Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 41)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5-6 tuổi

2.2.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch cho nội dung hình thành kỹ năng đo lường

Lập kế hoạch là tổ hợp các biện pháp mà giáo viên sử dụng, lựa chọn và phân bố theo một trình tự hoạt động của cô và trẻ trong một khoảng thời gian nhất định nhằm tổ chức các hoạt động giúp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ.

Lập kế hoạch là khâu đầu tiên không thể thiếu được. Nó giúp giáo viên định hướng, chủ động hơn trong việc tổ chức dạy trẻ kỹ năng đo lường nhằm đạt được mục đích đã đề ra.

Khi lập kế hoạc giáo viên cần chú ý những điểm sau:

+ Dự tính thời gian cho mỗi kế hoạch: kế hoạch ngắn hạn, dài hạn.

+ Đảm bảo các yêu cầu như tính mục đích, tính định hướng, tính phát triển, tính toàn vẹn và tính thực tiễn.

+ Xác định rõ mục đích của hoạt động để lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học cho phù hợp.

Ví dụ: Với hoạt động dạy kiến thức, kỹ năng mới thì cô có thể sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp làm mẫu hoặc sử dụng trò chơi học tập.

Với hoạt động vui chơi thì sử dụng các phương pháp như: tạo tình huống có vấn đề, sử dụng yếu tố thi đua…

+ Xác định mục đích (loại) hoạt động là gì? Hình thành biểu tượng mới hay củng cố, rèn luyện những biểu tượng đã có.

+ Nắm được cấu trúc của hoạt động

Với hoạt động học tập có chủ đích và trong hoạt động vui chơi giáo viên cần lập kế hoạch cho từng bước sau:

- Ổn định tổ chức: Tạo hứng thú, thu hút trẻ vào hoạt động. - Tiến hành hoạt động: Triển khai theo giáo án.

- Kết thúc hoạt động: Nhận xét, đánh giá chung.

+ Nắm được trình tự tổ chức các hoạt động hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ

- Hoạt động 1: Ôn kiến thức, kỹ năng cũ - cơ sở cho kiến thức mới - Hoạt động 2: Học kiến thức mới.

- Hoạt động 3: Củng cố kiến thức, kỹ năng đã học.

- Hoạt động 4: Ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào các hoạt động khác + Phải chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phù hợp với hoạt động và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp.

+ Lồng ghép nội dung phù hợp chủ điểm.

+ Đảm bảo vai trò là chủ thể của trẻ, và vai trò dẫn dắt của cô trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi.

Tuỳ thuộc vào mục đích giáo dục, nội dung giáo dục mà có kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày. Trong các kế hoạch tổ chức dạy trẻ kỹ năng đo lường thì kế hoạch tổ chức hoạt động trong từng thời điểm phải mang tính cụ thể và được sử dụng nhiều nhất.

Cấu trúc của một kế hoạch giáo dục gồm:

• Mục đích, yêu cầu: Đây là mục tiêu mà giáo viên đặt ra cho cả cô và trẻ khi tổ chức dạy trẻ kỹ năng đo lường

• Nội dung chính: Là nội dung nhận thức của trẻ trong quá trình hoạt động. • Hình thức tổ chức: Theo cá nhân, theo nhóm hoặc tập thể

• Phương pháp, biện pháp hướng dẫn: Là cách thức hoạt động của cô và trẻ. • Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu: Của cả cô và trẻ.

• Đánh giá kết quả hoạt động của trẻ.

• Khi lập kế hoạch, giáo viên phải dự tính hoạt động nào trên tiết học, nhiệm vụ nào ngoài tiết học và sử dụng những kiến thức nào để tổ chức dạy trẻ kỹ năng đo lường có hiệu quả. Sau đó lựa chọn, sắp xếp chúng theo một hệ thống hợp lý, trên cơ sở mức độ phức tạp của nhiệm vụ nhận thức.

