nội dung hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ

20 83,3 4 16,67 0 0

2 Sử dụng hành động đo

mẫu kết hợp lời giảng giải 24 100 0 0 0 0 3

Sử dụng trò chơi học tập 14 58,3 9 37,5 1 4,16 4 Luyện tập với các bài tập

đo đa dạng 23 95,8 0 0 1 4,16

5

Tạo cơ hội cho trẻ được vận dụng kỹ năng đo lường đã học

16 66,67 8 33,3 0 0

Dựa trên kết quả điều tra ở bảng trên, ta thấy: nhìn chung, giáo viên đã sử dụng nhiều biện pháp sư phạm trong quá trình dạy trẻ phép đo, trong đó biện pháp 1,2,4 thường xuyên được sử dụng hơn. Cụ thể như sau:

* Biện pháp lập kế hoạch cho nội dung hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi

Qua 24 phiếu có đến 20 giáo viên (83,3 %) trả lời rằng họ thường xuyên sử dụng biện pháp này.

* Biện pháp sử dụng hành động đo mẫu kết hợp lời giảng giải.

Có 100 % giáo viên thường xuyên sử dụng hành động mẫu kết hợp lời giảng giải để dạy trẻ thao tác đo lường. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy đa số các giáo viên đã sử dụng rất tốt biện pháp này dạy trẻ thao tác đo lường đơn giản.

* Biện pháp tăng cường sử dụng trò chơi học tập

Biện pháp này nhằm rèn luyện kỹ năng đo lường được rất ít giáo viên quan tâm sử dụng, chỉ có 58,3% là thường xuyên sử dụng. Mặt khác, những trò chơi học tập giáo viên đưa ra quá quen thuộc với trẻ, do đó khiến cho trẻ có cảm giác nhàm chán, làm giảm hứng thú của trẻ đối với nhiệm vụ học tập.

* Luyện tập với các bài tập đo đa dạng

Có tới 95,8% giáo viên cho rằng thường xuyên sử dụng biện pháp này. Trên thực tể các bài tập mà giáo viên đưa ra cho trẻ thường đơn điệu với những đồ dùng quen thuộc nên trẻ ít hứng thú. Giáo viên ít sử dụng các bài tập sáng tạo, vì vậy khả năng của trẻ vẫn còn hạn chế.

* Tạo cơ hội cho trẻ được vận dụng kỹ năng đo lường đã học vào các tình huống khác nhau

Có 66,67% giáo viên trả lời thường xuyên sử dụng biện pháp này.Thực tế trẻ ít có cơ hội vận dụng các kỹ năng đo lường vào các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Chính điều này cũng góp phần làm cho kỹ năng đo lường của trẻ bị hạn chế.

Như vậy, về cơ bản giáo viên mầm non đã sử dụng các biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi. Tuy nhiên số lượng trẻ trong lớp quá đông khiến giáo viên ít có cơ hội quan tâm tới từng trẻ, trẻ không được thường xuyên luyện tập để ứng dụng những kiến thức, kỹ năng về đo lường đã học vào cuộc sống, do đó dẫn đến tình trạng một số trẻ không nắm được biện pháp đo lường, hoặc biện pháp đo sai nhưng không được sửa chữa kịp thời.

Vì thế, trẻ thường không có kỹ năng đo lường và cũng không mấy hứng thú với bài tập đo lường do cô đưa ra. Do vậy mà hiệu quả của việc hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ là chưa cao.

1.3.5.4. Thực trạng biểu hiện mức độ hình thành kỹ năng đo lường của trẻ 5 - 6 tuổi

Tiêu chí và thang điểm đánh giá

* Tiêu chí đánh giá:

Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ hình thành kỹ năng đo lường của trẻ 5 - 6 tuổi qua tiêu chí sau:

- Ý thức được mục đích của việc đo lường.

- Nắm được biện pháp đo, biết sử dụng đồ dùng để thực hiện phép đo. - Biết khái quát kết quả đo.

- Tích cực luyện tập để hình thành kỹ năng đo lường.

- Biết vận dụng kỹ năng đo vào các hoàn cảnh khác nhau với các mức độ khác nhau.

* Cách đánh giá

Mức độ 1: Rất cao

- Trẻ nắm rõ mục đích của hoạt động đo lường

- Trẻ thực hành các thao tác đo một cách nhanh, chính xác, linh hoạt, sáng tạo. - Phản ánh bằng lời chính xác, mạch lạc kết quả đo lường.

- Tích cực và độc lập thực hiện các bài tập đo với kết quả cao.

- Tích cực vận dụng đúng và linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đo lường vào các hoạt động khác của trẻ.

Mức độ 2: Cao

- Trẻ nắm tương đối rõ mục đích của hoạt động đo lường.

- Thực hiện các thao tác đo khá chính xác, nhanh nhưng chưa linh hoạt, sáng tạo. - Phản ánh bằng lời nói chính xác nhưng chưa thật mạch lạc kết quả đo.

- Tích cực, độc lập thực hiện các bài tập đo có kết quả.

- Biết vận dụng đúng kiến thức, kỹ năng đo lường vào các hoạt động của trẻ.

Mức độ 3: Trung bình.

- Trẻ nắm nhưng chưa thật rõ ràng mục đích của hoạt động đo. - Thực hiện các thao tác đo lường tương đối đúng, nhưng còn chậm.

