Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non và mục đích

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 37 - 39)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non và mục đích

2.1. Những nguyên tắc định hướng cho việc xây dựng một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi

2.1.1. Góp phần thực hiện mục tiêu Giáo dục mầm non và mục đích hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi kỹ năng đo lường cho trẻ 5 - 6 tuổi

Nghị quyết 55 của Bộ Giáo Dục đã quay định rõ mục tiêu, kế hoạch đào tạo Nhà trẻ - Mẫu giáo (mục tiêu ngành Giáo dục Mầm non) như sau:

Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà, cân đối.

Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ người gần gũi xung quanh (bố, mẹ, bạn bè, cô giáo), thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên.

Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh.

Thông minh, ham hiểu biết, thích thú khám phá, tìm tòi, có một số khả năng sơ đẳng (quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, suy luận…) cần thiết để vào trường phổ thông, yêu thích đi học.

Như vậy, mục tiêu của Giáo dục Mầm non là làm cho trẻ thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi thế giới xung quanh và có một số kỹ năng sơ đẳng, cần thiết để vào học phổ thông.

Trong từng lứa tuổi nhất định, ngành Giáo dục Mầm non đã xây dựng mục tiêu cụ thể cho mỗi độ tuổi nhất định. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, phải phát triển năm chỉ tiêu về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ.

Nội dung hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng là một trong những nội dung của chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non, và nội dung này được phối hợp với các nội dung giáo dục khác góp phần thực hiện các mục tiêu nêu trên.

Việc làm quen trẻ với kích thước và dạy trẻ biện pháp đo lường đơn giản là một trong những nhiệm vụ giáo dục cảm giác và giáo dục trí tuệ cho trẻ. Sự hình thành những yếu tố của hoạt động đo đạc đơn giản ở trẻ mầm non sẽ tạo cơ sở cho sự hình thành những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống lao động sau này của trẻ. Mặt khác, khi sử dụng các thước đo ước lệ trẻ sẽ xác định và nhận biết được một số tính chất của các vật, khi lựa chọn các thước đo trẻ cần nắm được đặc điểm của các vật để chọn cho phù hợp, vì vậy sự nhận biết đặc điểm cũng giống như đặc trưng số lượng của chúng ở trẻ càng được đầy đủ.

Không những thế, việc trẻ nắm biện pháp đo lường đơn giản còn góp phần hoàn thiện khả năng đánh giá kích thước bằng mắt của trẻ, và có ảnh hưởng tới sự xuất hiện những yêu tố của hoạt động học tập. Trẻ học được cách nắm được mục đích của hoạt động, tuân theo luật, nắm được tính chất và trình tự diễn ra các thao tác, biết giải quyết nhiệm vụ thực tiễn và học tập một cách đồng đều. Việc học đo còn dạy trẻ thực hiện nhiệm vụ được giao một cách chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hình thành kỹ năng đo lường cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 37 - 39)