Khi tiến hành lập kế hoạch triển khai nội dung hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi, giáo viên cần dựa trên cơ sở các giai đoạn hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ. Các bước tiến hành như sau:

Nội dung hoạt động Thời gian tiến hành Nhiệm vụ nhận thức của hoạt động

Biện pháp của cô

Nhận thức về mục đích của hoạt động đo lường Ngoài tiết học Toán, tiến hành mọi lúc, mọi nơi qua quan sát các tình huống trong cuộc sống hàng ngày, qua các trò chơi Trẻ nhận thức được mục đích, đối tượng, cách thức và điều kiện của hành động đo lường

Giáo viên gợi ý cho trẻ được quan sát. Qua hệ thống câu hỏi hướng tới việc giúp trẻ nhận thức được mục đích của hoạt động đo lường Hình thành kỹ năng đo lường sơ đẳng Trong tiết học toán với cả lớp Trẻ được rèn luyện thao tác đo, biết khái quát kết quả đo để hình thành kỹ năng đo lường sơ đẳng.

Dùng hành động mẫu kết hợp với lời giảng giải để dạy trẻ thao tác đo lường

Hình thành kỹ năng đo lường chung - Thực hiện trên tiết học toán. - Thực hiện ngoài tiết học thông qua

Từng trẻ biết vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng

Cô giao nhiệm vụ đo lường cho trẻ, gợi ý cho trẻ khi trẻ gặp khó khăn. Cô

các trò chơi, các tình huống do giáo viên đưa ra

đo lường đã có để thực hành luyện tập các bài tập đo đa dạng để kỹ năng đo lường thành thục hơn. làm cổ động viên cho các nhóm trẻ. Vận dụng kỹ năng

đo lường vào các hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống

Thực hiện ngoài tiết học toán, như: trò chơi, trong hoạt động tạo hình, thể dục...với các tình huống do giáo viên đưa ra Trẻ biết áp dụng những kiến thức, kỹ năng đo lường vào các điều kiện khác nhau trong cuộc sống với tốc độ nhanh và độ chính xác cao hơn

Giáo viên đưa ra nhiệm vụ,đưa ra tình huống có vấn đề cho trẻ, gợi ý cho trẻ, động viên, khuyến khích trẻ.

2.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng hành động mẫu kết hợp lời giảng giải

Để hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ, ở giai đoạn hình thành kỹ năng đo lường sơ đẳng cho trẻ, biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất chính là biện pháp sử dụng hành động trực quan và lời giảng giải. Để thực hiện tốt biện pháp này, yêu cầu người giáo viên cần phải tiến hành trên cơ sở nắm vững các biện pháp sử dụng trực quan, dùng lời và có sự phối hợp một cách linh hoạt nhằm hình thành biểu tượng về thao tác đo cho trẻ một cách dễ dàng.

Trong quá trình hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ (dù là trên hoạt động chung hay trong các hoạt động khác), giáo viên với tư cách là người tổ chức,

hướng dẫn, điều khiển, định hướng cho trẻ, cho nên cần có sự kết hợp các biện pháp trực quan như: Cho trẻ quan sát cô làm mẫu với đồ dùng trực quan có dấu hiệu đặc trưng về kích thước, màu sắc, vị trí sắp đặt….Và để giúp trẻ hiểu được những biểu tượng này một cách sâu sắc, giáo viên cần kết hợp với việc sử dụng biện pháp dùng lời giảng giải.

Cách tiến hành:

Lựa chọn phương pháp, biện pháp tổ chức cho phù hợp:

Giáo viên cần lựa chọn kỹ các biện pháp sẽ sử dụng để hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ sao cho phù hợp với loại hoạt động, với nội dung của hoạt động. Ví dụ: Với hoạt động chung là dạy trẻ thao tác đo độ dài của đối tượng, giáo viên nên lựa chọn biện pháp làm mẫu trực tiếp và dùng lời giảng giải là cần thiết, trẻ quan sát. Nhưng với hoạt động cho trẻ đo các đối tượng khác nhau, lúc này trẻ đã nắm được thao tác đo, do đó giáo viên có thể sử dụng biện pháp thực hành, dùng lời, chỉ sử dụng biện pháp trực quan làm mẫu khi cần thiết.

Chú ý:

• Lời nói của giáo viên phải chính xác, cụ thể, rõ ràng, có sức lôi cuốn trẻ chú ý vào thao tác đo lường của cô.

• Hành động đo mẫu của cô phải dễ nhìn, đơn giản, chính xác để trẻ dễ quan sát, dễ hình dung.