- Phản ánh bằng lời kết quả đo còn chưa chính xác, mạch lạc. - Chưa tích cực, độc lập thực hiện bài tập đo.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đo lường lúc đúng, lúc sai.

Mức độ 4: Yếu

- Trẻ chưa nắm được mục đích của hoạt động đo. - Thực hiện chưa đúng các thao tác đo.

- Chưa phản ánh được bằng lời kết quả đo. - Chưa tích cực thực hiện bài tập đo lường.

- Chưa biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đo lường vào các hoạt động của trẻ.

Để đánh giá mức độ hình thành kỹ năng đo lường của trẻ 5 - 6 tuổi, chúng tôi tổ chức cho trẻ thực hiện bài khảo sát gồm 4 bài tập nhỏ với các nội dung cụ thể như sau:

* Bài 1: Đo độ dài của các đối tượng.

Trẻ thực hiện thao tác đo các đối tượng khác nhau như sau: - Đo chiều dài của cái bàn bằng que tính.

- Đo chiều cao của giá đựng đồ chơi bằng đoạn dây. - Đo chiều rộng của cửa ra vào bằng gang tay.

* Bài 2: Đo thể lỏng

Trẻ thực hiện thao tác đong nước với các dụng cụ: - Đong nước trong xô bằng bát.

- Đong nước trong bình bằng cốc. * Bài 3: Đong thể hột hạt - Đong gạo đầy vào bình bằng muôi. - Đong hạt đỗ bằng chén.

- Đong cát bằng cốc.

* Bài 4: Vận dụng kỹ năng đo lường vào các tình huống do giáo viên đề ra - Chia một đoạn dây dài thành nhiều đoạn nhỏ để làm nơ.

- So sánh chiều dài và chiều rộng của lớp học.

- Làm thế nào để biết chiếc tủ có kê vừa vào một góc của phòng học?

- Làm thế nào để so sánh chiều dài của 2 sợi dây: sợi dây đang cuộn tròn và sợi dây để thẳng?

Mỗi bài tập được chúng tôi đánh giá theo 5 tiêu chí trên, mỗi tiêu chí trẻ thực hiện đúng được 1 điểm. Như vậy điểm tối đa của mỗi bài tập là 5 điểm.

Tổng điểm tối đa của 4 bài tập là 20 điểm, tối thiểu là 0 điểm. Dựa vào kết quả điểm của mỗi trẻ, chúng tôi tiến hành phân loại mức độ hình thành kỹ năng đo lường của trẻ 5 - 6 tuổi thành 4 mức độ như sau:

Mức độ 1:Rất cao 18 - 20 điểm Mức độ 2: Cao 14 - 17 điểm

Mức độ 3: Trung bình 10 - 13 điểm. Mức độ 4: Thấp dưới 10 điểm.

Bảng 1.2. Thực trạng mức độ hình thành kỹ năng đo lường của trẻ 5 - 6 tuổi

Số trẻ

Mức độ hình thành kỹ năng đo lường của trẻ Rất cao Cao Trung bình Thấp SL % SL % SL % SL % 50 8 16 11 22 15 30 16 32 Số trẻ quan sát là 50 cháu lớp Mẫu giáo 5 tuổi A1 và 5 tuổi A2 Trường Mầm non Phong Châu – TX. Phú Thọ

Theo số liệu ở bảng 1.2 chúng tôi nhận thấy: biểu hiện của việc nắm kỹ năng đo lường của trẻ 5 - 6 tuổi là chưa cao. Do đó, chúng tôi nhận thấy rằng cần nghiên cứu áp dụng một số biện pháp thích hợp hơn nữa để việc hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi đạt hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn của một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi kỹ năng đo lường, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

- Việc hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi là rất quan trọng và cần thiết, nó có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển khả năng nhận thức của trẻ. Việc dạy trẻ phép đo lường có tác dụng phát triển sự tri giác kích thước các vật của trẻ, giúp trẻ xác định kích thước của vật ngày càng chính xác hơn. Trong quá trình học đo lường, trẻ học được cách phân biệt đối tượng đo, vật làm thước đo, chiều cần đo và kết quả đo, ước lượng kích thước các vật, biểu tượng về số lượng và các mối quan hệ giữa các con số của trẻ được củng cố...

- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi, chúng tôi nhận thấy rằng: kỹ năng đo lường là năng lực thực hiện có kết quả hành động xác định độ lớn của đại lượng bằng các đơn vị đo không chuẩn. Kỹ năng đo lường của trẻ được hình thành theo các giai đoạn từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, và chúng được hình thành trong quá trình hoạt động của trẻ dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Quá trình hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ mẫu giáo gắn liền với quá trình phát triển và phát huy tính tích cực của trẻ.

- Kết quả nghiên cứu thực trạng việc hình thành đo kỹ năng lường cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non hiện nay đã có sự quan tâm của ngành Giáo dục Mầm non, Ban giám hiệu và giáo viên các trường mầm non. Việc hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ và tạo cơ hội cho trẻ được thực hành còn rất ít, cho nên số lượng trẻ có kỹ năng đo lường ở mức độ cao là chưa nhiều.

- Để việc hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi có hiệu quả hơn thì cần xây dựng một số biện pháp mà trong đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa các

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 28 - 37)