2.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường sử dụng trò chơi học tập

Đặc trưng của quá trình dạy trẻ mầm non là sự kết hợp giữa các yếu tố dạy học và vui chơi. Nổi bật lên trong các trò chơi đó là mối quan hệ vui vẻ, thoải mái những người chơi, thể hiện những cảm xúc của con người do trò chơi mang lại. Mặt khác, nó còn thể hiện một thái độ nghiêm túc trước yêu cầu giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi học tập ở mức độ hoạt động trí tuệ cao.

Trò chơi học tập có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ và dạy học cho trẻ. Trò chơi học tập không chỉ đơn giản là sự giải trí.Bởi vì trò chơi học

tập đòi hỏi sự hoạt động trí tuệ rất phức tạp, vì vậy mà nó tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục trí tuệ.

Mặt khác, trò chơi học tập còn góp phần thúc đẩy tất cả các mặt nhân cách của trẻ, nó giáo dục trẻ tính tập thể, phát triển tính độc lập, khả năng luyện tập, ý chí, năng lực đánh giá và tự đáng giá, tạo nên những cảm xúc chân thành ở trẻ mầm non

Trò chơi học tập có cấu trúc rõ ràng, bền vững, nó bao gồm: Ý đồ chơi, thao tác chơi, luật chơi, thao tác chơi, và nội dung nhận thức. Trong quá trình giáo dục, trò chơi học tập có những vị trí khác nhau, khi thì nó đóng vai trò là một biện pháp dạy học cho trẻ, khi thì nó lại thực hiện chức năng như một bài luyện tập, hoặc như một hoạt động vui chơi độc lập của trẻ, hoặc như một hình thức dạy học khi toàn bộ tiết học lồng ghép trong trò chơi.

Trong quá trình hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi cần tăng cường sử dụng trò chơi học tập nhằm tạo cho trẻ có nhiều cơ hội được hoạt động, được ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đo lường vừa học. Bằng con đường sưu tầm, lựa chọn hoặc tự thiết kế, giáo viên có thể làm phong phú thêm lượng trò chơi học tập, giúp giáo viên có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn và sử dụng trò chơi học tập phù hợp với nội dung dạy trẻ kỹ năng đo lường.

* Khi lựa chọn trò chơi học tập, cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Trò chơi phải phù hợp với mức độ nắm kiến thức, kỹ năng , kỹ xảo của trẻ 5 - 6 tuổi. Nội dung học tập của trẻ phải định hướng lên vùng phát triển gần nhất của trẻ.

- Trò chơi học tập được sử dụng phải hướng cho trẻ tới việc luyện tập trí tuệ thực sự và tạo ra nhiều cơ hội để trẻ được vận dụng kỹ năng đo lường vào hoàn cảnh khác nhau.

- Trò chơi học tập cần đa dạng, hấp dẫn, dễ nhớ, dễ hiểu đối với trẻ, đảm bảo cho trẻ được vui chơi tự do, tự nguyện. Trong các trò chơi này, cần có sự

kết hợp cả hai yếu tố: nhận thức và hài hước, vui nhộn để kích thích trẻ hứng thú, tích cực và sáng tạo khi chơi.

- Các điều kiện về cơ sở vật chất để tiến hành trò chơi phải phù hợp với điều kiện giáo dục của từng địa phương, từng trường.

* Cách tiến hành:

- Xây dựng ngân hàng trò chơi học tập nhằm hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ đáp ứng được những yêu cầu trên, giáo viên mầm non cần:

+ Đọc các tài liệu có liên quan đến sự phát triển tâm lý nói chung và sự hình thành kỹ năng đo lường của trẻ nói riêng để nắm được những quy luật phát triển tâm lý cũng như nguồn gốc phát sinh kỹ năng đo lường của trẻ lứa tuổi này.

+ Đọc các tài liệu có liên quan đến trò chơi học tập để nắm được đặc điểm, cấu trúc của nó, vai trò của trò chơi học tập như một phương tiện và phương pháp cần thiết trong quá trình hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi. + Tìm hiểu và nắm các trò chơi học tập có trong các “Chương trình hướng dẫn chăm sóc- giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi “, các tài liệu tham khảo trên các tạp chí giáo dục, tuyển tập các trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ, hoặc tìm kiếm trên Internet với những trang Web liên quan đến mầm non.

+ Tham khảo các trò chơi học tập của các đồng nghiệp…..

+ Nghiên cứu để nắm được cách thiết kế các trò chơi học tập hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ mới

- Lập kế hoạch sử dụng trò chơi, gồm:

+Xác định mục đích, yêu cầu của trò chơi. Xây dựng môi trường chơi phù hợp với nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng đo lường và phù hợp với khả năng nắm phép đo lường của trẻ.

+Xác định số lượng trẻ, hình thức tiến hành trò chơi với trẻ, dự tính khoảng thời gian thuận lợi để tổ chức cho trẻ chơi, dự tính sự phân bố thời gian cho từng trò chơi sao cho phù hợp.

+ Dự tính và chuẩn bị các phương tiện để tổ chức trò chơi như địa điểm, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với trò chơi.

+ Xác định vị trí của mình trong trò chơi và phương pháp, biện pháp tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi.

+ Phân nhóm trẻ chơi linh hoạt, phù hợp với đặc thù của trò choi: chơi cá nhân hay chơi theo nhóm, hay tập thế, cả lớp.

+ Xây dựng môi trường chơi thích hợp:

+ Môi trường vật chất là việc lựa chọn, sắp xếp vật liệu, đồ dùng, đồ chơi cho các trò chơi của trẻ.

+ Môi trường xã hội là mối quan hệ giữa cô và trẻ và giữa các trẻ với nhau. + Tổ chức, hướng dẫn trò chơi học tập nhằm hình thành kỹ năng đo lường

cho trẻ.

Trò chơi học tập được tổ chức hướng dẫn tốt sẽ tạo điều kiện cho trẻ được luyện tập thao tác đong, đo một cách nhẹ nhàng, vui vẻ, thoải mái mà hiệu quả giáo dục lại được nâng cao hơn.

2.2.4. Biện pháp 4: Luyện tập với các bài tập đo đa dạng

Luyện tập không chỉ góp phần vào việc giúp trẻ nắm vững và củng cố các biểu tượng, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách đầy đủ và biết áp dụng chúng vào những điều kiện khác nhau, mà còn hoàn thiện quá trình tâm lý, một thành phần của hoạt động trí tuệ. Sự tập trung chú ý, quan sát có mục đích, quá trình so sánh, sự nhanh trí, hoạt động phân tích tổng hợp và hoạt động tưởng tượng, đồng thời qua đó năng lực nhận thức của trẻ cũng phát triển.

Sau khi đã hình thành cho trẻ những kiến thức về phép đo lường đơn giản, giáo viên cần tiến hành cho trẻ được luyện tập. Việc sử dụng hệ thống bài tập trên

tiết học có tác dụng rất lớn trong việc củng cố và mở rộng kiến thức, kỹ năng đo lường, không những thế, việc luyện tập còn giúp phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của trẻ. Bản chất của bài tập luyện tập là trong các tình huống đưa ra bao giờ cũng có dữ kiện đã biết và chưa biết. Từ những dữ kiện đó yêu cầu trẻ phải tìm cách giải quyến để tìm ra được kết quả. Vì vậy, sau khi dạy trẻ những kiến thức và kỹ năng đo lường, giáo viên thường tổ chức cho trẻ thực hành kỹ năng đo lường qua hệ thống bài tập luyện tập với mức độ phức tạp được tăng dần.

Khi giáo viên tổ chức cho trẻ thực hành luyện tập đo nhằm giúp trẻ nắm những kiến thức, kỹ năng trong quá trình đo độ dài các đối tượng khác nhau, giáo viên cần sử dụng các bài luyện tập đa dạng như:

+ Bài tập đo các đối tượng có kích thước bằng nhau bằng cùng một thước đo nhằm giúp trẻ nhận thấy các đối tượng này có cùng một kết quả đo.

+ Bài tập đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng cùng một thước đo nhằm giúp trẻ nhận thấy các đối tượng này có kết quả đo khác nhau, vật nào có kích thước lớn hơn sẽ có số đo lớn hơn.

+ Bài tập đo độ dài của cùng một đối tượng bằng các thước đo độ dài khác

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 41)